Bài 3: Luyện tập về từ có nghĩa giống nhau. Dấu gạch ngang trang 112, 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Xếp các từ ngữ sau thành các cặp có nghĩa giống nhau. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. Viết vào vở câu hỏi, câu trả lời phù hợp với mỗi chỗ trống. Viết từ ngữ chỉ sở thích của em. Tìm các bạn có cùng sở thích với em. Nói 2 - 3 câu về sở thích của cả nhóm.
Câu 1
Xếp các từ ngữ sau thành các cặp có nghĩa giống nhau: |
Phương pháp giải:
Em đọc các từ trên và ghép thành các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau là:
bé tí - nhỏ xíu
chăm chỉ - chịu khó
hiền lành - hiền hậu
học tập - học hành
to lớn - khổng lồ
yêu thương - yêu quý
Câu 2
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Đôi bạn Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, búp bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi: - Ai hát đấy? Có tiếng trả lời: - Tôi hát đây. Tôi là dế mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Búp bê nói: - Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. Theo Nguyễn Kiên a. Tìm những câu có dấu gạch ngang. b. Dấu gạch ngang trong các câu tìm được dùng để làm gì? |
Phương pháp giải:
a. Em quan sát bài đọc và tìm những câu có dấu gạch ngang.
b. Em suy nghĩ xem dấu gạch ngang trong các câu tìm được dùng để làm gì dựa trên ba gợi ý và chọn một trong ba ý đã cho.
Lời giải chi tiết:
a. Những câu có dấu gạch ngang:
- Ai hát đấy?
- Tôi hát đấy. Tôi là dế mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.
b. Dấu gạch ngang trong cóc câu tìm được dùng để làm gì?
Đánh dẫu chỗ bắt đầu lời nói nhân vật.
Câu 3
Viết vào vở câu hỏi, câu trả lời phù hợp với mỗi chỗ trống: a. Vừa thấy em, Minh nói to: - Cậu đi đâu đấy? Em đáp: * b. Thấy quyển truyện tranh trên giá, Minh hỏi: * Em trả lời: * |
Phương pháp giải:
Em hãy viết các câu hỏi và câu trả lời thay và mỗi chỗ trống sao cho phù hợp với ý nghĩa của đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
a. Vừa thấy em, Minh nói to:
- Cậu đi đâu đấy?
Em đáp:
- Tớ đi qua nhà My để trả bạn ấy cuốn sách.
b. Thấy quyển truyện tranh trên giá, Minh hỏi:
- Cậu cho tớ mượn quyển truyện này được không?
Em trả lời:
- Được chứ, cậu lấy đọc đi.
Vận dụng
Viết từ ngữ chỉ sở thích của em. |
Phương pháp giải:
Em hãy viết ra từ chỉ sở thích của em bằng một từ ngữ.
Lời giải chi tiết:
Đam mê, yêu thích, thích.
Câu 2
Tìm các bạn có cùng sở thích với em. |
Phương pháp giải:
Em hãy hỏi các bạn trong nhóm, trong lớp và tìm các bạn có cùng sở thích với em.
Lời giải chi tiết:
HS tự tìm.
Câu 3
Nói 2 - 3 câu về sở thích của cả nhóm. |
Phương pháp giải:
Em dựa trên sở thích của bản thân, sở thích của các bạn trong nhóm đã tìm hiểu ở câu 2 để nói 2 - 3 câu về sở thích của cả nhóm.
Lời giải chi tiết:
Nhóm em có chung một sở thích đó là đọc sách. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em cùng ngồi dưới gốc cây đọc những cuốn sách mình thích. Tuy nhiên, mỗi bạn lại có một sở thích riêng, có bạn thích đá bóng, có bạn đam mê vẽ tranh, có bạn lại thích trồng cây,…
- Bài 4: Hai người bạn trang 114 ,115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Nghe - kể: Những người bạn trang 116 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Luyện tập viết thư cho bạn bè trang 117 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nhớ - viết: Đôi bạn trang 112 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Đôi bạn trang 110, 111 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo