
Câu 1
Xem tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện. Bông lúa Theo Truyện dân gian U-crai-na ![]() ![]() |
Phương pháp giải:
Em hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Bông lúa” cùng với các bức tranh và từ ngữ gợi ý để kể lại nội dung chính của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
1. Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống. Một hôm Gà Trống thấy một bông lúa mì .
2. Gà Trống đập bông lúa mì ra.
3. Hai chú chuột nghĩ cần đi xay bột
4. Gà Trống đi xay bột, làm bánh, nướng bánh.
5. Hai chú chuột nhận được bài học về sự lười biếng từ Gà trống, hai chú lúng túng bỏ đi. Gà Trống không giữ. Vì không nên mời kẻ lười biếng ăn bánh.
Câu 2
Kể lại toàn bộ câu chuyện. |
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào từng đoạn truyện ở câu 1 để kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Bông lúa
Theo truyện dân gian U-crai- na
1. Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống.
Một hôm Gà Trống quét sân thấy một bông lúa mì rơi trên mặt đất.
– Crúc ơi, Véc ơi! Gà Trống gọi – Hãy xem đây, mình tìm được cái này!
2. Hai chú chuột cùng chạy lại nói:
– Đem đập đi!
– Nhưng ai đập? – Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi. – Một con chuột nói.
– Cũng không phải tôi! – Con chuột kia cũng nói.
– Được, tôi sẽ đập! – Gà Trông bắt tay vào việc luôn. Đập xong lúa, Gà Trống gọi:
– Crúc ơi, Véc ơi! Hãy xem đây, mình đập được biết bao nhiêu hạt!
3. Hai chú chuột chạy đến, cùng bảo:
– Bây giờ mang hạt đến cối xay bột đi!
4. – Nhưng ai sẽ mang đi? Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi, cũng không phải tôi! – Hai chú chuột cùng nói.
– Được, tôi sẽ mang đi – Gà Trống vác túi lúa trên vài và đến cối xay bột.
Hai con chuột lại nhảy nhót vui vẻ. Gà Trống trở về, cất tiếng gọi:
– Lại đây Crúc ! Lại đây Véc! Mình đã đem bột về đây!
Hai chú chuột vội reo:
– A! Anh Gà Trống, anh giỏi quá! Bây giờ phải nhà bột, đưa bột vào lò nướng thành bánh.
– Ai sẽ đưa bột vào lò? – Gà Trống hỏi.
Gà Trống bắt đầu nhào bột, mang củi đến và nhóm lò. Lò vừa cháy, gà đưa bột vào lò. Hai con chuột lại nhảy múa reo hò. Bánh chín, Gà Trống kéo ra, đặt lên bàn. Hai chú chuột vội chạy ngay đến, chẳng cần ai mời.
Một lần nữa, hai chú chuột lại nói:
– Không phải tôi!
– Cũng không phải tôi!
5. – Ồ! Đói quá! Crúc kêu lên.
– Mình thèm quá! – Véc cũng kêu lên.
Thế là hai chú chuột ngồi ngay vào bàn. Gà Trống nói:
– Đợi chút nào! Các bạn hãy nói cho biết, ai tìm ra bông lúa?
– Anh chứ ai – Cả hai cùng nói.
– Thế ai đập lúa? – Gà Trống hỏi.
– Anh đập lúa – Cả hai chuột lí nhỉ trả lời.
– Ai mang bột đến cối xay?
– Cũng lại anh – Hai con trả lời giọng càng nhỏ hơn.
– Ai nhào bột? Ai mang củi? Ai nhóm lò? Ai nướng bánh?
– Anh làm tất cả! Anh làm tất cả!
– Thế các bạn làm gì?
Biết trả lời thế nào? Crúc và Véc lúng túng, đi ra khỏi bàn. Gà Trống không giữ. Vì không nên mời kẻ lười biếng ăn bánh.
Nói về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuột lại một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường. Trao đổi với bạn những điều em thích ở bài viết của bạn. Chia sẻ với bạn về một bức tranh thiên nhiên. Nói 1 - 2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh.
Nói về cảnh đẹp trong bức tranh của bài đọc. Đọc và trả lời câu hỏi. Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào. Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì. Vì sao. Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp. Chi tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi. Em thích cảnh đẹp nào được tả trong bài. Vì sao. Nói câu thể hiện cảm xúc của em trước một cảnh đẹp thiên nhiên.
Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau. Chọn các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau phù hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau. Đặt 1 - 2 câu kể có sử dụng cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau. Giải ô chữ sau. Nói 1- 2 câu về con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.
Nhớ - viết: Một mái nhà chung (bốn khổ thơ đầu). Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi chỗ trống. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi.
Nói về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm. Đọc và trả lời câu hỏi. Mái nhà của mỗi con vật dưới đây có đặc điểm gì. Nhà của các bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp. Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là gì. Em cảm thấy thế nào khi được sống dưới mái nhà chung. Đọc một bài thơ về thiên nhiên.
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: