Bài 4: Tiếng đàn trang 36, 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Chia sẻ về một âm thanh em thích. Đọc và trả lời câu hỏi. Thuỷ làm những gì trước khi vào phòng thi. Tiếng đàn của Thuỷ được tả bằng hình ảnh nào. Tìm câu văn cho thấy Thuỷ rất tập trung khi kéo đàn. Khung cảnh bên ngoài gian phòng có gì đẹp. Theo em, bức tranh thiên nhiên đẹp hơn nhờ điều gì. Vì sao. Tìm 1- 2 từ ngữ miêu tả.
Nội dung
Bài đọc miêu tả tiếng đàn trong trẻo, êm dịu, nhẹ nhàng của Thủy. |
Phần I
Chia sẻ về một âm thanh em thích. |
Phương pháp giải:
Em hãy chọn một âm thanh mình thích (Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng chim hót, tiếng nước chảy....) và chia sẻ về âm thanh ấy theo gợi ý:
- Âm thanh ấy là gì?
- Âm thanh ấy phát ra như thế nào?
- Âm thanh ấy gợi cho em cảm xúc gì?
Lời giải chi tiết:
Em từng nghe thấy tiếng hát của mẹ. Tiếng hát nghe thật dịu dàng và ấm áp. Tiếng hát của mẹ giúp em cảm thấy thật vui vẻ và thoải mái biết bao.
Em nghe thấy tiếng chim hót mỗi buổi sáng. Tiếng chim hót líu lo líu lo làm bừng cả một buổi sớm mai. Mỗi lần nghe tiếng chim hót em lại cảm thấy thật vui thích và tràn đầy năng lượng.
Phần II
Đọc và trả lời câu hỏi
Tiếng đàn
Thuỷ nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ảnh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em năng đàn đặt lên vai. Khi ốc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gặp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
(:)
• Lên dây: chỉnh dây đàn cho đúng chuẩn.
• Ắc sê: cải cần có căng dây để kéo đàn vi ô lông.
• Dân chài: người làm nghề đánh cá.
Câu 1
Thuỷ làm những gì trước khi vào phòng thi? |
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên để biết Thuỷ làm những gì trước khi vào phòng thi.
Lời giải chi tiết:
Thuỷ nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
Câu 2
Tiếng đàn của Thuỷ được tả bằng hình ảnh nào? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để biết tiếng đàn của Thuỷ được tả bằng hình ảnh nào.
Lời giải chi tiết:
Tiếng đàn của Thủy được miêu tả: âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian.
Câu 3
Tìm câu văn cho thấy Thuỷ rất tập trung khi kéo đàn. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu văn cho thấy Thuỷ rất tập trung khi kéo đàn.
Lời giải chi tiết:
Câu văn: Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
Câu 4
Khung cảnh bên ngoài gian phòng có gì đẹp? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết khung cảnh bên ngoài gian phòng có gì đẹp.
Lời giải chi tiết:
Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gặp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
Câu 5
Theo em, bức tranh thiên nhiên đẹp hơn nhờ điều gì? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.
Lời giải chi tiết:
Theo em, bức tranh thiên nhiên đẹp hơn nhờ có tiếng đàn của Thủy. Vì nhờ tiếng đàn trong veo đó đánh thức cảnh vật thiên nhiên, làm cho mọi hoạt động trở nên sinh động và đầy sức sống.
Câu 6
Tìm 1- 2 từ ngữ miêu tả: a. Tiếng đàn M: trong trẻo b. Tiếng hát M: ngọt ngào c. Tiếng gió thổi M; rì rào d. Tiếng nước chảy M; róc rách. |
Phương pháp giải:
Em hãy tìm 1 -2 từ ngữ miêu tả các nội dung trên.
Lời giải chi tiết:
a. Tiếng đàn
M: Trong trẻo, du dương, trầm bổng, êm ái...
b. Tiếng hát
M: Ngọt ngào, ngân nga, lảnh lót, trong veo,...
c. Tiếng gió thổi
M: Rì rào, xì xào, lao xao, ù ù, vi vu...
d. Tiếng nước chảy
M: Róc rách, rì rào, rành rạch, ầm ầm, ào ào
- Bài 4: Nghe - kể Thi nhạc trang 38 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Luyện tập viết về tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình trang 39 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập câu khiến trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nghe - viết: Sắc màu trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo