Đề thi học kì 2 Hóa 11 - Đề số 4
Đề bài
Câu nào đúng nhất trong các câu sau đây ?
-
A.
Benzen là một hiđrocacbon mạch nhánh.
-
B.
Benzen là một hiđrocacbon no.
-
C.
Benzen là một dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
D.
Benzen là một hiđrocacbon thơm.
Phản ứng của metan với clo thuộc loại phản ứng nào: CH4 + Cl2 \(\overset{a/s}{\rightarrow}\) CH3Cl + HCl
-
A.
Phản ứng thế.
-
B.
Phản ứng cộng.
-
C.
Phản ứng tách.
-
D.
Phản ứng trùng hợp.
Công thức phân tử của ancol không no có 2 liên kết π, mạch hở, 3 chức là
-
A.
CnH2n-2O3
-
B.
CnH2n-3mO3m
-
C.
CnH2n-3O3
-
D.
CnH2n-6O3
Axit X có công thức tổng quát là CnH2n – 2O4 thuộc loại axit nào sau đây:
-
A.
no , đơn chức
-
B.
không no, đa chức
-
C.
no, mạch hở và 2 chức
-
D.
không no, đơn chức
CTPT nào sau đây không thể là anđehit?
-
A.
C4H8O
-
B.
C3H4O2
-
C.
C2H6O2
-
D.
CH2O
Ancol metylic (CH3OH) không thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
-
A.
CH3Cl
-
B.
HCHO
-
C.
CH3 -COO-CH3
-
D.
HCOOH
Cho các chất : CaC2 (1), CH3CHO (2), CH3COOH (3), C2H2 (4). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
-
A.
1 → 4 → 2 → 3
-
B.
4 → 1 → 2 → 3.
-
C.
1 → 2 → 4 → 3.
-
D.
2 → 1 → 4 → 3.
Cho phản ứng: \({C_2}{H_2} + {H_2}O\xrightarrow{{{t^0},xt}}A\)
A là chất nào dưới đây?
-
A.
CH2=CHOH
-
B.
CH3CHO
-
C.
CH3COOH
-
D.
C2H5OH
Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:
-
A.
xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en
-
B.
but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
-
C.
xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
-
D.
2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.
Oxi hóa không hoàn toàn butan-1-ol bằng CuO nung nóng thu được chất hữu cơ có tên là
-
A.
Ancol butanol.
-
B.
butanal.
-
C.
2-metylpropanal.
-
D.
but-1-en.
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn là
-
A.
CH4 + O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) CH2O + H2O
-
B.
2C4H10 + 5O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) 4C2H4O2 + 2H2O
-
C.
2C2H6 + 12O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) 3C + 9CO2 + 6H2O
-
D.
C3H8 + 5O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) 3CO2 + 4H2O
Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
1
Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là
-
A.
(-CH2=CH2-)n.
-
B.
(-CH2-CH2-)n.
-
C.
(-CH=CH-)n.
-
D.
(-CH3-CH3-)n.
Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
-
A.
dung dịch NaOH.
-
B.
Na kim loại.
-
C.
nước Br2.
-
D.
H2 (Ni, nung nóng).
Chất X không được dùng làm nguyên liệu tổng hợp polime. X là
-
A.
metan
-
B.
etilen
-
C.
propilen
-
D.
buta-1,3-đien
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?
-
A.
benzen
-
B.
toluen
-
C.
propan
-
D.
metan
Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH2, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là :
-
A.
4.
-
B.
1.
-
C.
2.
-
D.
3.
Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3?
-
A.
C4H10, C4H8
-
B.
C4H6, C3H4
-
C.
Chỉ có C4H6
-
D.
Chỉ có C3H4
Ankan X có công thức phân tử C5H12. Clo hóa X, thu được 4 dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
-
A.
2, 2 – đimetylpropan
-
B.
2 – metylbutan
-
C.
Pentan
-
D.
2 - đimetylpropan
Khi đốt cháy từng chất trong dãy đồng đẳng ankan (từ ankan nhỏ nhất) thu được H2O và CO2 với tỉ lệ tương ứng biến đổi như sau:
-
A.
tăng từ 2 đến +∞.
-
B.
giảm từ 2 đến 1.
-
C.
tăng từ 1 đến 2.
-
D.
giảm từ 1 đến 0.
Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là:
-
A.
isopentan
-
B.
2, 2-đimetylpropan
-
C.
neopentan
-
D.
pentan
A là hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí (đktc). Biết 1 mol A tác dụng tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch tạo ra hợp chất B (trong B brom chiếm 88,88% về khối lượng). Vậy A có công thức phân tử là
-
A.
C5H8
-
B.
C2H2
-
C.
C4H6
-
D.
C3H4
Khi trùng hợp isopren, ta có thể thu được bao nhiêu kiểu mắt xích ?
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam một ankin A thu được 0,9 gam nước. Công thức cấu tạo đúng của A là
-
A.
\(CH \equiv C - C{H_3}\)
-
B.
\(CH \equiv CH\)
-
C.
\(C{H_3} - C \equiv C - C{H_3}\)
-
D.
Kết quả khác
Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
-
A.
48 gam
-
B.
12 gam
-
C.
36 gam
-
D.
24 gam
A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%, tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình tăng hay giảm bao nhiêu gam?
-
A.
tăng 21,2 gam
-
B.
tăng 40 gam
-
C.
giảm 18,8 gam
-
D.
giảm 21,2 gam
Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là:
-
A.
60,00%
-
B.
75,00%
-
C.
80,00%
-
D.
83,33%
Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau ?
-
A.
(3) và (4).
-
B.
(1), (2) và (3).
-
C.
(1) và (2).
-
D.
(2), (3) và (4).
Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3.
Số chất có đồng phân hình học là:
-
A.
4
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức của B là
-
A.
CH3OH
-
B.
C2H5OH
-
C.
CH3CH(OH)CH3
-
D.
CH2 = CH – CH2OH
Cho biết X mạch hở. Đốt cháy a mol X thu được 4a mol CO2 và 4a mol H2O. Nếu cho a mol X tác dụng hết với Na thu được a mol H2. Số CTCT thỏa mãn của X là
-
A.
5
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Đốt cháy hoàn toàn x gam ancol X rồi cho các sản phầm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượn bình tăng y gam và tạo z gam kết tủa. Biết 100y = 71z; 102z = 100(x + y). Có các nhận xét sau:
a. X có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic
b. Từ etilen phải ít nhất qua 2 phản ứng mới tạo được X
c. X tham gia được phản ứng trùng ngưng
d. Ta không thể phân biệt được X với C3H5(OH)3 chỉ bằng thuốc thử Cu(OH)2
e. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol nước lớn hơn số mol CO2
Số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
-
A.
5
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
3
Cho 2,3 gam ancol C2H5OH phản ứng hoàn toàn với 0,2 mol HNO3, hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng dẫn xuất thu được là:
-
A.
3,64 gam
-
B.
7,28 gam
-
C.
14,56 gam
-
D.
9,10 gam
0,5 mol phenol có khối lượng là:
-
A.
92 g
-
B.
47 g
-
C.
48 g
-
D.
46 g
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no đơn chức thu được 4,48 lít khí CO2(đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu oxi hoá thành axit (h = 100%), rối lấy axit tạo thành đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được m gam nước. Giá trị của m là
-
A.
1,8.
-
B.
2,7.
-
C.
3,6.
-
D.
5,4.
Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
-
A.
C3H5COOH và 54,88%.
-
B.
C2H3COOH và 43,90%.
-
C.
C2H5COOH và 56,10%.
-
D.
HCOOH và 45,12%.
Hỗn hợp X gồm hai ancol đều có công thức dạng RCH2OH (R là gốc hiđrocacbon mạch hở). Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 10,39 gam hỗn hợp Y gồm các ete. Biết hiệu suất của ancol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 75% và 80%. Công thức của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là
-
A.
C2H5OH.
-
B.
C3H7OH.
-
C.
C3H5OH.
-
D.
C4H9OH.
Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon A. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là:
-
A.
C3H6
-
B.
C4H6
-
C.
C3H4
-
D.
C4H8
Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
4,6.
-
B.
4,8.
-
C.
5,2.
-
D.
4,4.
Lời giải và đáp án
Câu nào đúng nhất trong các câu sau đây ?
-
A.
Benzen là một hiđrocacbon mạch nhánh.
-
B.
Benzen là một hiđrocacbon no.
-
C.
Benzen là một dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
D.
Benzen là một hiđrocacbon thơm.
Đáp án : D
A sai vì benzen có mạch vòng
B sai vì benzen không no
C sai vì benzen chỉ chứa C và H => là hiđrocacbon
D đúng. Benzen là một hiđrocacbon thơm.
Phản ứng của metan với clo thuộc loại phản ứng nào: CH4 + Cl2 \(\overset{a/s}{\rightarrow}\) CH3Cl + HCl
-
A.
Phản ứng thế.
-
B.
Phản ứng cộng.
-
C.
Phản ứng tách.
-
D.
Phản ứng trùng hợp.
Đáp án : A
Dựa vào khái niệm về các loại phản ứng hữu cơ.
Phản ứng CH4 + Cl2 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) CH3Cl + HCl thuộc loại phản ứng thế.
Công thức phân tử của ancol không no có 2 liên kết π, mạch hở, 3 chức là
-
A.
CnH2n-2O3
-
B.
CnH2n-3mO3m
-
C.
CnH2n-3O3
-
D.
CnH2n-6O3
Đáp án : A
ancol không no có 2 liên kết π, mạch hở => độ không no k = 2 => hụt 4H
ancol có 3 chức => có 3O trong phân tử CnH2n-2O3
Axit X có công thức tổng quát là CnH2n – 2O4 thuộc loại axit nào sau đây:
-
A.
no , đơn chức
-
B.
không no, đa chức
-
C.
no, mạch hở và 2 chức
-
D.
không no, đơn chức
Đáp án : C
Độ không no $~k=\frac{2n+2\left( 2n\text{ }\text{ 2} \right)}{2}=2$
Mà X có 4 O => X có 2 chức chứa 2π => mạch C của X no
=> X là axit no, mạch hở, 2 chức
CTPT nào sau đây không thể là anđehit?
-
A.
C4H8O
-
B.
C3H4O2
-
C.
C2H6O2
-
D.
CH2O
Đáp án : C
CTPT không thể là anđehit là C2H6O2 vì anđehit chứa tối thiểu 1π trong chức nên hụt tối thiểu 2H
Ancol metylic (CH3OH) không thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
-
A.
CH3Cl
-
B.
HCHO
-
C.
CH3 -COO-CH3
-
D.
HCOOH
Đáp án : D
Chất CH3Cl cho tác dụng với NaOH, HCHO cho tác dụng với CO, CH3COOCH3 tác dụng với NaOH
=> chỉ có HCOOH không thể trực tiếp điều chế ra CH3OH
Cho các chất : CaC2 (1), CH3CHO (2), CH3COOH (3), C2H2 (4). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
-
A.
1 → 4 → 2 → 3
-
B.
4 → 1 → 2 → 3.
-
C.
1 → 2 → 4 → 3.
-
D.
2 → 1 → 4 → 3.
Đáp án : A
Xem lại lí thuyết điều chế axit axetic
Sơ đồ chuyển hóa: CaC2 → C2H2 → CH3CHO → CH3COOH
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
C2H2 + H2O $\xrightarrow{Hg\text{S}{{O}_{4}},{{t}^{o}}}$ CH3CHO
CH3CHO + $\frac{1}{2}$O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH3COOH
Cho phản ứng: \({C_2}{H_2} + {H_2}O\xrightarrow{{{t^0},xt}}A\)
A là chất nào dưới đây?
-
A.
CH2=CHOH
-
B.
CH3CHO
-
C.
CH3COOH
-
D.
C2H5OH
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết phản ứng cộng ankin
\(CH \equiv CH + {H_2}O\xrightarrow{{{t^0},xt}}C{H_3}CHO\)
Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:
-
A.
xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en
-
B.
but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
-
C.
xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
-
D.
2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.
Đáp án : A
Xiclobutan cộng H2 mở vòng tạo butan
2-metylpropen cộng H2 tạo thành 2-metylpropan
but-1-en cộng H2 tạo thành butan
cis-but-2-en cộng H2 tạo thành butan
2-metylbut-2-en cộng H2 tạp thành 2-metylbutan
=> Dãy các chất cộng H2 cho cùng 1 sản phẩm là: xiclobutan, but-1-en, cis-but-2-en
Oxi hóa không hoàn toàn butan-1-ol bằng CuO nung nóng thu được chất hữu cơ có tên là
-
A.
Ancol butanol.
-
B.
butanal.
-
C.
2-metylpropanal.
-
D.
but-1-en.
Đáp án : B
Butan-1-ol: CH3CH2CH2CH2OH $\xrightarrow{+CuO,{{t}^{o}}}$ CH3CH2CH2CHO (butanal)
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn là
-
A.
CH4 + O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) CH2O + H2O
-
B.
2C4H10 + 5O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) 4C2H4O2 + 2H2O
-
C.
2C2H6 + 12O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) 3C + 9CO2 + 6H2O
-
D.
C3H8 + 5O2 \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) 3CO2 + 4H2O
Đáp án : D
Các phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là (A), (B) và (C) vì số oxi hóa của Cacbon trong sản phẩm chưa đạt tối đa
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn là (D) vì số oxi hóa của Cacbon trong sản phẩm đã đạt tối đa
Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
1
Đáp án : A
Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Ancol bậc 2 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton
CH3-CH2-CH2-CH(OH)-CH3
CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3
Có 3 đồng phân.
Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là
-
A.
(-CH2=CH2-)n.
-
B.
(-CH2-CH2-)n.
-
C.
(-CH=CH-)n.
-
D.
(-CH3-CH3-)n.
Đáp án : B
Phương trình trùng hợp: nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n
Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
-
A.
dung dịch NaOH.
-
B.
Na kim loại.
-
C.
nước Br2.
-
D.
H2 (Ni, nung nóng).
Đáp án : C
Nhóm -OH ảnh hưởng đến gốc C6H5- khiến cho dễ thế vào vòng benzen của phenol hơn so với benzen C6H6.
- Nhóm -OH ảnh hưởng đến gốc C6H5- khiến phản ứng thế vào vòng benzen của phenol dễ dàng hơn so với benzen C6H6
⟹ Phản ứng thể hiện sự ảnh hưởng này là phản ứng của phenol với Br2
- So sánh phản ứng của phenol và benzen với Br2:
C6H5OH + 3Br2 (dd) → C6H2OHBr3 ↓ + 3HBr (không cần xúc tác)
C6H6 + Br2 (khan) → C6H5Br + HBr (xúc tác bột sắt)
Chất X không được dùng làm nguyên liệu tổng hợp polime. X là
-
A.
metan
-
B.
etilen
-
C.
propilen
-
D.
buta-1,3-đien
Đáp án : A
Metan không được dùng làm nguyên liệu tổng hợp polime
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?
-
A.
benzen
-
B.
toluen
-
C.
propan
-
D.
metan
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết toluen
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng toluen
PTHH:
Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH2, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là :
-
A.
4.
-
B.
1.
-
C.
2.
-
D.
3.
Đáp án : B
Chất có đồng phân hình học là : CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3
Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3?
-
A.
C4H10, C4H8
-
B.
C4H6, C3H4
-
C.
Chỉ có C4H6
-
D.
Chỉ có C3H4
Đáp án : B
Xem lại phản ứng cộng của ankin
Các chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa là: C4H6, C3H4
Ankan X có công thức phân tử C5H12. Clo hóa X, thu được 4 dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
-
A.
2, 2 – đimetylpropan
-
B.
2 – metylbutan
-
C.
Pentan
-
D.
2 - đimetylpropan
Đáp án : B
- Viết đồng phân ankan
- Xét các vị trí thế clo của mỗi đồng phân
C5H12 có 3 đồng phân:
C1H3 – C2H2 – C3H2 – C4H2 – C5H3 : có 3 vị trí thế Clo (1, 2, 3), vị trí C4 giống C2 và C5 giống C1
: có 4 vị trí thế Clo (1, 2, 3, 4), vị trí C5 giống C1
(CH3)3C – CH3 : chỉ có 1 vị trí thế Clo vì 4 nhóm CH3 đều giống nhau
Khi đốt cháy từng chất trong dãy đồng đẳng ankan (từ ankan nhỏ nhất) thu được H2O và CO2 với tỉ lệ tương ứng biến đổi như sau:
-
A.
tăng từ 2 đến +∞.
-
B.
giảm từ 2 đến 1.
-
C.
tăng từ 1 đến 2.
-
D.
giảm từ 1 đến 0.
Đáp án : B
TQ của ankan: CnH2n+2 (n ≥ 1)
PTHH đốt cháy: CnH2n+2 + O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
nH2O : nCO2 = (n + 1) : n = 1 + 1/n
Từ n ≥ 1 suy ra sự biến đổi của tỉ lệ mol H2O và CO2
TQ của ankan: CnH2n+2 (n ≥ 1)
PTHH đốt cháy: CnH2n+2 + O2 → nCO2 + (n + 1)H2O
nH2O : nCO2 = (n + 1) : n = 1 + 1/n
Với n ≥ 1 => 0 < 1/n ≤ 1 => 1 < 1 + 1/n ≤ 2
Như vậy khi đốt cháy ankan từ ankan nhỏ nhất (n = 1) thì tỉ lệ mol H2O và CO2 giảm từ 2 đến 1.
Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là:
-
A.
isopentan
-
B.
2, 2-đimetylpropan
-
C.
neopentan
-
D.
pentan
Đáp án : A
+) Bảo toàn khối lượng cho A: mA = mC +mH
=> nA
+) Từ số mol của A, CO2 và H2O => CTPT của A
+) Từ các CTCT của A, xét CTCT có khả năng tạo 4 dẫn xuất monoclo
nCO2 = 0,05 mol
nH2O = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng cho A ta có:
mA = mC +mH =0,05*12+0,06*2=0,72 gam
=> nA = 0,01 mol
${C_x}{H_y} + (x + \dfrac{y}{4}){O_2} \to xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O$
0,01 0,05 0,06
=> x = 0,05/0,01 = 5
=> y = 0,06 . 2/0,01 = 12
Vậy CTPT của A là: C5H12
Do A tác dụng với clo thu được bốn dẫn xuất monoclo nên A là: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 (isopentan)
A là hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí (đktc). Biết 1 mol A tác dụng tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch tạo ra hợp chất B (trong B brom chiếm 88,88% về khối lượng). Vậy A có công thức phân tử là
-
A.
C5H8
-
B.
C2H2
-
C.
C4H6
-
D.
C3H4
Đáp án : D
Vì 1 mol A tác dụng tối đa 2 mol Br2 do đó trong A có 2 liên kết π
Gọi CTPT của A là CnH2n
=> CTPT của B là CnH2nBr2
\(\% Br = \dfrac{{4.80}}{{{M_B}}}.100\% = 88,88\% \)
=> CTPT của A.
Vì 1 mol A tác dụng tối đa 2 mol Br2 do đó trong A có 2 liên kết π
Gọi CTPT của A là CnH2n-2
=> CTPT của B là CnH2n-2Br4
\(\begin{array}{l}\% Br = \dfrac{{4.80}}{{14n - 2 + 4.80}}.100\% = 88,88\% \\ \to n \approx 3\end{array}\)
→ CTPT của A là C3H4
Khi trùng hợp isopren, ta có thể thu được bao nhiêu kiểu mắt xích ?
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : A
+ Trùng hợp theo kiểu 1,4: (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n
Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam một ankin A thu được 0,9 gam nước. Công thức cấu tạo đúng của A là
-
A.
\(CH \equiv C - C{H_3}\)
-
B.
\(CH \equiv CH\)
-
C.
\(C{H_3} - C \equiv C - C{H_3}\)
-
D.
Kết quả khác
Đáp án : B
Gọi CTPT của A là CnH2n-2
\(\begin{gathered}{C_n}{H_{2n - 2}} + \frac{{3n - 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O \hfill \\{n_A} = \frac{1}{{n - 1}}{n_{{H_2}O}} \hfill \\{m_A} = {n_A}.(14n - 2) = 1,3 \hfill \\ \end{gathered} \)
=> n
=> CTCT của A.
Gọi CTPT của A là CnH2n-2
\(\begin{gathered}{C_n}{H_{2n - 2}} + \frac{{3n - 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O \hfill \\{n_A} = \frac{1}{{n - 1}}{n_{{H_2}O}} = \frac{{0,05}}{{n - 1}}(mol) \hfill \\\to \frac{{0,05}}{{n - 1}}.(14n - 2) = 1,3 \to n = 2 \hfill \\ \end{gathered} \)
=> CTCT của A là CH ≡ CH
Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
-
A.
48 gam
-
B.
12 gam
-
C.
36 gam
-
D.
24 gam
Đáp án : D
Gọi nCaC2 = x mol; nCa = y mol=> mhh X = PT (1)
+) nC2H2 = nCaC2 = x mol; nH2 = nCa = y mol => nhh Y = PT (2)
+) nAg2C2 = nC2H2
Gọi nCaC2 = x mol; nCa = y mol
=> mhh X = 64x + 40y = 12,4 (1)
Hỗn hợp khí Y gồm C2H2 và H2
nC2H2 = nCaC2 = x mol; nH2 = nCa = y mol
=> nhh Y = x + y = 0,25 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,15
=> nAg2C2 = nC2H2 = 0,1 mol => mkết tủa = 24 gam
A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%, tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình tăng hay giảm bao nhiêu gam?
-
A.
tăng 21,2 gam
-
B.
tăng 40 gam
-
C.
giảm 18,8 gam
-
D.
giảm 21,2 gam
Đáp án : C
+) \(\% C:\% H = 92,3\% :7,7\% \to {n_C}:{n_H} = 1:1\)
=> CTPT đơn giản nhất là (CH)n
Tỉ lệ số mol là 1:2:3, từ A có thể điều chế B hoặc C bằng 1 phản ứng; C khống làm mất màu nước brom
=> A là C2H2, B là C4H4, C là C6H6
+) đốt 0,1 mol C4H4 => khối lượng CO2 và H2O
Khối lượng bình thay đổi tháng \( = \left| {{m_{CaC{O_3}}}} \right. - \left. {({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})} \right|\)
\(\% C:\% H = 92,3\% :7,7\% \to {n_C}:{n_H} = 1:1\)
=> CTPT đơn giản nhất là (CH)n
Tỉ lệ số mol là 1:2:3, từ A có thể điều chế B hoặc C bằng 1 phản ứng; C khống làm mất màu nước brom
=> A là C2H2, B là C4H4, C là C6H6
Đốt 0,1 mol C4H4
\(\begin{array}{l} \to \left\{ \begin{array}{l}{n_{C{O_2}}} = 4{n_B} = 0,4(mol)\\{n_{{H_2}O}} = 2{n_B} = 0,2(mol)\end{array} \right.\\ \to {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 21,2(gam)\\{m_{CaC{O_3}}} = 0,4.100 = 40(gam)\end{array}\)
Khối lượng bình giảm \( = {m_{CaC{O_3}}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}) = 18,8(gam)\)
Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là:
-
A.
60,00%
-
B.
75,00%
-
C.
80,00%
-
D.
83,33%
Đáp án : B
+) Từ nBr2 dư => nBr2 phản ứng = nC8H8 dư
=> nC8H8 phản ứng => hiệu suất
${n_{{C_8}{H_8}}} = \frac{{10,4}}{{104}} = 0,1\,\,mol;\,\,{n_{B{r_2}}} = 0,15.0,2 = 0,03\,\,mol;\,\,{n_{{I_2}}} = \frac{{1,27}}{{254}} = 0,005\,\,mol.$
Phương trình phản ứng :
$nCH({C_6}{H_5}) = C{H_2}\,\,\,\;\xrightarrow{{xt,\,\,\,\,\,{t^o}}}{{\text{[ - }}CH({C_6}{H_5}) - C{H_2} - {\text{]}}_n}$ (1)
mol: 0,075
${C_6}{H_5} - CH = C{H_2}\, + \,B{r_2}\; \to \;\;{C_6}{H_5} - CHB{\text{r}} - C{H_2}B{\text{r}}$ (2)
mol: 0,025 → 0,025
KI + Br2 → KBr + I2 (3)
mol: 0,005 → 0,005
Theo (3) : n Br2 dư = 0,005 =>nBr2 phản ứng = nC8H8 dư = 0,025 mol
=> nC8H8 phản ứng = 0,075 mol => H =$\dfrac{{0,075}}{{0,1}}.100 = 75\% $
Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau ?
-
A.
(3) và (4).
-
B.
(1), (2) và (3).
-
C.
(1) và (2).
-
D.
(2), (3) và (4).
Đáp án : D
2-metylbut-1-en (1) => có 5C và 1 nối đôi => CTPT: C5H10
3,3-đimetylbut-1-en (2) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12
3-metylpent-1-en (3) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12
3-metylpent-2-en (4) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12
=> những chất là đồng phân của nhau là: (2), (3) và (4)
Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3.
Số chất có đồng phân hình học là:
-
A.
4
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : A
+) Điều kiện để có đồng phân hình học là 2 nhóm thế của 2 C nối đôi khác nhau
Các chất có đồng phân hình học là:
1. CH2=CHCH=CHCH2CH3;
2. CH3CH2CH=CHCH2CH3;
3. CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2;
4. CH3CH=CHCH3.
Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức của B là
-
A.
CH3OH
-
B.
C2H5OH
-
C.
CH3CH(OH)CH3
-
D.
CH2 = CH – CH2OH
Đáp án : A
$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$
0,2 mol 0,1 mol
=>${\overline M _{ancol}}$ $=>\overline R $
Gọi công thức chung của 2 ancol $\overline R OH$
$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$
0,2 mol 0,1 mol
=>${\overline M _{ancol}} = \frac{{9,2}}{{0,2}} = {\text{ }}46{\text{ }} $
$= > \overline R = 46-17 = 29$
Mà có 1 ancol là C3H7OH nên ancol còn lại phải là CH3OH
Cho biết X mạch hở. Đốt cháy a mol X thu được 4a mol CO2 và 4a mol H2O. Nếu cho a mol X tác dụng hết với Na thu được a mol H2. Số CTCT thỏa mãn của X là
-
A.
5
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Đáp án : B
Từ tỉ lệ số mol X và CO2 và H2O để xác định số C, H trong X.
Từ tỉ lệ phản ứng của X với H2 sinh ra để xác định số nhóm OH trong X, từ đó viết được số đồng phân cấu tạo của X.
Ta có: Số C = nCO2 : nX = 4a : a = 4;
Số H = 2nH2O : nX = 2.4a : a = 8
→ X có công thức C4H8Ox
Cứ a mol X phản ứng với Na sinh ra 0,5ax mol H2 → 0,5ax = a → x = 2
Vậy X có công thức C4H8O2 có số liên kết π + vòng = 1
Các đồng phân cấu tạo ancol đa chức, mạch hở của X là:
HO-CH2-CH(OH)-CH =CH2
CH2OH-CH =CH-CH2OH
CH2 =C(CH2OH)-CH2OH
Vậy X có 3 CTCT thỏa mãn.
Đốt cháy hoàn toàn x gam ancol X rồi cho các sản phầm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượn bình tăng y gam và tạo z gam kết tủa. Biết 100y = 71z; 102z = 100(x + y). Có các nhận xét sau:
a. X có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic
b. Từ etilen phải ít nhất qua 2 phản ứng mới tạo được X
c. X tham gia được phản ứng trùng ngưng
d. Ta không thể phân biệt được X với C3H5(OH)3 chỉ bằng thuốc thử Cu(OH)2
e. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol nước lớn hơn số mol CO2
Số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : C
\(\left\{ \begin{gathered}100y = 71z \\102z = 100(x + y) \\\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}y = 0,71z\,(g)\\x = 0,31z\,(g) \\\end{gathered} \right.\)
Ta có a g X + O2 → CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCaCO3 = z : 100 = 0,01z mol → nCO2 → nC(X) (bảo toàn C)
mbình tăng = mCO2 + mH2O → nH2O → nH(X) = 2nH2O theo z (bảo toàn H)
Ta có mX = mC + mH + mO = x → mO → nO
→X có C : H : O = nC : nH : nO
→CTĐGN → CTPT
\(\left\{ \begin{gathered}100y = 71z \\102z = 100(x + y) \\\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}y = 0,71z\,(g) \\x = 0,31z\,(g) \\\end{gathered} \right.\)
Ta có a g X + O2 → CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCaCO3 = z : 100 = 0,01z mol → nCO2 = nCaCO3 = 0,01z (mol)
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 44.0,01z + 18nH2O = y → nH2O = \(\frac{{y - 0,44z}}{{18}}\) mol
Bảo toàn C có nC(X) =nCO2 = 0,01z mol
Bảo toàn H có nH(X) = 2nH2O = \(2.\frac{{y - 0,44z}}{{18}} = 2.\frac{{0,71z - 0,44z}}{{18}} = 0,03z\)mol
Ta có mX = mC + mH + mO = x → 0,31z = 12.0,01z + 0,03z.1 + mO → mO = 0,16z → nO = 0,01z
→X có C : H : O = nC : nH : nO = 0,01z : 0,03z : 0,01z = 1:3 :1
→CTĐGN là CH3O→ CTPT là (CH3O)n thì 3n ≤ 2n+ 2→ n ≤ 2 → n = 2
→X là C2H6O2
a. Đúng
b. sai vì chỉ cần cho C2H4 +KMnO4 →C2H4(OH)2
c. đúng vì X là chất điều chế tơ lapsan
d. đúng vì cả hai đều tạo phức màu xanh lam
e. đúng
→ có 4 phát biểu đúng
Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
-
A.
5
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : D
X bị tách nước tạo 1 anken => X là ancol no, đơn chức và chỉ có 1 hướng tách
+) nancol = nH2O – nCO2
+) n =$\frac{{0,25}}{{0,05}}$ = 5
X bị tách nước tạo 1 anken => X là ancol no, đơn chức và chỉ có 1 hướng tách
Công thức phân tử của X là CnH2n+1OH ;
Có nancol = nH2O – nCO2 = $\frac{{5,4}}{{18}} - \frac{{5,6}}{{22,4}} = {\text{ }}0,05{\text{ }}mol$
Và n = $\frac{{0,25}}{{0,05}}$= 5 . Nên công thức phân tử của X là C5H11OH
Công thức cấu tạo của X là
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2OH ; CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2OH
CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH2OH .
Cho 2,3 gam ancol C2H5OH phản ứng hoàn toàn với 0,2 mol HNO3, hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng dẫn xuất thu được là:
-
A.
3,64 gam
-
B.
7,28 gam
-
C.
14,56 gam
-
D.
9,10 gam
Đáp án : A
C2H5OH + HNO3 → C2H5NO3 + H2O
0,05.80% → 0,04 mol
nC2H5OH = 0,05 mol; nHNO3 = 0,2 mol => hiệu suất phản ứng tính theo C2H5OH
C2H5OH + HNO3 → C2H5NO3 + H2O
0,05.80% → 0,04 mol
=> mC2H5NO3 = 0,04.91 = 3,64 gam
0,5 mol phenol có khối lượng là:
-
A.
92 g
-
B.
47 g
-
C.
48 g
-
D.
46 g
Đáp án : B
Từ công thức của phenol, áp dụng công thức m = n.M để tính khối lượng của phenol.
Công thức của phenol là C6H5OH
Khối lượng của phenol là mphenol = 0,5. 94 = 47 g
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no đơn chức thu được 4,48 lít khí CO2(đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu oxi hoá thành axit (h = 100%), rối lấy axit tạo thành đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được m gam nước. Giá trị của m là
-
A.
1,8.
-
B.
2,7.
-
C.
3,6.
-
D.
5,4.
Đáp án : C
Nhận xét: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no, đơn chức thu được nCO2 = nH2O.
Khi oxi hóa anđehit thành axit thì nguyên tố H được bảo toàn.
Do đó số mol H2O thu được khi đốt cháy axit bằng số mol H2O thu được khi đốt cháy anđehit.
Từ đó tính được giá trị m.
Đặt công thức chung của 3 anđehit no, đơn chức mạch hở là CnH2n+1CHO có số mol là a mol.
Khi đốt cháy 3 anđehit:
Nhận xét: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no, đơn chức thu được nCO2 = nH2O = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Khi oxi hóa anđehit thành axit thì nguyên tố H được bảo toàn.
Do đó số mol H2O thu được khi đốt cháy axit bằng số mol H2O thu được khi đốt cháy anđehit.
=> nH2O (đốt axit) = 0,2 mol => m = 0,2.18 = 3,6 gam
Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
-
A.
C3H5COOH và 54,88%.
-
B.
C2H3COOH và 43,90%.
-
C.
C2H5COOH và 56,10%.
-
D.
HCOOH và 45,12%.
Đáp án : B
Z có phản ứng tráng gương => Y là HCOOH
+) nY = nAg / 2
+) nX + nY = (mmuối – mZ) / 22 = 0,15 mol => nX = 0,05
+) Tính khối lượng của Z => phân tử khối của Z
Z có phản ứng tráng gương => Y là HCOOH
nY = nAg / 2
nX + nY = (mmuối – mZ) / 22 = 0,15 mol => nX = 0,05
mZ = 0,05.MX + 0,1.46 = 8,2
=> MX = 72 => X là CH2=CH-COOH
=> %mX = 0,05.72/8,2 . 100% = 43,90%
Hỗn hợp X gồm hai ancol đều có công thức dạng RCH2OH (R là gốc hiđrocacbon mạch hở). Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 10,39 gam hỗn hợp Y gồm các ete. Biết hiệu suất của ancol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 75% và 80%. Công thức của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là
-
A.
C2H5OH.
-
B.
C3H7OH.
-
C.
C3H5OH.
-
D.
C4H9OH.
Đáp án : D
+) nRCHO = nO
+) Xét nAg = 0,8 > 2.nRCHO => các anđehit
=> X gồm CH3OH (0,12 mol) và ACH2OH (0,16 mol)
+) Tính ${n_{C{H_3}OH}}$phản ứng và ${n_{AC{H_2}OH}}$phản ứng
=> ${n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol\,phản\,ứng}}}}{2}$
+) Từ mancol phản ứng => A
Khối lượng ống sứ giảm là khối lượng O
nRCHO = nO = 0,28 mol
nAg = 0,8 > 2.nRCHO nên anđehit gồm HCHO (0,12 mol) và ACHO (0,16 mol)
=> X gồm CH3OH (0,12 mol) và ACH2OH (0,16 mol)
${n_{C{H_3}OH}}$phản ứng $= 0,12.75\% = 0,09{\text{ }}mol$
${n_{AC{H_2}OH}}$ phản ứng $= 0,16.80\% = 0,128{\text{ }}mol$
=> ${n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol\,phản\,ứng}}}}{2} = 0,109\,mol$
mancol phản ứng = 0,09.32 + 0,128.(A + 31) = 10,39 + 0,109.18
=> A = 43 (C3H7)
Ancol còn lại là: C3H7CH2OH hay C4H9OH
Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon A. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là:
-
A.
C3H6
-
B.
C4H6
-
C.
C3H4
-
D.
C4H8
Đáp án : C
+) Bảo toàn khối lượng: mX = mY
=> nY
+) nH2 phản ứng = nhụt đi = nX – nY
+) mA = mhh X – mH2
Vì A cộng H2 tạo thành các chất trong Y => nA = nY => MA
$X\left\{ \begin{align}& {{H}_{2}} \\& A \\\end{align} \right.\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}Y$.
Bảo toàn khối lượng: mX = mY = 10,8 gam
nX = 0,65 mol;
nY = $\frac{{{m}_{Y}}}{{{M}_{Y}}}=\frac{10,8}{16.2,7}=0,25\,mol$
=> Số mol H2 phản ứng: nH2 phản ứng = nhụt đi = nX – nY = 0,65 – 0,25 = 0,4 mol
Phản ứng xảy ra hoàn toàn mà Y làm mất màu brom => H2 phản ứng hết, Y chỉ gồm hiđrocacbon
=> nH2 trong X = 0,4 mol
=> mA = mhh X – mH2 = 10,8 – 0,4.2 = 10 gam
Vì A cộng H2 tạo thành các chất trong Y => nA = nY = 0,25 mol
=> ${{M}_{A}}=\frac{10}{0,25}=40\text{ }\Rightarrow \text{ }{{C}_{3}}{{H}_{4}}$
Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
4,6.
-
B.
4,8.
-
C.
5,2.
-
D.
4,4.
Đáp án : A
Từ số mol của CO2 tính được số mol của C. Từ số mol của Ag tính được số mol của CHO; từ số mol của H2 tìm được số mol của –COOH. Nhận thấy số mol C = số mol của CHO + COOH. Suy ra được công thức của các X,Y, Z. Từ đó tính được khối lượng của T
nCO2(1) (đốt cháy) = ?
nCO2(2) (tác dụng NaHCO3) = ?
nAg = ?
nCOOH = nCO2(2) = ?
nCHO = nAg/2 = ?
Ta thấy nCHO + nCOOH = nCO2(1) => X chỉ chứa các nhóm CHO và COOH
Mà 50 < MX < MY < MZ => X, Y, Z
m = mCHO + mCOOH = ?
nCO2(1) (đốt cháy) = 0,12 mol
nCO2(2) (tác dụng NaHCO3) = 0,07 mol
nAg = 0,1 mol
nCOOH = nCO2(2) = 0,07 mol
nCHO = nAg/2 = 0,05 mol
Ta thấy nCHO + nCOOH = nCO2(1) => X chỉ chứa các nhóm CHO và COOH
Mà 50<MX<MY<MZ
Vậy X là OHC-CHO, Y là OHC-COOH, Z là HOOC-COOH
m = mCHO + mCOOH = 0,05.29 + 0,07.45 = 4,6 gam
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1