Bài 5: Cóc kiện trời trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Quan sát tranh của bài đọc và cho biết. Tranh vẽ những con vật nào. Đoán xem chuyện gì xảy ra với mỗi con vật. Đọc và trả lời câu hỏi. Các con vật xin theo cóc đi đâu. Vì sao. Cóc làm gì trước khi đánh trống. Thuật lại cuộc chiến đấu giữa hai bên. Theo em, vì sao Trời phải thay đổi thái độ. Truyện giúp em hiểu thêm điều gì. Đọc một bài văn về thiên nhiên.
Nội dung
Bài đọc kể về hành trình lên kiện Trời của Cóc. Lý giải hiện tượng vì sao hễ Cóc nghiến răng là trời mưa. |
Nội dung
Quan sát tranh của bài đọc và cho biết: Tranh vẽ những con vật nào? Đoán xem chuyện gì xảy ra với mỗi con vật. |
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tranh vẽ những con vật: cua, cóc, ong
Các con vật lên thiên đình kiện ông trời.
Phần I
Đọc và trả lời câu hỏi
Cóc kiện Trời
1. Ngày xưa, có một năm trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối trụi trợ, chim muông khát khô.
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên định kiện Trời. Dọc đường, gặp cua, gấu, cọp, ong, cào. Tất cả đều xin đi theo.
2. Đến cửa Nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, cóc bảo:
- Anh cua bò vào chum nước này, cô ong đợi sau cánh cửa. Còn chị cáo, anh gấu, anh cọp thì nấp hai bên.
Sắp đặt xong, cóc lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy cóc dám náo động thiên định, Trời nổi giận, sai gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, cáo nhảy xổ tới, cắn cổ gà tha đi. Trời sai chó bắt cáo. Chó mới ra tới cửa đã bị gấu quật ngã. Trời sai Thần Sét trị gấu. Thần Sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị ong bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị cọp vồ.
3. Trời đành mời các vào. Cóc tâu:
- Muôn tâu Thượng để! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề có mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời dịu giọng:
- Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống! Lại còn dặn thêm:
- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta!
4. Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng. Từ đó, hễ cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
Truyện cổ Việt Nam
Phần II
Các con vật xin theo cóc đi đâu? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất để biết các con vật xin theo cóc đi đâu và vì sao.
Lời giải chi tiết:
Các con vật xin theo cóc đi lên thiên đình kiện trời. Vì một năm trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối trụi trơ, chim muông khát khô.
Câu 1
Cóc làm gì trước khi đánh trống? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết Cóc làm gì trước khi đánh trống.
Lời giải chi tiết:
Cóc trước khi đánh trống: sắp đặt vị trí cho những người bạn đi cùng mình "Anh cua bò vào chum nước này, cô ong đợi sau cánh cửa. Còn chị cáo, anh gấu, anh cọp thì nấp hai bên."
Câu 2
Thuật lại cuộc chiến đấu giữa hai bên. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai sau đó tự kể lại cuộc chiến.
Lời giải chi tiết:
Sắp đặt xong, cóc lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy cóc dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, cáo nhảy xổ tới, cắn cổ gà tha đi. Trời sai chó bắt cáo. Chó mới ra tới cửa đã bị gấu quật ngã. Trời sai Thần Sét trị gấu. Thần Sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị ong bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị cọp vồ.
Câu 3
Theo em, vì sao Trời phải thay đổi thái độ? |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
Theo em, Trời phải thay đổi thái độ vì ông biết không thể nào thắng được cóc và những người bạn đi cùng cóc.
Câu 4
Truyện giúp em hiểu thêm điều gì? |
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
Truyện giúp em hiểu thêm rằng: phải biết đoàn kết với nhau, và với tấm lòng chính nghĩa chúng ta sẽ thắng tất cả
Câu 5
Đọc một bài văn về thiên nhiên: a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích. b. Chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về cảnh thiên nhiên được nhắc đến trong bài văn. |
Phương pháp giải:
a. Em hãy tìm và đọc một bài văn về thiên nhiên và viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài văn
Tác giả
Tên cảnh vật
Đặc điểm
Màu sắc
Âm thanh
Lời giải chi tiết:
a. Em có thể tham khảo bài văn sau:
Cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ của Việt Nam
Vịnh Hạ Long là di sản tự nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía Tây Vịnh Bắc Bộ. Vùng Di sản được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông).
Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên thế giới. (Ảnh minh họa)
Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp diễm lệ, hoành tráng của biển đảo mà còn là một bảo tàng địa chất khổng lồ, nơi ngưng đọng những dấu tích quan trọng của quá trình hình thành, vận động, phát triển của địa hình vỏ trái đất khu vực này.
Cách đây tròn 20 năm, ngày 2/12/2000, Vịnh Hạ Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo.
Theo Báo Kinh tế môi trường
Tên bài văn: Cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ của Việt Nam
Tên tác giả: Theo Báo Kinh tế môi trường
Tên cảnh vật: Vịnh Hạ Long
Đặc điểm: Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp diễm lệ, hoành tráng của biển đảo mà còn là một bảo tàng địa chất khổng lồ, nơi ngưng đọng những dấu tích quan trọng của quá trình hình thành, vận động, phát triển của địa hình vỏ trái đất khu vực này.
Màu Sắc: màu xanh của biển đảo
Vịnh Hạ Long là nơi phải đến một lần trong đời. Tạp chí The Travel vừa chọn 10 địa điểm ở châu Á phải đến một lần trong đời, trong đó vịnh Hạ Long xếp thứ hai. Đây là niềm tự hào của Việt Nam khi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Vịnh Hạ Long có khoảng 3.000 đảo đá vôi lớn nhỏ với đủ hình thù nằm rải rác, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ và khác biệt với phần còn lại của thế giới. Du khách đến vịnh nên đi du thuyền để trải nghiệm trọn vẹn nhất.
- Bài 5: Nghe - viết: Vời vợi Ba Vì trang 122 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 5: Luyện tập trang 123 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Bồ câu hiếu khách trang 124, 125 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Đọc - kể Cóc kiện trời trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo