Bài 2: Đua ghe ngo trang 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo


Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc. Đọc và trả lời câu hỏi. Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào. Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo. Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua. Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua. Nói 1- 2 câu về lễ hội em biết.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung

 

Bài đọc miêu tả một cuộc đua ghe ngo. Tinh thần thể thao của những vận động viên và sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả khiến cuộc đua diễn ra vô cùng náo nhiệt, sôi động.  

 

Phần I

 Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.

Phương pháp giải:

Em quan sát bức tranh và chia sẻ với bạn:

- Bức tranh vẽ về lễ hội gì?

- Mọi người trong bức tranh đang làm gì?

Lời giải chi tiết:

Bức tranh đang vẽ một lễ hội đua thuyền. Mọi người trong tranh đang cố hết sức chèo thuyền để tranh đua với nhau. 

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi

Đua ghe ngo

Vào rằm tháng Mười âm lịch, người Khmer ở Nam Bộ tổ chức đua ghe ngo. Gần trưa, bờ sông đông nghịt người. Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua. Mỗi đội có khoảng năm mươi thanh niên ngồi trên chiếc ghe ngo trang trí hoa văn sặc sỡ. Tiếng trống, tiếng phong la,... rộn rã.

Một hồi Còi vang lên báo hiệu lệnh xuất phát Theo nhịp lệnh của người chỉ huy, các thành viên đội đua đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích. Tiếng cổ vũ, tiếng reo hò cùng náo nhiệt mỗi khi có đội bứt phá về đích.

Hội đua ghe kết thúc trong cảnh trao giải và lễ bế mạc tưng bừng. Đội trưởng các đội xiết chặt tay nhau, hẹn gặp lại ở cuộc đua năm sau.

Lê Hải

(:)

• Ghe ngo: thuyền đua truyền thống của người Khmer

• Rằm: ngày thứ mười lăm trong tháng âm lịch. 

• Âm lịch: lịch tính thời gian theo sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. 

• Khmer (Khơ-me): một dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam. 

• Phòng la: nhạc cụ bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói. 

• Bứt phá: vượt hẳn lên, cách xa so với mức thông thường.

Câu 1

Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn đầu tiên để biết hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào. 

Lời giải chi tiết:

Hội đua ghe ngo diễn ra vào rằm tháng Mười âm lịch. 

Câu 2

Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất và tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo.

Lời giải chi tiết:

Gần trưa, bờ sông đông nghịt người. Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua. Mỗi đội có khoảng năm mươi thanh niên ngồi trên chiếc ghe ngo trang trí hoa văn sặc sỡ. Tiếng trống, tiếng phong la,... rộn rã. 

Câu 3

Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và tìm những từ ngữ nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua. 

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua: đồng loạt, mạnh mẽ, bứt phá về đích. 

Câu 4

Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối bài và suy nghĩ trả lời theo ý kiến riêng của em. 

Lời giải chi tiết:

Em thấy rằng các đội đua chia tay trong sự luyến tiếc, qua cuộc chơi giúp cho họ thêm gần nhau và đoàn kết hơn. 

Câu 5

Nói 1- 2 câu về lễ hội em biết.

Phương pháp giải:

Em hãy nói về môn học mình yêu thích theo những gợi ý sau:

- Tên lễ hội đó là gì, được tổ chức khi nào?

- Mọi người làm gì trong lễ hội đó?

Lời giải chi tiết:

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em, dưới sông năm con thuyền với các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo tiến về đích. 


Bình chọn:
4.6 trên 19 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay