Bài 3: Mùa thu của em trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Giải các câu đố sau. Kể tên một vài hoạt động diễn ra vào dịp tết Trung thu. Tìm từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu trong hai khổ thơ đầu. Ở khổ thơ thứ ba, mùa thu của bạn nhỏ có gì vui? Hai dòng thơ cuối bài muốn nói điều gì? Mùa thu của em có những gì đáng nhớ? Học thuộc lòng hai khổ thơ em thích. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Nội dung
Bài thơ là những suy nghĩ, cảm nhận của bạn nhỏ về mùa thu. |
Phần I
Giải các câu đố sau: Hằng đêm quen ở trên trời Vui Trung thu bạn rước tôi đi cùng? (Là gì?) Hoa gì tươi thắm sắc vàng Cánh dài bung nở rộn ràng vào thu? (Là hoa gì?) |
Phương pháp giải:
Em đọc các câu đố trên và suy nghĩ xem đó là gì.
Gợi ý:
Câu đố thứ nhất liên quan tới một đồ vật thường được dùng để rước đèn trong dịp Tết Trung thu.
Câu đố thứ hai liên quan đến một loại hoa màu vàng thường nở vào mùa thu.
Lời giải chi tiết:
Câu đố thứ nhất: Đèn ông sao
Câu đố thứ hai: hoa cúc
Câu 2
Kể tên một vài hoạt động diễn ra vào dịp tết Trung thu. |
Phương pháp giải:
Vào dịp tết Trung thu, em thấy thường có những hoạt động gì?
Lời giải chi tiết:
Rước đèn, phá cỗ, múa lân,, làm đồ chơi Trung Thu, làm bánh trung thu, hát trống quân, ngắm trăng,…
Phần II
Bài đọc:
Mùa thu của em Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em Là xanh cốm mới Mùi hương như gợi Từ màu lá sen.
Mùa thu của em Rước đèn họp bạn Hội rằm tháng Tám Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen Bạn thấy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu. Quang Huy
|
Câu 1
Tìm từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu trong hai khổ thơ đầu. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai khổ thơ đầu và tìm những từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu được nhắc tới.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ tả nhiều màu sắc của mùa thu như: sắc vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới.
Câu 2
Ở khổ thơ thứ ba, mùa thu của bạn nhỏ có gì vui? |
Phương pháp giải:
Em đọc hai khổ thơ thứ ba để xem bạn nhỏ đã làm những điều gì trong mùa thu khiến bạn cảm thấy vui.
Lời giải chi tiết:
Mùa thu của bạn nhỏ có niềm vui đó là: bạn nhỏ được rước đèn họp bạn trong ngày hội rằm tháng Tám.
Câu 3
Hai dòng thơ cuối bài muốn nói điều gì? |
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng thơ cuối bài và suy nghĩ xem tác giả muốn nói lên điều gì qua hai dòng thơ, em chú ý từ “vở mới” và câu “Em vào mùa thu”.
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ cuối bài thể hiện rằng bạn nhỏ đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình. Mùa thu đã mang đến cho bạn nhỏ niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.
Câu 4
Mùa thu của em có những gì đáng nhớ? |
Phương pháp giải:
Em hãy suy nghĩ xem, vào mùa thu, em có những điều gì hay những hoạt động gì đáng nhớ.
Lời giải chi tiết:
Đối với em, mùa thu là một mùa đặc biệt trong năm. Mùa thu là mùa học trò chúng em được tựu trường gặp lại thầy cô, bạn bè sau những tháng hè xa cách. Mùa thu còn là mùa em được mẹ mua cho đèn lồng, đèn ông sao để vui rước đèn cùng các bạn trong ngày tết Trung thu. Đó là những khoảnh khắc tuổi thơ vui nhất và đáng nhớ nhất của em.
Câu 5
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính. b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em. |
Phương pháp giải:
a. Em hãy tìm và đọc một bài bài đọc về trường học, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài văn, tác giả, đoạn văn em thích, câu văn hay, hình ảnh đẹp,…
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Lời giải chi tiết:
a.
Em có thể tham khảo một số bài văn sau:
Bài văn 1:
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(theo Phong Thu)
Tên bài văn: Người thầy cũ
Tên tác giả: Phong Thu
Đoạn văn em thích: đoạn 3
Câu văn hay: Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.
Hình ảnh đẹp: Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học.
Bài đọc 2:
Ngôi trường mới
Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Ngô Quân Miện
Tên bài đọc: Ngôi trường mới
Tác giả: Ngô Quân Miện
Đoạn văn em thích: đoạn 2
Câu văn hay: Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Hình ảnh đẹp: Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong
b.
Bài tham khảo 1:
Em đã từng đọc bài văn “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Đoạn văn em thích là đoạn 3. Câu văn hay trong bài đó là sau khi bố Dũng ra về “Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.” Hình ảnh đẹp trong bài là hình ảnh Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Đoạn văn em thích là đoạn 2. Câu văn hay trong bài đó là “Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu”. Hình ảnh đẹp trong bài là hình ảnh ngôi trường khi nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
- Bài 3: Nghe - viết: Cậu học sinh mới trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập về từ chỉ sự vật, đặc điểm trang 34, 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Hoa cỏ sân trường trang 36, 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Đọc - kể Cậu học sinh mới trang 38 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Điền thông tin vào tờ khai in sẵn trang 39 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo