
Câu 1
Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: a. Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên b. Những sự vật do con người tạo ra |
Phương pháp giải:
Em đọc hai nhóm sự vật trên và xếp các từ ngữ trên vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên: bầu trời, biển cả, mưa nắng, muôn thú, mặt đất, sông suối, chim chóc
b. Những sự vật do con người tạo ra: nhà cửa, đường sá, xe cộ
Câu 2
Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở thẻ màu hồng: |
Phương pháp giải:
Em đọc từng sự vật ở cột thẻ màu hồng để ghép với đặc điểm của sự vật đó ở thẻ màu xanh sao cho tạp thành cụm từ đúng nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Mây trời - bồng bềnh
Đồi núi - trập trùng
Ánh nắng - chói chang
Dòng sông - trong vắt
Đất đai - màu mỡ
Câu 3
Đặt 1 - 2 câu nói về về đẹp của: a. Bầu trời b. Núi rừng c. Chim chóc ![]()
|
Phương pháp giải:
Em sử dụng các từ ngữ miêu tả đặc điểm để đặt câu miêu tả về các sự vật trên.
Lời giải chi tiết:
a. Bầu trời:
Bầu trời hôm nay thật đẹp với những đám mây trôi bồng bềnh.
Bầu trời trong xanh và cao vời vợi.
b. Núi rừng
Núi rừng trập trùng và bát ngát.
Núi rừng xanh thẳm một màu xanh hùng vĩ.
c. Chim chóc:
Trong vườn, chim chóc hót liu lo.
Chim chóc reo vang giọng hót của mình để gọi mùa xuân về.
Vận dụng
Câu 1: Thi đọc các bài vè, đồng dao về thiên nhiên. ![]() |
Phương pháp giải:
Em đọc to, rõ ràng, thể hiện cảm xúc vui tươi.
Lời giải chi tiết:
Em thi đọc cùng các bạn.
Câu 2
Nói 1 - 2 câu nêu cảm nghĩ của em về bài vừa đọc. |
Phương pháp giải:
Em nêu cảm xúc và suy nghĩ của em qua bài vè, đồng dao về: nội dung, từ ngữ hay, từ dùng hay,...
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Sau khi đọc bài đồng dao “Hạt mưa hạt móc” em thấy bài đồng dao thật vui và thú vị. Đọc xong bài đồng dao, em thấy các từ ngữ trong bài dùng rất hay và độc đáo và em muốn đọc thêm thật nhiều bài đồng dao nữa.
Chia sẻ về màu sắc của mây trời theo gợi ý. Những đám mây ngũ sắc xuất hiện thời gian nào. Ở đâu. Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc. Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời. Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động. Đặt một tên khác cho bài đọc. Tưởng tượng đặt tên cho đám mây em thích. Chia sẻ về tên em đặt ở bài tập 2.
Đọc lại truyện Giọt sương và cho biết. Em thích nhân vật nào trong câu chuyện. Em thích điều gì ở nhân vật đó. Tưởng tượng, nói về dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện Giọt sương.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Tìm ý cho đoạn văn tả một đổ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý. Nói 1 - 2 câu: Giới thiệu đồ vật. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật. Giải ô chữ sau.
Viết từ: Ý Yên. Viết câu: Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát. Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non.
Trao đổi với bạn những điều em biết về. Giọt sương được tả như thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó. Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương. Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương. Người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên. Em thích nhân vật nào trong bài. Em thích nhân vật nào trong bài. Vì sao. Đọc một bài thơ về cây cối hoặc con vật.
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: