Bài 4: Nghe - kể Thi nhạc trang 38 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Nghe kể chuyện. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh. Kể lại toàn bộ câu chuyện. Đóng vai để nói lời đáp của các học trò khi nghe lời dặn dò của thầy giáo Vàng Anh.
Câu 1
Nghe kể chuyện. |
Lời giải chi tiết:
Em hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Thi nhạc”.
Thi nhạc
1. Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm toàn lực dạy dỗ, thầy giáo Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông yêu quý. Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày bản giao hưởng “Mùa hạ”. Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi ô lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông...
2. Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bình minh” đầy hứng khởi. “Tờ réc... tờ re... te te”. Dế Mèn khỏa khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng “Mùa thu”. Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Nàng Họa Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng “Mùa xuân”. Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...
3. Cuối cùng là phần tình diễn của Vịt với tác phẩm “Ao nhà”. Phong cách biểu diên lôi cuốn làm mọi người hào hứng vỗ tay nhịp theo “Quạc quạc... quạc quạc!”. Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.
4. Hội thị kết thúc, thầy giáo Vàng Anh đứng lên, xúc động nói:
- Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.
Theo Nguyễn Phan Hách
Câu 2
Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh. |
Phương pháp giải:
Em hãy nhớ lại câu chuyện “Thi nhạc” đã nghe cô đọc cùng với các bức tranh và từ ngữ gợi ý để kể lại nội dung chính của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Thi nhạc
Nguyễn Phan Hách
1. Thầy giáo vàng anh tổ chức Hội thi nhạc
2. Mỗi học trò của thầy là một giọng hát đặc trưng riêng
3. Tiết mục cuối cùng của Vịt
4. Kết thúc cuộc thi , ông đứng dậy vẻ nghiêm trang. Căn phòng hồi hộp im lặng. Hoạ Mi nhìn Dế Mèn; Ve sầu, Vịt nhìn Gà Trống. Mắt Giáo sư dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan.
– Các con ! – Giọng giáo sư cất lên cảm động – Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con. Cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai, các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.
Tác phẩm của các con mỗi người một vẻ, nhưng ta thích nhất là các con đều có bản lĩnh nghệ thuật. Các con đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai cóp nhặt ai, bắt chước ai.
Câu 3
Kể lại toàn bộ câu chuyện. |
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào từng đoạn truyện ở câu 2 để kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Thi nhạc
1. Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm toàn lực dạy dỗ, thầy giáo Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông yêu quý. Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày bản giao hưởng “Mùa hạ”. Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi ô lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông...
2. Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bình minh” đầy hứng khởi. “Tờ réc... tờ re... te te”. Dế Mèn khỏa khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng “Mùa thu”. Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Nàng Họa Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng “Mùa xuân”. Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...
3. Cuối cùng là phần tình diễn của Vịt với tác phẩm “Ao nhà”. Phong cách biểu diên lôi cuốn làm mọi người hào hứng vỗ tay nhịp theo “Quạc quạc... quạc quạc!”. Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.
4. Hội thị kết thúc, thầy giáo Vàng Anh đứng lên, xúc động nói:
- Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo.
Theo Nguyễn Phan Hách
Câu 4
Đóng vai để nói lời đáp của các học trò khi nghe lời dặn dò của thầy giáo Vàng Anh. |
Phương pháp giải:
Em hãy tưởng tượng mình là học trò của thầy giáo Vàng Anh, em nói lời đáp của các học trò khi nghe lời dặn dò của thầy.
Lời giải chi tiết:
Chúng em cảm ơn thầy ạ! Chúng em sẽ luôn ghi nhớ lời dặn dò của thầy.
- Bài 4: Luyện tập viết về tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình trang 39 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Tiếng đàn trang 36, 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập câu khiến trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nghe - viết: Sắc màu trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo