Bài 1: Mở rộng vốn từ Trường học trang 26, 27 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bông hoa. Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. Đặt 1-2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2 nói về cảm xúc của em hoặc bạn khi tham gia các hoạt động ở trường. Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? vào các câu ở bài tập 3. Đọc hai bài đồng dao sau. Cùng các bạn chơi một trò chơi trong bài đồng dao
Câu 1
Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bông hoa. |
Phương pháp giải:
Em quan sát các bức tranh và tìm những từ ngữ chỉ những nội dung trên.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Giờ ra chơi
- Tranh 2: Giờ học
- Tranh 3: Giờ đọc sách
- Tranh 4: Giờ chào cờ
- Tranh 5: Giờ thể dục
- Tranh 6: Giờ tan trường
Câu 2
Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. M: hào hứng |
Phương pháp giải:
Khi tham gia các hoạt động, em và bạn thường cảm thấy thế nào?
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh khi tham gia các hoạt động: tự hào, vui vẻ, thích thú,…
Câu 3
Đặt 1-2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2 nói về cảm xúc của em hoặc bạn khi tham gia các hoạt động ở trường. M: Chúng em hào hứng tham gia trò chơi ô ăn quan. |
Phương pháp giải:
Sử dụng các từ ngữ em đã tìm được ở câu 3, đặt một câu nói về cảm cúc của em hoặc các bạn khi tham gia các hoạt động ở trường.
Lời giải chi tiết:
- Chúng em thích thú đọc sách.
- Chúng em tự hào hát Quốc ca.
Câu 4
Thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? vào các câu ở bài tập 3. M: Giờ ra chơi, chúng em hào hứng tham gia trò chơi ô ăn quan. |
Phương pháp giải:
Với các câu em đã đặt ở câu 3. Hãy thêm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? theo các gợi ý sau:
- Khi nào các em thích thú đọc sách?
- Khi nào các em cảm thấy tự hào hát quốc ca?
Lời giải chi tiết:
- Vào giờ đọc sách, chúng em thích thú đọc những cuốn sách hay.
- Giờ chào cờ, chúng em tự hào hát bài quốc ca.
Vận dụng
Đọc hai bài đồng dao sau: Cùng các bạn chơi một trò chơi trong bài đồng dao. |
Lời giải chi tiết:
Em hãy đọc hai bài đồng dao và chơi cùng các bạn.
- Bài 2: Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí trang 28, 29 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 2: Họp nhóm, tổ trang 30 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 2: Viết thông báo trang 30, 31 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 1: Ôn chữ hoa N, M trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Bài 1: Cậu học sinh mới trang 24, 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo