Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga trang 116, 117 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Nói về cảnh đẹp trong bức tranh của bài đọc. Đọc và trả lời câu hỏi. Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào. Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì. Vì sao. Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp. Chi tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi. Em thích cảnh đẹp nào được tả trong bài. Vì sao. Nói câu thể hiện cảm xúc của em trước một cảnh đẹp thiên nhiên.
Nội dung
Khung cảnh tuyệt đẹp khi đi tàu trên sông Von-ga và cảm xúc, suy nghĩ của hai bà cháu. |
Phần I
Nói về cảnh đẹp trong bức tranh của bài đọc. |
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát tranh và nói theo gợi ý:
- Bức tranh vẽ gì?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Bức tranh gợi cho em cảm xúc gì?
Lời giải chi tiết:
Bức tranh vẽ cảnh dòng sông vào lúc hoàng hôn. Khi mặt trời bắt đầu lặn, một màu đỏ cam bao trùm lên bức tranh ấy, cả bầu trời chuyển màu đỏ và cây cối cũng vậy. Con thuyền như cũng nhuốm màu hoàng hôn. Bức tranh gợi cảm giác thật êm đềm.
Phần II
Đọc và trả lời câu hỏi
Đi tàu trên sông Von-ga
Tôi còn nhớ rất rõ những ngày thu vô cùng đẹp đẽ ấy.
Suốt từ sáng đến tối, tôi với bà tôi đứng trên boong tàu. Dưới bầu trời trong sáng, đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vàng óng như hai dải lụa. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh sẫm. Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc sà lan xám trông giống như con bọ đất.
Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bềnh trên mặt nước.
- Cháu nhìn xem, đẹp chưa kìa! - Chốc chốc bà tôi lại nhắc lại, nét mặt bà rạng rỡ, đôi mắt rưng rưng vì vui sướng... .
Mác-xim Go-rơ-ki, Trần Khuyến, Cẩm Tiêu dịch
(:)
• Sông Von-ga (Volga): con sông lớn nhất nước Nga.
• Sà lan: một phương tiện vận chuyển hàng hoá trên sông, có đáng bằng, thành thấp.
Câu 1
Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào? |
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên để biết tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào.
Lời giải chi tiết:
Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa thu.
Câu 2
Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì và vì sao.
Lời giải chi tiết:
Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với hai dải lụạ. Vì đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vòng óng.
Câu 3
Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp.
Lời giải chi tiết:
Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 rất đẹp bởi:
Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đổi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bềnh trên mặt nước.
Câu 4
Chi tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn cuối để tìm chi tiết cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi:
Chốc chốc bà tôi lại nhắc lại, nét mặt bà rạng rỡ, đôi mặt rưng rưng vì vui sướng...
Câu 5
Em thích cảnh đẹp nào được tả trong bài? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
Em thích cảnh đẹp "Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh”. Hình ảnh này khiến cho các thành phố và làng mạc trở nên lộng lẫy và bắt mắt, phong cảnh rất nên thơ, hữu tình.
Câu 6
Nói câu thể hiện cảm xúc của em trước một cảnh đẹp thiên nhiên. |
Phương pháp giải:
Khi bắt gặp cảnh thiên nhiên đẹp trước mắt, em sẽ nói gì?
Lời giải chi tiết:
Ôi khung cảnh này mới đẹp làm sao!
- Bài 4: Xem - kể Bông lúa trang 118 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Thuật lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập từ có nghĩa trái ngược nhau trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nhớ - viết: Một mái nhà chung trang 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Một mái nhà chung trang 112 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo