Một số vật liệu KHTN 6 Kết nối tri thức>
Lý thuyết Một số vật liệu KHTN 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Bài 12: Một số vật liệu
I. Vật liệu
- Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu.
Các vật liệu được tạo nên từ một hay nhiều chất.
Ví dụ: Dây đồng được tạo nên từ đồng; Thép được tạo nên từ sắt và carbon;…
II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu
- Mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau
=> Nên dựa vào tính chất để lựa chọn vật liệu cho vật dụng mong muốn
VD: Nồi nấu bằng kim loại (dẫn nhiệt tốt) có quai cầm bằng gỗ (vật dẫn nhiệt kém) để không bị bỏng khi cầm
1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu
+ Dẫn điện tốt: kim loại,
+ Dẫn điện kém: nhựa, gỗ…
2. Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
+ Dẫn nhiệt tốt: kim loại
+ Dẫn nhiệt kém: gốm, cao su…
- Ngoài ra các vật liệu còn có những tính chất khác
1. Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.
Ví dụ: Để làm dây dẫn điện, người ta sử dụng kim loại đồng, vì đồng dẫn điện tốt...
2. Vật liệu bằng nhựa và thủy tinh không dẫn diện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ.
Ví dụ: Vì nhựa không dẫn điện, dẫn nhiệt nên được dùng làm quai cho các nồi nấu bằng kim loại…
3. Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng và ít bị ăn mòn.
Ví dụ: Sử dụng cao su để làm lốp xe…
4. Vật liệu bằng gốm, sứ không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
Ví dụ: Khả năng dẫn nhiệt kém nên gốm, sứ được dùng làm bát, đĩa…
5. Vật liệu bằng gỗ bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình nhưng dễ cháy, có thể bị mối mọt.
Ví dụ: Dùng gỗ làm nhà, khung cửa, bàn, ghế…
III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình
Là học sinh, các em cần:
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm,… nên thay bằng đồ thủy tinh.
- Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao.
- Hạn chế cho trẻ em chơi đồ nhựa vì chúng thường được chế tạo từ nhựa tái chế với nhiều hóa chất độc hại.
- Không nên để các đồ bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Tái sử dụng vật liệu với mục đích khác hoặc thu gom để tái chế.
- Hạn chế rác thải, phân loại khi bỏ đi.
- Sử dụng vật liệu xanh: gạch không nung; vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng;…
Sơ đồ tư duy: Một số vật liệu
- Trả lời mở đầu trang 42 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi mục I trang 42 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời hoạt động mục II trang 43 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi mục II trang 44 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi mục III trang 45 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức
- Steam - Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Kết nối tri thức
- Steam - Bàn tay lửa KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi 3 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức
- Steam - Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Kết nối tri thức
- Steam - Bàn tay lửa KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi 3 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 2 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống