Đề thi học kì 2 Hóa 11 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Cho các hợp chất sau: CCl3COOH, CH3COOH, CBr3COOH, CF3COOH. Chất có tính axit mạnh nhất là

  • A.

    CCl3COOH.

  • B.

    CH3COOH.

  • C.

    CBr3COOH.

  • D.

    CF3COOH.

Câu 2 :

Cho sơ đồ

Nhóm X, Y phù hợp sơ đồ trên là

  • A.

    X (-CH3), Y (-NO2)

  • B.

    X (-NO2), Y (-CH3)

  • C.

    X (-NH2), Y (-CH3)

  • D.

    A, C đều đúng

Câu 3 :

Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là

  • A.

    etanol.

  • B.

    etan.

  • C.

    axetilen.

  • D.

    etilen.

Câu 4 :

Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là :

  • A.

    4.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

    1.

Câu 5 :

Có thể tạo ra CH3COOH từ

  • A.

    CH3CHO.

  • B.

    C2H5OH.

  • C.

    CH3CCl3.

  • D.

    Tất cả đều đúng.

Câu 6 :

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

  • A.

    benzen

  • B.

    toluen

  • C.

    propan

  • D.

    metan

Câu 7 :

Tên thay thế của hợp chất có công thức dưới đây là

  • A.

    3,4,6-trimetylheptan-4,5-điol

  • B.

    2,4-đimetyl-5-etylhexan-3,4-điol

  • C.

    2,4,5-trimetylheptan-3,4-điol

  • D.

    3,5-đimetyl-2-etylhexan-3,4-điol

Câu 8 :

Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

  • A.

    ancol propylic            

  • B.

    anđehit fomic                 

  • C.

    axit butiric                   

  • D.

    etilen glycol

Câu 9 :

Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:

  • A.

    metylclorua

  • B.

    clometan

  • C.

    đimetyl ete

  • D.

    A và B đều đúng

Câu 10 :

Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

  • A.
    dung dịch NaOH.
  • B.
    Na kim loại.
  • C.
    nước Br2.
  • D.
    H2 (Ni, nung nóng).
Câu 11 :

Ancol no X có công thức đơn giản nhất là C2H5O. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C4H10O

  • B.

    C2H5O

  • C.

    C6H15O3

  • D.

    C4H10O2

Câu 12 :

Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhậnn biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

  • A.

    Cu(OH)2/OH-

  • B.

    Quỳ tím

  • C.

    Kim loại Na

  • D.

    dd AgNO3/NH3.

Câu 13 :

Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A.

    \(CH \equiv CH + HCl \to C{H_2} = CHCl\)

  • B.

    \(CH \equiv C - C{H_3} + HCl \to C{H_2} = CCl - C{H_3}\)

  • C.

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + HCl \to C{H_3}CH = CClC{H_3}\)

  • D.

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + 2{H_2} \to C{H_3}C{H_2}C{H_2}C{H_3}\)

Câu 14 :

Trong dãy đồng đẳng của các axit đơn chức no, HCOOH là axit có độ mạnh trung bình, còn lại là axit yếu (điện li không hoàn toàn). Dung dịch axit axetic có nồng độ 0,001 mol/l có pH là

  • A.

    3 < pH < 7.

  • B.

    < 3.                        

  • C.

    3.                                       

  • D.

    10-3

Câu 15 :

Để chuyển hóa ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác

  • A.

    Ni, t0

  • B.

    Mn, t0

  • C.

    Pd/PbCO3, t0

  • D.

    Fe, t0

Câu 16 :

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

  • A.

    Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

  • B.

    Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

  • C.

    Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

  • D.

    Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Câu 17 :

Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ankađien A cần 7 mol oxi. Công thức phân tử của A là

  • A.

    C4H6 

  • B.

    C5H

  • C.

    C3H4

  • D.

    C6H10

Câu 19 :

Mô hình thí nghiệm dùng để điều chế chất khí Z:

Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình trên?

  • A.

    CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2↑.

  • B.

    Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4↑.

  • C.

    H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn  SO2↑ + Na2SO4 + H2O.

  • D.

    CH3COONa rắn + NaOH rắn  CH4↑ + Na2CO3.

Câu 20 :

Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :

  • A.

    Phản ứng tách. 

  • B.

    Phản ứng thế.   

  • C.

    Phản ứng cộng.   

  • D.

    Cả A, B và C.

Câu 21 :

Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được:

  • A.

    butan

  • B.

    isobutan

  • C.

    isopentan

  • D.

    pentan

Câu 22 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là

  • A.
    3
  • B.
    4
  • C.
    5
  • D.
    2
Câu 23 :

Cho 2,4 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Gía trị của V là

  • A.

    6,72.

  • B.

    10,08.

  • C.

    7,84.

  • D.

    8,96.

Câu 24 :

Crackinh 1 ankan A thu được hỗn hợp sản phẩm B gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 36,25 gam/mol, hiệu suất phản ứng là 60%. Công thức phân tử của A là :

  • A.

    C4H10.        

  • B.

    C5H12.         

  • C.

    C3H8.             

  • D.

    C2H6.

Câu 25 :

Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là:

  • A.

    isopentan        

  • B.

    2, 2-đimetylpropan

  • C.

    neopentan

  • D.

    pentan

Câu 26 :

Hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn một thể tích hỗn hợp X với một lượng vừa đủ khí oxi để được một hỗn hợp Y rồi đen đốt cháy hoàn toàn thì thu được sản phẩm khí và hơi Z. Tỉ khối của Y so với Z là 744 : 713. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện  nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của 2 anken là

  • A.

    C5H10 và C6H12.        

  • B.

    C3H6 và C2H4.

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C3H6 và C4H8.

Câu 27 :

Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là bao nhiêu ?

  • A.

    0,24 mol

  • B.

    0,6 mol

  • C.

    0,4 mol

  • D.

    0,32 mol.

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X thu được m gam nước. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C2H2.

  • B.

    C3H4.

  • C.

    C4H6.

  • D.

    C5H8.

Câu 29 :

Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và propin vào dung dịch AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Phần trăm số mol axetilen trong X là

  • A.

    70%.

  • B.

    30%.

  • C.

    60%.

  • D.

    40%.

Câu 30 :

Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :    

  • A.

    15,654.            

  • B.

    15,465.            

  • C.

    15,546.            

  • D.

    15,456.

Câu 31 :

Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren dư. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung dịch KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là

  • A.

    60%

  • B.

    75%

  • C.

    80%

  • D.

    83,33%

Câu 32 :

Cho 18,4 gam X gồm glixerol và một ancol no đơn chức Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí hiđro (đktc). Lượng hiđro do Y sinh ra bằng 2/3 lượng hiđro do glixerol sinh ra. Công thức phân tử của Y là

  • A.

    CH3OH

  • B.

    C2H5OH

  • C.

    C3H7OH

  • D.

    C4H9OH

Câu 33 :

Đun ancol X đơn chức với H2SO4 đặc thu được hợp chất hữu cơ Y có dY/ X = 1,75. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C3H5OH  

  • B.

    C3H7OH  

  • C.

    C4H7OH

  • D.

    C4H9OH

Câu 34 :

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A.

    axetanđehit

  • B.

    metan

  • C.

    phenol

  • D.

    propan-1-ol

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

  • A.
    C3H7CHO.
  • B.
    CH3CHO.
  • C.
     C2H5CHO.
  • D.
    C2H3CHO.
Câu 36 :

Hợp chất A chứa C, H, O có M < 90 đvC. A tham gia phản ứng tráng bạc và có thể tác dụng với H2 (xt Ni) sinh ra ancol chứa C bậc IV trong phân tử. Công thức của A là

  • A.

    (CH3)2CHCHO.        

  • B.

    (CH3)2CH-CH2CHO.

  • C.

    (CH3)3C-CH2CHO.   

  • D.

    (CH3)3CCHO.

Câu 37 :

Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là

  • A.

    10,12 g                    

  • B.

    6,48 g                          

  • C.

    8,10 g                 

  • D.

    16,20 g

Câu 38 :

Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro có khối lượng là m gam đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3  trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Tính giá trị của m.

  • A.

    5,6 gam

  • B.

    5,4 gam

  • C.

    5,8 gam

  • D.

    6,2 gam

Câu 39 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A.

    86,4.

  • B.

    97,2.

  • C.

    108,0.

  • D.

    129,6.

Câu 40 :

M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y, Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY­ < MZ); X và Y no, Z không no (có 1 liên kết đôi C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau.

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 45,024 lít khí CO2 (đktc) và 46,44 gam H2O

- Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2

- Đun nóng phần 3 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 18,752 gam hỗn hợp 6 ete (T). Đốt cháy hoàn toàn T thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.

Hiệu suất tạo ete của X, Y, Z lần lượt là

  • A.

    50%; 40%; 35%.

  • B.

    50%; 60%; 40%.

  • C.

    60%; 40%; 35%.

  • D.

    60%; 50%; 35%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các hợp chất sau: CCl3COOH, CH3COOH, CBr3COOH, CF3COOH. Chất có tính axit mạnh nhất là

  • A.

    CCl3COOH.

  • B.

    CH3COOH.

  • C.

    CBr3COOH.

  • D.

    CF3COOH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất có tính axit mạnh nhất là CF3COOH vì F có độ âm điện lớn nhất => hút e mạnh nhất

Câu 2 :

Cho sơ đồ

Nhóm X, Y phù hợp sơ đồ trên là

  • A.

    X (-CH3), Y (-NO2)

  • B.

    X (-NO2), Y (-CH3)

  • C.

    X (-NH2), Y (-CH3)

  • D.

    A, C đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì Y nằm ở vị trí meta so với X

Nên X phải là nhóm hút electron để các nhóm thế tiếp theo thế vào vị trí meta.

Lời giải chi tiết :

Vì Y nằm ở vị trí meta so với X

Nên X phải là nhóm hút electron để các nhóm thế tiếp theo thế vào vị trí meta.

=> X là -NO2 => Y là -CH3

Câu 3 :

Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là

  • A.

    etanol.

  • B.

    etan.

  • C.

    axetilen.

  • D.

    etilen.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là etilen

2CH2=CH2 + O2 $\xrightarrow{P\text{d}C{{l}_{2}},CuC{{l}_{2}}}$ 2CH3CHO

Câu 4 :

Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là :

  • A.

    4.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

    1.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những chất có đồng phân là CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH

Câu 5 :

Có thể tạo ra CH3COOH từ

  • A.

    CH3CHO.

  • B.

    C2H5OH.

  • C.

    CH3CCl3.

  • D.

    Tất cả đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Có thể tạo ra CH3COOH từ CH3CHO, C2H5OH, CH3CCl3

   CH3CHO + $\frac{1}{2}$O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH3COOH

   CH3CH2OH + O2 $\xrightarrow[25-{{30}^{o}}C]{men\,\,giấm}$ CH3COOH + H2O

   CH3CCl3 + 3NaOH → CH3COOH + 3NaCl + H2O

Câu 6 :

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

  • A.

    benzen

  • B.

    toluen

  • C.

    propan

  • D.

    metan

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết toluen

Lời giải chi tiết :

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng toluen

PTHH:

Câu 7 :

Tên thay thế của hợp chất có công thức dưới đây là

  • A.

    3,4,6-trimetylheptan-4,5-điol

  • B.

    2,4-đimetyl-5-etylhexan-3,4-điol

  • C.

    2,4,5-trimetylheptan-3,4-điol

  • D.

    3,5-đimetyl-2-etylhexan-3,4-điol

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

+ Chọn mạch chính đi qua C chứa nhóm OH

+ Đánh số C từ vị trí gần nhóm OH nhất

 

=> Tên gọi: 2,4,5-trimetylheptan-3,4-điol

Câu 8 :

Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

  • A.

    ancol propylic            

  • B.

    anđehit fomic                 

  • C.

    axit butiric                   

  • D.

    etilen glycol

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit

=> chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là anđehit fomic

Câu 9 :

Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:

  • A.

    metylclorua

  • B.

    clometan

  • C.

    đimetyl ete

  • D.

    A và B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit

Lời giải chi tiết :

CH3OH + HCl → CH3Cl + H2O

CH3Cl có tên là metylclorua và clometan

Câu 10 :

Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

  • A.
    dung dịch NaOH.
  • B.
    Na kim loại.
  • C.
    nước Br2.
  • D.
    H2 (Ni, nung nóng).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhóm -OH ảnh hưởng đến gốc C6H5- khiến cho dễ thế vào vòng benzen của phenol hơn so với benzen C6H6.

Lời giải chi tiết :

- Nhóm -OH ảnh hưởng đến gốc C6H5- khiến phản ứng thế vào vòng benzen của phenol dễ dàng hơn so với benzen C6H6

⟹ Phản ứng thể hiện sự ảnh hưởng này là phản ứng của phenol với Br2

- So sánh phản ứng của phenol và benzen với Br2:

C6H5OH + 3Br2 (dd) → C6H2OHBr3 ↓ + 3HBr (không cần xúc tác)

C6H6 + Br2 (khan) → C6H5Br + HBr (xúc tác bột sắt)

Câu 11 :

Ancol no X có công thức đơn giản nhất là C2H5O. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C4H10O

  • B.

    C2H5O

  • C.

    C6H15O3

  • D.

    C4H10O2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ancol no X có công thức đơn giản nhất là C2H5O => CTPT dạng (C2H5O)n

n = 2 => Công thức phân tử của X là C4H10O2

Câu 12 :

Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhậnn biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

  • A.

    Cu(OH)2/OH-

  • B.

    Quỳ tím

  • C.

    Kim loại Na

  • D.

    dd AgNO3/NH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

- Dùng Cu(OH)2/OH-

 

C2H5OH

C3H5(OH)3

CH3CHO

Cu(OH)2/OH- (to thường)

Không phản ứng

Phức màu xanh

Không phản ứng

Cu(OH)2/OHđun nóng

Không phản ứng

 

Kết tủa đỏ gạch

Câu 13 :

Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A.

    \(CH \equiv CH + HCl \to C{H_2} = CHCl\)

  • B.

    \(CH \equiv C - C{H_3} + HCl \to C{H_2} = CCl - C{H_3}\)

  • C.

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + HCl \to C{H_3}CH = CClC{H_3}\)

  • D.

    \(C{H_3}C \equiv CC{H_3} + 2{H_2} \to C{H_3}C{H_2}C{H_2}C{H_3}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CH2=CHCl; CH2=CCl-CH3 không có đphh vì a và b giống nhau ( đều là H)

CH3CH2CH2CH3 không có liên kết đôi => không có đphh

Câu 14 :

Trong dãy đồng đẳng của các axit đơn chức no, HCOOH là axit có độ mạnh trung bình, còn lại là axit yếu (điện li không hoàn toàn). Dung dịch axit axetic có nồng độ 0,001 mol/l có pH là

  • A.

    3 < pH < 7.

  • B.

    < 3.                        

  • C.

    3.                                       

  • D.

    10-3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) CH3COOH là axit yếu phân li không hoàn toàn ra H+

=> So sánh [H+] với [CH3COOH] 

=> PH

Lời giải chi tiết :

Ta có phương trình phân li: CH3COOH $ \rightleftharpoons $ CH3COO- + H+

Mà [CH3COOH] = 0,001 M nên [H+] < [CH3COOH] =0,001 M 

→ pH > 3 → 3 < pH < 7

Câu 15 :

Để chuyển hóa ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác

  • A.

    Ni, t0

  • B.

    Mn, t0

  • C.

    Pd/PbCO3, t0

  • D.

    Fe, t0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng ankin

Lời giải chi tiết :

Để chuyển hóa ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác Pd/PbCO3 đun nóng

VD: CH≡C–CH2–CH+  H2 \(\xrightarrow{{Pd/PbC{O_3}}}\) CH2=CH–CH2–CH3

Câu 16 :

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

  • A.

    Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

  • B.

    Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

  • C.

    Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

  • D.

    Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhận xét sai là: Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Ví dụ như chất CH3 – O – CH3 đều chỉ có các liên kết đơn nhưng không phải là ankan.

Câu 17 :

Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => có nối 3 đầu mạch

  1. CH≡C-CH2-CH2-CH2-CH3
  2. (CH3)2CH-CH2-C≡CH
  3. CH3-CH2-CH(CH3)-C≡CH
  4. (CH3)3C-C≡CH
Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ankađien A cần 7 mol oxi. Công thức phân tử của A là

  • A.

    C4H6 

  • B.

    C5H

  • C.

    C3H4

  • D.

    C6H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ankadien có CTPT CnH2n-2

Phản ứng:

\(\begin{array}{l}{C_n}{H_{2n - 2}} + \dfrac{{3n - 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O\\ \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{{3n - 1}}{2}{n_{ankadien}}\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

Ankadien có CTPT CnH2n-2

Phản ứng:

\(\begin{array}{l}{C_n}{H_{2n - 2}} + \dfrac{{3n - 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O\\ \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{{3n - 1}}{2}{n_{ankadien}}\\7 = \dfrac{{3n - 1}}{2}.1 \to n = 5\end{array}\)

CTPT của A là C5H8

Câu 19 :

Mô hình thí nghiệm dùng để điều chế chất khí Z:

Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình trên?

  • A.

    CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2↑.

  • B.

    Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4↑.

  • C.

    H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn  SO2↑ + Na2SO4 + H2O.

  • D.

    CH3COONa rắn + NaOH rắn  CH4↑ + Na2CO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thu khí Z bằng cách đẩy nước nên khí Z phải hầu như không tan trong nước và không phản ứng với nước.

Lời giải chi tiết :

Thu khí Z bằng cách đẩy nước nên khí Z phải hầu như không tan trong nước và không phản ứng với nước.

A loại vì CaC2 tác dụng với H2O không cần nhiệt độ, H2O không được gọi là dung dịch

B phù hợp

C loại vì SO2 là khí độc không thu bằng cách đẩy nước

D loại vì chất tham gia đều là chất rắn còn mô hình thí nghiệm là chất rắn tác dụng với chất lỏng

Câu 20 :

Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :

  • A.

    Phản ứng tách. 

  • B.

    Phản ứng thế.   

  • C.

    Phản ứng cộng.   

  • D.

    Cả A, B và C.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan

Lời giải chi tiết :

Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là phản ứng thế

Câu 21 :

Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được:

  • A.

    butan

  • B.

    isobutan

  • C.

    isopentan

  • D.

    pentan

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

\({H_2}C = CH - CH = C{H_2} + 2{H_2}\underrightarrow {{t^0},xt}{H_3}C - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3}\)

Sản phẩm là butan.

Câu 22 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là

  • A.
    3
  • B.
    4
  • C.
    5
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ đặc điểm cấu tạo của X và tỉ lệ thể tích X và CO2 để xác định được công thức cấu tạo của X.

Từ công thức cấu tạo của X ta xác định được số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1).

Lời giải chi tiết :

X là hiđrocacbon mạch hở chỉ chứa liên kết σ => X là ankan

Mà đốt 1 thể tích X thu được 6 thể tích CO2 nên phân tử X có chứa 6 nguyên tử C => C6H14

Mà X có chứa 2 nguyên tử C bậc 3 => CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3

Các vị trí nguyên tử Cl có thể thế vào:

 

Vậy có tối đa 2 dẫn xuất monoclo được sinh ra.

Câu 23 :

Cho 2,4 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Gía trị của V là

  • A.

    6,72.

  • B.

    10,08.

  • C.

    7,84.

  • D.

    8,96.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) BTNT C: nC =nCO2

+) mhh= mC + mH => mH  => nH

+) BTNT H: nH2O = nH : 2

+) BTNT O: 2n O2 = 2nCO2 + nH2O => VO2

Lời giải chi tiết :

BTNT C: nC =nCO2 = 0,15 mol => mC = 1,8 gam

mhh= mC + mH => mH = 2,4 – 1,8 = 0,6 gam => nH = 0,6 mol

BTNT H: nH2O = nH : 2 = 0,3 mol

BTNT O: 2n O2 = 2nCO2 + nH2O = 0,15. 2 + 0,3 = 0,6 mol

=> nO2 = 0,3 mol => VO2 = 6,72 lít

Câu 24 :

Crackinh 1 ankan A thu được hỗn hợp sản phẩm B gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 36,25 gam/mol, hiệu suất phản ứng là 60%. Công thức phân tử của A là :

  • A.

    C4H10.        

  • B.

    C5H12.         

  • C.

    C3H8.             

  • D.

    C2H6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)  nankan phản ứng = nkhí tăng

+) nhh B = nA + nkhí tăng

+) bảo toàn khối lượng ta có :${{m}_{A}}=\text{ }{{m}_{B}}~<=>{{n}_{A}}.{{M}_{A}}=\text{ }{{n}_{B}}.{{\overline{M}}_{B}}\,\,=>\,\,{{M}_{A}}=\frac{{{\text{n}}_{B}}{{\overline{M}}_{B}}}{{{\text{n}}_{A}}}$ 

Lời giải chi tiết :

Giả nankan ban đầu = 1 mol

H = 60% => nankan phản ứng = 0,6 mol => nkhí tăng = 0,6 mol

=> nhh B = nA + nkhí tăng = 1 + 0,6 = 1,6 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

${{m}_{A}}=\text{ }{{m}_{B}}~<=>{{n}_{A}}.{{M}_{A}}=\text{ }{{n}_{B}}.{{\overline{M}}_{B}}\,\,=>\,\,{{M}_{A}}=\frac{{{\text{n}}_{B}}{{\overline{M}}_{B}}}{{{\text{n}}_{A}}}=\frac{1,6.36,25}{1}=58\,\,gam/mol$ 

Vậy CTPT của ankan A là C4H10

Câu 25 :

Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là:

  • A.

    isopentan        

  • B.

    2, 2-đimetylpropan

  • C.

    neopentan

  • D.

    pentan

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng cho A: mA = mC +mH

=> nA

+) Từ số mol của A, COvà H2O => CTPT của A

+) Từ các CTCT của A, xét CTCT có khả năng tạo 4 dẫn xuất monoclo

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,05 mol

 nH2O = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng cho A ta có:

mA = mC +mH =0,05*12+0,06*2=0,72 gam

=> nA = 0,01 mol

${C_x}{H_y} + (x + \dfrac{y}{4}){O_2} \to xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O$ 

  0,01                                0,05            0,06

=>  x = 0,05/0,01 = 5

=>  y = 0,06 . 2/0,01 = 12

Vậy CTPT của A là: C5H12

Do A tác dụng với clo thu được bốn dẫn xuất monoclo nên A là: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3  (isopentan)

Câu 26 :

Hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn một thể tích hỗn hợp X với một lượng vừa đủ khí oxi để được một hỗn hợp Y rồi đen đốt cháy hoàn toàn thì thu được sản phẩm khí và hơi Z. Tỉ khối của Y so với Z là 744 : 713. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện  nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của 2 anken là

  • A.

    C5H10 và C6H12.        

  • B.

    C3H6 và C2H4.

  • C.

    C4H8 và C5H10.

  • D.

    C3H6 và C4H8.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

1 mol → 1,5n   →  n    →     n

Y gồm 1 mol CnH2n và 1,5n mol O2

Z gồm CO2 (n mol) và H2O (n mol)

dY/Z = MY / MZ

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử chung cho 2 anken là CnH2n có 1 mol

CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

1 mol → 1,5n   →  n    →     n

Y gồm 1 mol CnH2n và 1,5n mol O2

Z gồm CO2 (n mol) và H2O (n mol)

${d_{Y/Z}} = {\rm{ }}\frac{{\frac{{1.14n{\rm{ }} + {\rm{ }}1,5n.32}}{{1 + 1,5n}}}}{{\frac{{44n{\rm{ }} + {\rm{ }}18n}}{{n + n}}}} = \frac{{744}}{{713}}\,\, =  > \,\,n = 2,4$

=> 2 anken là C2H4 và C3H6

Câu 27 :

Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là bao nhiêu ?

  • A.

    0,24 mol

  • B.

    0,6 mol

  • C.

    0,4 mol

  • D.

    0,32 mol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

C2H6  →  C2H4  +  H2

p/ ứng (mol)      a               a            a

                        C2H6  →  C2H2  +  H2

p/ ứng (mol)      b                b          b

hỗn hợp X gồm C2H6 dư (0,4-a-b) mol

                           C2H4 a mol; C2H2 b mol; H2 (a+b) mol

\(\begin{gathered}{d_{X/e\tan }} = 0,4 \to {M_X} = 12 \hfill \\\frac{{30}}{{0,4 + a + 2b}} = 12 \to a + 2b = 0,6 \hfill \\ \end{gathered} \)

Lời giải chi tiết :

C2H6  →  C2H4  +  H2

p/ ứng (mol)      a               a            a

                        C2H6  →  C2H2  +  H2

p/ ứng (mol)      b                b          b

hỗn hợp X gồm C2H6 dư (0,4-a-b) mol

                           C2H4 a mol; C2H2 b mol; H2 (a+b) mol

Ta có:

 \(\begin{gathered}{d_{X/e\tan }} = 0,4 \to {M_X} = 12 \hfill \\ \frac{{30}}{{0,4 + a + 2b}} = 12 \to a + 2b = 0,6(mol) \hfill \\ {n_{B{r_2}}} = {n_{{C_2}{H_4}}} + 2{n_{{C_2}{H_2}}} = a + 2b = 0,6(mol) \hfill \\ \end{gathered} \)

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X thu được m gam nước. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C2H2.

  • B.

    C3H4.

  • C.

    C4H6.

  • D.

    C5H8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: mankin X = mC + mH

+) nC = nCO2

+) nC : nH = 2m/27 : 2m/18

Lời giải chi tiết :

nH2O = m / 18

Bảo toàn khối lượng: mankin X = mC + mH => mC = m – 2.m/18 = 8m/9

=> nC = nCO2 = 2m/27

=> nC : nH = 2m/27 : 2m/18 = 2 : 3

=> CTĐGN của X là C2H3 => CTPT của X là C4H6

Câu 29 :

Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và propin vào dung dịch AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Phần trăm số mol axetilen trong X là

  • A.

    70%.

  • B.

    30%.

  • C.

    60%.

  • D.

    40%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nkết tủa = nankin

Lời giải chi tiết :

Gọi nC2H2 = x mol;  nC3H4 = y mol

=> x + y = 0,5  (1)

nkết tủa = nankin => nAg2C2 = x mol; nC3H3Ag = y mol

=> 240x + 147y = 92,1  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,2;  y = 0,3

=> %nC2H2 = 40%

Câu 30 :

Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :    

  • A.

    15,654.            

  • B.

    15,465.            

  • C.

    15,546.            

  • D.

    15,456.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

$ + ){m_H} = 2.{n_{{H_2}O}}$

$ + ){m_C} = {m_{hi{\text{dr}}oc{\text{a}}cbon}} - {m_H}$

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức phân tử trung bình của A và B là: ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n - 6}}$

${n_{{H_2}O}} = \frac{{8,1}}{{18}} = 0,45\,\,mol \Rightarrow {m_H} = 0,45.2\,\, = 0,9\,\,gam$

$\Rightarrow {m_C} = 9,18 - 0,9 = 8,28\,\,gam \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = {n_C} = \frac{{8,28}}{{12}} = 0,69\,\,mol.$

Vậy thể tích CO2 thu được là : 0,69.22,4=15,456 lít.

Câu 31 :

Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren dư. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung dịch KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là

  • A.

    60%

  • B.

    75%

  • C.

    80%

  • D.

    83,33%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

n stiren = 0,1 mol

n I2 = 0,005 mol

=> n Br2 dư => n Br2 phản ứng (cộng với stiren) => n stiren  => H%

Lời giải chi tiết :

Ta có:  n stiren = 0,1 mol

n I2 = 1,27/254 = 0,005 mol

=> n Br2 dư = 0,005 mol

=> n Br2 phản ứng (cộng với stiren)= 0,2. 0,15 - 0,005 = 0,025mol

=> n stiren = 0,025

=> Hiệu suất = (0,1-0,025) / 0,1= 75%

Câu 32 :

Cho 18,4 gam X gồm glixerol và một ancol no đơn chức Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí hiđro (đktc). Lượng hiđro do Y sinh ra bằng 2/3 lượng hiđro do glixerol sinh ra. Công thức phân tử của Y là

  • A.

    CH3OH

  • B.

    C2H5OH

  • C.

    C3H7OH

  • D.

    C4H9OH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ phản ứng

C3H5(OH)3 $\xrightarrow{{ + Na}}$ H2 

a mol                    1,5a mol 

ROH $\xrightarrow{{ + Na}}$  H2

b mol         0,5b mol

+) nH= 1,5.nC3H5(OH)3 + 0,5.nROH

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng

C3H5(OH)3 $\xrightarrow{{ + Na}}$ H2                                    

a mol                   1,5a mol

ROH $\xrightarrow{{ + Na}}$  H2

b mol           0,5b mol

+) nH= 1,5.nC3H5(OH)3 + 0,5.nROH

Ta có phương trình : nH= 1,5a + 0,5b =$\frac{{5,6}}{{22,4}}$ = 0,25 (1) và 0,5b =$\frac{2}{3}$ .1,5a (2)

Từ (1) và (2) suy ra a = 0,1 ; b = 0,2 mol

mX = 0,1 . 92 + 0,2 . (R + 17) = 18,4 => R = 29 (C2H5). Vậy ancol Y là C2H5OH

Câu 33 :

Đun ancol X đơn chức với H2SO4 đặc thu được hợp chất hữu cơ Y có dY/ X = 1,75. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C3H5OH  

  • B.

    C3H7OH  

  • C.

    C4H7OH

  • D.

    C4H9OH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) dY/ X = 1,5 > 1 nên Y là ete

+) dY/ X = $\frac{{2R + 16}}{{R + 17}}$ = 1,75 => R = 55 (C4H7)

Lời giải chi tiết :

Vì dY/ X = 1,75 > 1 nên Y là ete

 Ta có sơ đồ : 2ROH $\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,\,đặc,\,\,{t^o}}}$  ROR

dY/ X = $\frac{{2R + 16}}{{R + 17}}$ = 1,75 => R = 55 (C4H7). Vậy công thức phân tử của X là C4H7OH

Câu 34 :

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A.

    axetanđehit

  • B.

    metan

  • C.

    phenol

  • D.

    propan-1-ol

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan.

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

  • A.
    C3H7CHO.
  • B.
    CH3CHO.
  • C.
     C2H5CHO.
  • D.
    C2H3CHO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

BTNT C, H: nC = nCO2 = 0,4 mol; nH = 2nH2O = 0,8 mol

BTKL: mO(A) = mA - mC - mH = 7,2 - 0,4.(12+2) = 1,6 gam

=> n= 0,1 mol

=> n: nH : nO = 4 : 8 : 1. Mà nAg : nA = 2 : 1 => Phân tử A có chứa 1 nhóm -CHO

=> A có CTPT C4H8O, CTCT là C3H7CHO

Câu 36 :

Hợp chất A chứa C, H, O có M < 90 đvC. A tham gia phản ứng tráng bạc và có thể tác dụng với H2 (xt Ni) sinh ra ancol chứa C bậc IV trong phân tử. Công thức của A là

  • A.

    (CH3)2CHCHO.        

  • B.

    (CH3)2CH-CH2CHO.

  • C.

    (CH3)3C-CH2CHO.   

  • D.

    (CH3)3CCHO.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

A có khả năng tráng bạc => A chứa gốc –CHO

Ancol chứa C bậc IV => có dạng (CH3)3C-R-CHO

Vì M < 90 => 57 + R + 29 < 90 => R = 0

=> A là (CH3)3CCHO.

Câu 37 :

Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là

  • A.

    10,12 g                    

  • B.

    6,48 g                          

  • C.

    8,10 g                 

  • D.

    16,20 g

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Vì số mol ancol lớn hơn số mol axit nên ancol dư.

+) Số mol ancol pư = số mol  axit

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : mancol + maxit = meste + mnước

Lời giải chi tiết :

Vì số mol ancol lớn hơn số mol 2 axit nên ancol dư.

Số mol ancol pư = số mol 2 axit = 0,1 mol. áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có

 mancol + maxit = meste + mnước => 0,1.46 + 5,3 = meste + 0,1.18 => meste = 8,10 gam

H = 80% nên meste thu được = $\frac{{8,10.80}}{{100}}$= 6,48 gam.

Câu 38 :

Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro có khối lượng là m gam đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3  trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Tính giá trị của m.

  • A.

    5,6 gam

  • B.

    5,4 gam

  • C.

    5,8 gam

  • D.

    6,2 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\(X\xrightarrow{{Ni}}\left\{ \begin{gathered}\xrightarrow{{AgN{O_3}/N{H_3}}}{C_2}{H_2}:0,05\,\,mol \hfill \\\xrightarrow{{B{r_2}}}{C_2}{H_4}:0,1\,\,mol \hfill \\ \to Z\left\{ \begin{gathered}{H_2} \hfill \\{C_2}{H_6} \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{H_2}O:0,25 \hfill \\C{O_2}:0,1 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{BTNT\,:H + C}}\left\{ \begin{gathered}{H_2}:0,1 \hfill \\ {C_2}{H_6}:0,05 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

Lời giải chi tiết :

Giải bài toán theo sơ đồ sau:

\(X\xrightarrow{{Ni}}\left\{ \begin{gathered}\xrightarrow{{AgN{O_3}/N{H_3}}}{C_2}{H_2}:0,05\,\,mol \hfill \\\xrightarrow{{B{r_2}}}{C_2}{H_4}:0,1\,\,mol \hfill \\\to Z\left\{ \begin{gathered}{H_2} \hfill \\ {C_2}{H_6} \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{H_2}O:0,25 \hfill \\C{O_2}:0,1 \hfill \\\end{gathered}  \right.\xrightarrow{{BTNT\,:H + C}}\left\{ \begin{gathered}{H_2}:0,1 \hfill \\{C_2}{H_6}:0,05 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

BTKL: \({m_X} = {m_{{C_2}{H_2}}} + {m_{{C_2}{H_4}}} + {m_{{C_2}{H_6}}} + {m_{{H_2}}} = 5,8gam\)

Câu 39 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A.

    86,4.

  • B.

    97,2.

  • C.

    108,0.

  • D.

    129,6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Từ nH2 => nNa phản ứng => nNa dư

+) ∑nNa ban đầu = nNa phản ứng + nNa dư

+) Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2}$

+) Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}}$

Y có dạng: R(OH)a ($\dfrac{1}{a}$ mol) => số C trong Y

+) Biện các ancol trong Y => anđehit trong Z

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,5 mol => nNa phản ứng = 1 mol

=> nNa dư = 0,25 mol

=> ∑nNa ban đầu = 1 + 0,25 = 1,25 mol

Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2} = 0,625{\text{ }}mol$

Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}} = 1$

Y có dạng: R(OH)a (($\dfrac{1}{a}$  mol)

=> số C $ = \dfrac{{{n_C}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{1}{{\dfrac{1}{a}}} = a$

Vậy Y chứa các ancol có số C = số mol OH

Mặt khác, Y tạo ra từ anđehit nên các ancol đều bậc 1

=> CH3OH và C2H4(OH)2

=> X gồm HCHO và (CHO)2

=> nAg = 4.nX = 1,2

=> mAg = 129,6

Câu 40 :

M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y, Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY­ < MZ); X và Y no, Z không no (có 1 liên kết đôi C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau.

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 45,024 lít khí CO2 (đktc) và 46,44 gam H2O

- Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2

- Đun nóng phần 3 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 18,752 gam hỗn hợp 6 ete (T). Đốt cháy hoàn toàn T thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.

Hiệu suất tạo ete của X, Y, Z lần lượt là

  • A.

    50%; 40%; 35%.

  • B.

    50%; 60%; 40%.

  • C.

    60%; 40%; 35%.

  • D.

    60%; 50%; 35%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì Z chứa 1 liên kết đôi => đốt cháy Z thu được ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}$

=> ${n_X} + {n_Y} = {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}}$

+) ${n_Z} = {n_{B{r_2}}}$

+) Tính số C trung bình của hỗn hợp M => các ancol trong M  

Đặt x, y, z là số mol X, Y, Z đã phản ứng

=> ${n_{ete}} = {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol{\text{ }}pư}}}}{2} = \dfrac{{x + y + z}}{2}$

+) Bảo toàn khối lượng: mX + mY + mZ = mete + mH2O  => PT (1)

+) Từ số mol CO2 khi đốt T => PT (2)

+) Từ số mol H2O khi đốt T => PT (3)

(1), (2), (3) => x; y; z => hiệu suất

Lời giải chi tiết :

Đốt phần 1 thu được: ${n_{C{O_2}}} = 2,01{\text{ }}mol$ và ${n_{{H_2}O}} = 2,58{\text{ }}mol$

Vì Z chứa 1 liên kết đôi => đốt cháy Z thu được ${n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}$

=> ${n_X} + {n_Y} = {n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}} = 0,57$

${n_Z} = {n_{B{r_2}}} = 0,1$

=> nM = 0,67 => số C = 3

Vậy M chứa:

X là C2H5OH: 0,1 mol

Y là C3H7OH: 0,47 mol

Z là C4H7OH: 0,1 mol

(số C = 3 nên nX = nZ)

Đặt x, y, z là số mol X, Y, Z đã phản ứng

=> ${n_{ete}} = {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_{ancol{\text{ }}pư}}}}{2} = \dfrac{{x + y + z}}{2}$

Bảo toàn khối lượng: mX + mY + mZ = mete + mH2O 

=> 46x + 60y + 72z = 18,752 + 18.(x+y+z)/2   (1)

Đốt T thu được:

${n_{C{O_2}}} = 2x + 3y + 4z = 1,106\,\left( 2 \right)$

${n_{{H_2}O}} = 3x + 4y + 4z-\dfrac{{x + y + z}}{2} = 1,252\,\left( 3 \right)$

Giải hệ (1), (2), (3) => x = 0,05; y = 0,282; z = 0,04

=> H(X) = 50%;  H(Y) = 60%;  H(Z) = 40%

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.