Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo


Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. Đọc và thực hiện các yêu cầu. Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây. Hai anh em bạn nhỏ định chơi trò chơi gì. Cỏ gà mọc ở đâu. Nghe - viết. Thực hiện một trong các đề bài dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Câu 1:

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thành bài văn, bài thơ trên và trả lời câu hỏi cuối bài. 

Lời giải chi tiết:

HS tự luyện đọc thành tiếng.

Kiến đền ơn

Những chi tiết cho thấy chú chim nhỏ và đàn kiến đã giúp nhau thoát nạn:

Sau trận mưa bão, một đàn kiến bị sa vào vũng nước. Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến. Ngày tháng trôi qua, chú chim nhỏ vẫn sống trong tổ trên cành sơn trà đầy gai. Chú không nhớ việc mình cứu đàn kiến. Một hôm có con mèo rừng mò tới tổ chim. Bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà. Mèo hốt hoảng bỏ chạy

Bạn người đi biển:

Người đi biển cảm thấy lòng cháy bừng hi vọng khi có những cánh hải âu làm bạn.

Mặt trời xanh của tôi

Tác giả gọi cọ là mặt trời xanh vì:  lá cọ xoè những cánh nhỏ dài trông xa như “mặt trời” đang toả chiếu những “tia nắng xanh”, điều đó thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương. 

Lá bàng

  • Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. 

  • Lá bàng mùa đông đỏ như đồng

Câu 2

Đọc và thực hiện các yêu cầu

Những người bạn nhỏ

1. Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi trò chơi đá gà. Vạt đất quanh giếng đá luôn ẩm ướt nên cỏ dại tốt tươi quanh năm. Có lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam, thỉnh thoảng chen vào một cây hoa mào gà đỏ tía. Cỏ gà mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau. 

2. Trong khi tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà thật dài, thật khoẻ, hái được cả nắm, thì Tường chưa hái được cộng nào. Nó ngồi lom khom một chỗ, săm soi cái gì đó trong tay. Tôi ngạc nhiên:

- Sao không hái cỏ gà đi? 

- Anh xem này! 

- Tường xoay người về phía tôi, chìa tay ra. 

Thấy gương mặt rạng ngời của nó, tôi hỏi: 

- Dế lửa hả? 

- Không.

Tôi lại gần, cúi xuống nhìn: một con cuốn chiếu đang nằm co trong lòng bàn tay Tường. Nó lấy ngón tay khều khều, thích thú ngắm con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.

3. Cái cảnh Tường hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu, tôi không lạ. Vì với chúng tôi, không chỉ vật nuôi như trâu, bò, chó, mèo, bồ câu mà cả côn trùng như chuồn chuồn, ve ve cũng là bầu bạn. Chúng tôi có những người bạn nhỏ rất dễ thương là dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu,... Thế là, quên chơi trò chơi đá gà, tôi cùng Tường vui đùa với người bạn nhỏ xíu trăm chân. 

Theo Nguyễn Nhật Ánh

Cuốn chiếu: động vật nhỏ có nhiều đôi chân, thân tròn có thể cuộn lại được.

Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Hai anh em bạn nhỏ định chơi trò chơi gì?

- Hái cỏ

- Đá gà

- Hái rau

b. Cỏ gà mọc ở đâu?

Mọc lẫn với rau sam

- Mọc lẫn với hoa mào gà 

- Mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau

c. Vì sao bạn nhỏ không ngạc nhiên khi thấy em trai hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu?

- Vì bạn nhỏ rất yêu thương em trai, muốn thấy em trai vui vẻ.

- Vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.

- Vì cuốn chiếu là một con vật chỉ nhỏ bé như cúi cúc áo.

d. Vì sao bạn nhỏ và em trai quên mất việc hái cỏ gà để chơi?

- Vì tìm thấy cả cỏ lá gừng và cỏ xuyến chỉ

- Vì tìm thấy rau dền, rau sam lẫn trong đám cỏ

- Vì còn mải chơi với con cuốn chiếu

e. Trong câu “Hai anh em tôi đi hái cỏ gà.”, từ ngữ nào trả lời câu hỏi Làm gì?

- Đi hái cỏ gà

- Hói cỏ gà

- Tôi đi hái cỏ gà

g. Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

- Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chỉ mọc lẫn với rau dền, rau sam.

- Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.

- Tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gò dai và khoẻ nhất để hái.

h. Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em về hai anh em Tường.

i. Vì sao anh em Tường gọi con cuốn chiếu là "người bạn nhỏ xíu trăm chân”?
k. Đặt tên khác cho câu chuyện.

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

a. Hai anh em bạn nhỏ định chơi đá gà.

b. Cỏ gà mọc ở chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau

c. Vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.

d. Vì còn mải chơi với con cuốn chiếu

e. Đi hái cỏ gà
g. Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
h. Hai anh em tường thật hồn nhiên và đáng yêu làm sao!
i. Anh em Tường gọi con cuốn chiếu là "người bạn nhỏ xíu trăm chân" Vì con cuốn chiếu có nhỏ bé và có rất nhiều chân.
k. Người bạn nhỏ trăm chân

Người bạn thời thơ ấu

Phần II

Câu 1:

Nghe - viết:

 

Lời giải chi tiết:

Em nghe và viết đoạn thơ được yêu cầu vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng

- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm… 

- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút. 

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.

Câu 2

Thực hiện một trong các đề bài dưới đây: 

a. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật Tường trong truyện Những người bạn nhỏ.

b. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vột trong câu chuyện đã học ở lớp 3.

c. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.

 

Phương pháp giải:

a. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật Tường trong truyện Những người bạn nhỏ.

Em viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc với nhân vật Tường dựa vào gợi ý:

- Giới thiệu về nhân vật Tường

- Đặc điểm lời nói, hành động của nhân vật

- Cảm nhận của em về nhân vật

b. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:

-  Đó là nhân vật nào?

- Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy?

- Bài học hoặc lời khuyên em muốn dành cho nhân vật là gì?

c. 

Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp dựa vào gợi ý:

a. Đó là việc gì?

b. Việc đó diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

c. Có những di tham gì?

d. Công việc diễn ra thế nào?

e. Kết quả ra sao?

g. Cảm xúc của em hoặc các bạn khi tham gia việc đó?

Lời giải chi tiết:

a.

Em ấn tượng với nhân vật Tường trong truyện “Những người bạn nhỏ”. Tường là cậu bé ngây thơ, đầy tình thương mà cũng vô cùng đáng yêu. Tường rất yêu thiên nhiên, bạn ấy coi những vật nuôi như trâu, bò, chó, mèo, bồ câu mà cả côn trùng như chuồn chuồn, ve ve cũng là bầu bạn. Bạn ấy có những người bạn nhỏ rất dễ thương là dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu,... Thế là, bạn cùng em của mình thường vui đùa với người bạn nhỏ xíu ấy. Em cảm thấy yêu quý bạn Tường vì sự đáng yêu, ngây thơ và tâm hồn yêu thiên nhiên của bạn. Em mong sao mình cũng có một người bạn như Tường.

b.

Câu chuyện Cóc kiện trời dẫn dắt ta vào một tình huống thú vị. Không ngờ con cóc bé nhỏ, xấu xí vẫn thơ thẩn ở bờ bụi hay dưới gầm giường lại có chí lớn và tài giỏi đến vậy. Các con vật ở trần gian hồi ấy đều bị nạn hạn hán, khát khô cả họng. Nhưng khác với các con vật nằm chờ chết, Cóc quyết tâm một mình lên thiên đình kiện Trời. Hành động dũng cảm của Cóc được nhiều con vật khác xin theo, nhờ đó đội quân mạnh hẳn lên. Tuy đội quân có cả loài mạnh như Gấu và Cọp, tinh ranh như Cáo, nhưng chỉ huy vẫn thuộc về Cóc. Vì chỉ có Cóc mới đủ quyết tâm, lòng dũng cảm và trí thông minh. Cách bố trí quân của Cóc đã thể hiện cách dùng binh khôn ngoan: biết tận dụng thế mạnh của mỗi loài. Cua vốn ở dưới nước nên phục trong chum nước, Ong biết bay nên nấp sau cánh cửa. Cáo, Gấu, Cọp là những con vật to lớn nên nấp hai bên cửa chờ lệnh. Khi giao chiến, Cóc điều quân thật hợp lí. Nếu Trời dùng đối thủ “trên cơ” để trị quân của Cóc thì Cóc lại dùng đối thủ “trên cơ” của Trời: Gà mổ Cóc thì Cáo ra bắt Gà ; Chó bắt Cáo thì Gấu trị Chó. Cứ thế, quân của Trời luôn bị động. Nhưng đến lượt Thần Sét xông ra cực kì nguy hiểm cho quân của Cóc, vì Thần Sét có sức mạnh ghê gớm, nếu đánh tay đôi sẽ không ai địch nổi. Chỉ có đánh đòn phối hợp, đẩy Thiên Lôi vào thế hoàn toàn bị động thì mới có cơ thắng. Và Cóc đã sử dụng đòn phối hợp của cả Ong, Cua và Cọp. Cóc và các con vật ở hạ giới tiêu biểu cho chính nghĩa, tình đoàn kết, mưu trí và lòng dũng cảm. Trời phải nhượng bộ trên thế thua và từ đó hễ Cóc nghiến răng, tức là nhắc nhở (hoặc coi là ra lệnh cũng được) là Trời phải làm mưa. Nó phản ánh cuộc đấu tranh chống nạn hạn hán thật quyết liệt của người xưa.

c.

Trong một buổi ngoại khóa của trường, chúng em được học và hướng dẫn cách bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ thường ngày. Em đã có dịp chia sẻ với các bạn của mình và thầy cô về câu chuyện của mình về việc bảo vệ môi trường. Vào một buổi sáng sớm, thức dậy, ra ngoài đường tập thể dục em bỗng nhìn thấy nhiều đống lá và giấy rác bay lung tung khắp đường làm cho cảnh quan của khu xóm trông xấu đi. Em và các bạn đã lên kế hoạch, quét dọn đường làng. Công việc ban đầu có chút vất vả vì có ít thành viên. Dần dần, nhiều người tham gia, cùng phụ giúp. Không lâu sau, con đường đã trở lại vẻ đẹp ban đầu. Người dân trong làng cảm thấy hạnh phúc khi thấy đường làng luôn sạch đẹp. Em rất vui khi góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường. Em cũng tự hào về bản thân vì đã làm được một việc tốt và em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, cùng các bạn của mình làm những điều ý nghĩa hơn giúp môi trường của chúng ta ngày càng xanh-sạch-đẹp.


Bình chọn:
4.6 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 3 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.