Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào?>
Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền diễn ra như thế nào ?
Đề bài
Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk trang 82 để trả lời.
Lời giải chi tiết
* Xây dựng chính quyền Xô viết:
- Thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.
- Thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích cũ của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.
- Thành lập các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.
- Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.
- Tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao.
⟹ Những việc làm ở trên của Chính quyền Xô viết đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân.
* Bảo vệ Chính quyền Xô viết:
- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng đã mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết còn non trẻ.
- Từ năm 1919, Chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến với nội dung: nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi),…
- Vừa chiến đấu vừa xây dựng, Hồng quân và nhân dân Xô viết đã từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng phản cách mạng. Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.
Loigiaihay.com
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Lập bảng thống kê các sự kiện chính của cách mạng tháng Mười.
- Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
- Tại sao Giôn Rit lại đặt tên cho cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”?
- Vì sao nhân dân Xô – Viết bảo vệ được thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX