Đề thi học kì 2 Hóa 11 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Câu nào đúng khi nói về hiđrocacbon no ?

Hiđrocacbon no là

  • A.

    Hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn

  • B.

    Hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn

  • C.

    Hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi

  • D.

    Hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H

Câu 2 :

B là ancol chứa 1 liên kết đôi trong phân tử, khối lượng phân tử của B nhỏ hơn 60u. B là

  • A.

    CH2=CH-CH2-CH2-OH        

  • B.

    CH2=CH-OH

  • C.

    CH2=CH(OH)-CH3

  • D.

    CH2=CH-CH­2-OH

Câu 3 :

Cho các chất: (1) benzen, (2) toluen, (3) xiclohexan, (4) hex-5-trien, (5) xilen, (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là

  • A.

    (1), (2), (3), (4)

  • B.

    (1), (2), (5), (6)

  • C.

    (2), (3), (5), (6)

  • D.

    (1), (5), (6), (4)

Câu 4 :

Tên gọi nào sau đây ứng với công thức cấu tạo : CH2=C(CH3)-CH=CH2 ?

  • A.

    Isopren.

  • B.

    2-metylbuta-1,3-đien.

  • C.

    Metylbutađien.           

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 5 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A.

    C15H31COOH.

  • B.

    C17H33COOH.

  • C.

    C17H35COOH.

  • D.

    C17H31COOH.

Câu 6 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ankađien A cần 7 mol oxi. Công thức phân tử của A là

  • A.

    C4H6 

  • B.

    C5H

  • C.

    C3H4

  • D.

    C6H10

Câu 7 :

Để điều chế C2H6 có thể nung hỗn hợp chất X với “vôi tôi – xút”, X là

  • A.

    CH3COONa

  • B.

    C2H5COOK

  • C.

    Al4C3

  • D.

    HCOOK

Câu 8 :

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A.

    CH3-CH2-CHBr-CH2Br.     

  • B.

    CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.     

  • C.

    CH3-CH2-CHBr-CH3.

  • D.

    CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Trong phân tử hiđrocacbon, số nguyên tử hiđro luôn là số chẵn.

  • B.

    Trong phân tử ankan chỉ gồm các liên kết σ.

  • C.

    Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

  • D.

    Công thức chung của hiđrocacbon no có dạng CnH2n+2.

Câu 10 :

Công thức tổng quát của hiđrocacbon là CnH2n+2-2a. Đối với stiren (C8H8), giá trị của n và a lần lượt là

  • A.

    8 và 5

  • B.

    5 và 8

  • C.

    8 và 4

  • D.

    4 và 8

Câu 11 :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ chất nào sau đây ?

  • A.

    CH3CHO.      

  • B.

    CH3COOCH3.

  • C.

    CH4.

  • D.

    C2H5OH.

Câu 12 :

Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây

  • A.

    Na                              

  • B.

     NaOH                            

  • C.

     dung dịch HCl                   

  • D.

     dung dịch Br2

Câu 13 :

Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:

  • A.

    metylclorua

  • B.

    clometan

  • C.

    đimetyl ete

  • D.

    A và B đều đúng

Câu 14 :

Có bao nhiêu anđehit 2 chức có CTĐGN là C2H3O?

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    3

Câu 15 :

Chất nào dưới đây không tác dụng với nước brom?

  • A.

    Axetilen

  • B.

    Etilen

  • C.

    Propan

  • D.

    Stiren

Câu 16 :

Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietilen này là

  • A.

    20000

  • B.

    2000

  • C.

    1500

  • D.

    15000

Câu 17 :

Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

  • A.

    isohexan. 

  • B.

    3-metylpent-3-en.

  • C.

    3-metylpent-2-en.

  • D.

    2-etylbut-2-en.

Câu 18 :

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

  • A.

    CH3CH2OH và CH2=CH2

  • B.

    CH3CH2OH và CH3CHO

  • C.

    CH3CHO và CH3CH2OH

  • D.

    CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Câu 19 :

Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in

  • A.

    dung dịch brom và dung dịch AgNO3/NH3

  • B.

    dung dịch AgNO3

  • C.

    dung dịch AgNO3/NH3 và KMnO4

  • D.

    dung dịch HCl và dung dịch brom

Câu 20 :

Cho anđehit cộng H2 theo phản ứng sau: CnH2n+1-2aCHO + xH2 → CnH2n+1CH2OH. Hệ số x của H2 bằng

  • A.

    a + 1

  • B.

    2a       

  • C.

    a/2       

  • D.

     a

Câu 21 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A.

    Nước.                         

  • B.

     Benzen.

  • C.

    Dung dịch axit HCl. 

  • D.

    Dung dịch NaOH.

Câu 22 :

Ý kiến khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.

    Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, công thức CnH2n-2

  • B.

    Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, trong mạch C có liên kết ba

  • C.

    Axetilen và các đồng đẳng gọi chung là các ankyl

  • D.

    Ankin là các hiđrocacbon không no, mạch hở, liên kết bội trong mạch cacbon là một liên kết ba.

Câu 23 :

Cho 5,6 lít ankan thể tích đo ở 27,3oC và 2,2 atm tác dụng hết với clo ngoài ánh sáng thu được một dẫn xuất clo duy nhất có khối lượng 49,5 gam. Công thức phân tử của ankan là:

  • A.
    C4H10 
  • B.
    C3H8    
  • C.
    CH4
  • D.
    C2H6
Câu 24 :

Crackinh 5,8 gam C4H10 được hỗn hợp khí X. Khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn X là:

  • A.

    9 gam        

  • B.

    4,5 gam    

  • C.

    36 gam     

  • D.

    18 gam

Câu 25 :

Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y là:

  • A.

    12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.    

  • B.

    8,6 gam C3H6và 11,2 gam C4H8.

  • C.

    5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.    

  • D.

    2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí A gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít H2O. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. CTPT của X là

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C3H8

  • D.

    C2H4.

Câu 27 :

Dẫn 10,8 gam but-1-in qua dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

  • A.

    26,8 gam.       

  • B.

    16,1 gam.

  • C.

    53,6 gam.       

  • D.

    32,2 gam.

Câu 28 :

Đốt cháy hết 2,295 gam hai đồng đẳng của benzen A, B thu được CO2 và 2,025 gam H2O. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m và thành phần của muối là

  • A.

    16,195 (2 muối)

  • B.

    16,195 (Na2CO3)

  • C.

    7,98 (NaHCO3)

  • D.

    10,6 (Na2CO3)

Câu 29 :

Cho a mol một ancol X tác dụng với Na thu được \(\frac{a}{2}\) mol H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vậy X là:

  • A.
    C3H7OH.                           
  • B.
    C2H5OH.                           
  • C.
    C4H9OH.                           
  • D.
    C2H4(OH)2.
Câu 30 :

Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

  • A.

    0,92

  • B.

    0,32

  • C.

    0,64

  • D.

    0,46

Câu 31 :

Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

  • A.

    11,585 gam.

  • B.

    16,555 gam.

  • C.

    9,930 gam.     

  • D.

    13,240 gam.

Câu 32 :

Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

  • A.

    50,98

  • B.

    61,78

  • C.

    30,89

  • D.

    43,82

Câu 33 :

Hỗn hợp X gồm 2 axit đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam X cho phản ứng với 75 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng phải dùng 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà kiềm dư, cô cạn dung dịch được 1,0425 gam hỗn hợp muối. CTPT của 2 axit là              

  • A.

    C2H3COOH; C3H5COOH     

  • B.

    CH3COOH; C2H5COOH      

  • C.

    C3H7COOH; C2H5COOH    

  • D.

    HCOOH; CH3COOH

Câu 34 :

Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H(đktc). Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là

  • A.

    CH3COOH, H% = 68%.       

  • B.

    CH2=CHCOOH, H%= 78%.

  • C.

    CH2=CHCOOH, H% = 72%.

  • D.

    CH3­COOH, H% = 72%.

Câu 35 :

Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X

  • A.

    C2H4(COOH)2  

  • B.

    CH2(COOH)2                        

  • C.

    CH3COOH     

  • D.

    (COOH)2

Câu 36 :

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là:

  • A.
    C3H5COOH và 54,88%.
  • B.
    C2H3COOH và 43,90%.
  • C.
    C2H5COOH và 56,10%.
  • D.
    HCOOH và 45,12%.
Câu 37 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp X gồm (axetilen, etan và propilen) thu được 0,4 mol nước. Mặt khác 0,5 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,625 mol Br2. Phần trăm thể tích của etan trong hỗn hợp X là:

  • A.

    50%.

  • B.

    33,3%.

  • C.

    25 %.                

  • D.

    35%.

Câu 38 :

Dung dịch chứa 5,4 gam chất  X đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất Y chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản ứng hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là

  • A.

    (CH3)2C6H3-OH.

  • B.

    CH3 -C6H4-OH.

  • C.

    C6H5-CH2-OH.

  • D.

    C3H7-C6H4-OH.

Câu 39 :

Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4 ; 0,2 mol C2H4 ; 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2  là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là:                      

  • A.

    17,2.

  • B.

    9,6.

  • C.

    7,2

  • D.

    3,1.

Câu 40 :

X, Y là hai anđehit có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (MX < MY) đều mạch hở, không phân nhánh và no. Đốt cháy hết 13 gam hỗn hợp anđehit trên thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp anđehit trên là

  • A.

    44,62%

  • B.

    55,38%

  • C.

    24,35%

  • D.

    75,65%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu nào đúng khi nói về hiđrocacbon no ?

Hiđrocacbon no là

  • A.

    Hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn

  • B.

    Hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn

  • C.

    Hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi

  • D.

    Hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn

Câu 2 :

B là ancol chứa 1 liên kết đôi trong phân tử, khối lượng phân tử của B nhỏ hơn 60u. B là

  • A.

    CH2=CH-CH2-CH2-OH        

  • B.

    CH2=CH-OH

  • C.

    CH2=CH(OH)-CH3

  • D.

    CH2=CH-CH­2-OH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

B là ancol chứa 1 liên kết đôi trong phân tử => CTPT của B có dạng CnH2nO ( n ≥ 3)

+) MB < 60 => n

Lời giải chi tiết :

B là ancol chứa 1 liên kết đôi trong phân tử => CTPT của B có dạng CnH2nO ( n ≥ 3)

MB < 60 => 14n + 16 < 60 => n < 3,14

Vì n > 3 => n =3 => CTPT của B là C3H6O

=> CTCT: CH2=CH-CH­2-OH

Câu 3 :

Cho các chất: (1) benzen, (2) toluen, (3) xiclohexan, (4) hex-5-trien, (5) xilen, (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là

  • A.

    (1), (2), (3), (4)

  • B.

    (1), (2), (5), (6)

  • C.

    (2), (3), (5), (6)

  • D.

    (1), (5), (6), (4)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết CTCT cra các chất. Chất nào có vòng benzen thì là hidrocacbon thơm.

Lời giải chi tiết :

Các hidrocacbon thơm gồm benzen; toluen; xilen; cumen.

Câu 4 :

Tên gọi nào sau đây ứng với công thức cấu tạo : CH2=C(CH3)-CH=CH2 ?

  • A.

    Isopren.

  • B.

    2-metylbuta-1,3-đien.

  • C.

    Metylbutađien.           

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CH2=C(CH3)-CH=CH2 có thể được gọi là : Isopren; 2-metylbuta-1,3-đien; metylbutađien.

Câu 5 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A.

    C15H31COOH.

  • B.

    C17H33COOH.

  • C.

    C17H35COOH.

  • D.

    C17H31COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Axit panmitic có CTPT là C15H31COOH.

Câu 6 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ankađien A cần 7 mol oxi. Công thức phân tử của A là

  • A.

    C4H6 

  • B.

    C5H

  • C.

    C3H4

  • D.

    C6H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ankadien có CTPT CnH2n-2

Phản ứng:

\(\begin{array}{l}{C_n}{H_{2n - 2}} + \dfrac{{3n - 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O\\ \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{{3n - 1}}{2}{n_{ankadien}}\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

Ankadien có CTPT CnH2n-2

Phản ứng:

\(\begin{array}{l}{C_n}{H_{2n - 2}} + \dfrac{{3n - 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O\\ \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{{3n - 1}}{2}{n_{ankadien}}\\7 = \dfrac{{3n - 1}}{2}.1 \to n = 5\end{array}\)

CTPT của A là C5H8

Câu 7 :

Để điều chế C2H6 có thể nung hỗn hợp chất X với “vôi tôi – xút”, X là

  • A.

    CH3COONa

  • B.

    C2H5COOK

  • C.

    Al4C3

  • D.

    HCOOK

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

2C2H5COOK + 2NaOH \(\xrightarrow{{CaO,{t^o}}}\) 2C2H6 + Na2CO3 + K2CO3

Câu 8 :

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

  • A.

    CH3-CH2-CHBr-CH2Br.     

  • B.

    CH2Br-CH2-CH2-CH2Br.     

  • C.

    CH3-CH2-CHBr-CH3.

  • D.

    CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quy tắc: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.

Lời giải chi tiết :

But-1-en: CH2=CH–CH­­­2–CH3

Quy tắc: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.

=> cacbon số 1 bậc 2 còn cacbon số 2 bậc 3 => Br sẽ ưu tiên thế vào cacbon số 2

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Trong phân tử hiđrocacbon, số nguyên tử hiđro luôn là số chẵn.

  • B.

    Trong phân tử ankan chỉ gồm các liên kết σ.

  • C.

    Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

  • D.

    Công thức chung của hiđrocacbon no có dạng CnH2n+2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là: Công thức chung của hiđrocacbon no có dạng CnH2n+2

Vì xicloankan cũng là hiđrocacbon no mà CTPT dạng CnH2n

Câu 10 :

Công thức tổng quát của hiđrocacbon là CnH2n+2-2a. Đối với stiren (C8H8), giá trị của n và a lần lượt là

  • A.

    8 và 5

  • B.

    5 và 8

  • C.

    8 và 4

  • D.

    4 và 8

Đáp án : A

Phương pháp giải :

lập phương trình cho 2 ẩn n và a.

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{array}{l}n = 8\\2n + 2 - 2a = 8\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}n = 8\\a = 5\end{array} \right.\)

Câu 11 :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ chất nào sau đây ?

  • A.

    CH3CHO.      

  • B.

    CH3COOCH3.

  • C.

    CH4.

  • D.

    C2H5OH.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, HCHO được điều chế từ CH4 hoặc CH3OH

Câu 12 :

Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây

  • A.

    Na                              

  • B.

     NaOH                            

  • C.

     dung dịch HCl                   

  • D.

     dung dịch Br2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phenol không tác dụng với dd HCl

Câu 13 :

Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:

  • A.

    metylclorua

  • B.

    clometan

  • C.

    đimetyl ete

  • D.

    A và B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit

Lời giải chi tiết :

CH3OH + HCl → CH3Cl + H2O

CH3Cl có tên là metylclorua và clometan

Câu 14 :

Có bao nhiêu anđehit 2 chức có CTĐGN là C2H3O?

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Anđehit 2 chức có 2 nhóm –CHO => phân tử có 2 nguyên tử O

=> CTPT: C4H6O2

1. OHC-CH2-CH2-CHO

2. CH3-CH(CHO)2

Câu 15 :

Chất nào dưới đây không tác dụng với nước brom?

  • A.

    Axetilen

  • B.

    Etilen

  • C.

    Propan

  • D.

    Stiren

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các ankan không tham gia loại phản ứng cộng

=> Propan không tác dụng với brom

Câu 16 :

Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietilen này là

  • A.

    20000

  • B.

    2000

  • C.

    1500

  • D.

    15000

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết phản ứng trùng hợp anken.

Lời giải chi tiết :

M(-CH2-CH2-)n = 28n = 56000 => n = 2000

Vậy hệ số polime là n = 2000

Câu 17 :

Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

  • A.

    isohexan. 

  • B.

    3-metylpent-3-en.

  • C.

    3-metylpent-2-en.

  • D.

    2-etylbut-2-en.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết anken

Lời giải chi tiết :

$\overset{5}{\mathop{C}}\,{{H}_{3}}\text{-}\overset{4}{\mathop{C}}\,{{H}_{2}}\text{-}\overset{3}{\mathop{C}}\,\left( C{{H}_{3}} \right)=\overset{2}{\mathop{C}}\,H\text{-}\overset{1}{\mathop{C}}\,{{H}_{3}}$                        

Tên X là :  3-metylpent-2-en.

Câu 18 :

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

  • A.

    CH3CH2OH và CH2=CH2

  • B.

    CH3CH2OH và CH3CHO

  • C.

    CH3CHO và CH3CH2OH

  • D.

    CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ glucozơ dựa vào phản ứng lên men ta thu được rượu etylic => Loại C và D

Xét ý A và B, chỉ có CH3CHO + 1/2O2 → CH3COOH (xúc tác + nhiệt độ) (phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp) là thỏa mãn

Câu 19 :

Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in

  • A.

    dung dịch brom và dung dịch AgNO3/NH3

  • B.

    dung dịch AgNO3

  • C.

    dung dịch AgNO3/NH3 và KMnO4

  • D.

    dung dịch HCl và dung dịch brom

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết sitren

Lời giải chi tiết :

Sử dụng dung dịch AgNO3/NH3 và KMnO4

Sử dụng dung dịch AgNO3/NH3 và KMnO4

Hex – 1 – in tạo kết tủa với AgNO3/NH3

\(CH \equiv C - C{H_2} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3} + AgN{O_3} + N{H_3} \to AgC \equiv C - C{H_2} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3} \downarrow  + N{H_4}N{O_3}\)

Dùng KMnO4 để phân biệt 3 dung dịch còn lại

Benzen không làm mất màu dung dịch này ở mọi điều kiện
Toluen không phản ứng với dung dịch này ở điều kiện thường, khi đun nóng làm mất màu thuốc tím:
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 +H2O
Stiren phản ứng làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường:
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

Câu 20 :

Cho anđehit cộng H2 theo phản ứng sau: CnH2n+1-2aCHO + xH2 → CnH2n+1CH2OH. Hệ số x của H2 bằng

  • A.

    a + 1

  • B.

    2a       

  • C.

    a/2       

  • D.

     a

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng của anđehit

Lời giải chi tiết :

CnH2n+1-2aCHO + (a + 1)H2 → CnH2n+1CH2OH

Câu 21 :

Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?

  • A.

    Nước.                         

  • B.

     Benzen.

  • C.

    Dung dịch axit HCl. 

  • D.

    Dung dịch NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết ankan

Lời giải chi tiết :

Ankan hoà tan tốt trong dung môi hữu cơ => tan tốt trong benzen

Câu 22 :

Ý kiến khẳng định nào sau đây đúng?

  • A.

    Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, công thức CnH2n-2

  • B.

    Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, trong mạch C có liên kết ba

  • C.

    Axetilen và các đồng đẳng gọi chung là các ankyl

  • D.

    Ankin là các hiđrocacbon không no, mạch hở, liên kết bội trong mạch cacbon là một liên kết ba.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án A sai vì CH2=CH-CH=CH2 cũng có CTPT CnH2n-2 nhưng không phải ankin.

Đáp án B sai vì CH≡C-CH=CH2 có liên kết ba nhưng không phải ankin.

Đáp án C sai vì axetilen và các đồng đẳng gọi chung là các ankin.

Câu 23 :

Cho 5,6 lít ankan thể tích đo ở 27,3oC và 2,2 atm tác dụng hết với clo ngoài ánh sáng thu được một dẫn xuất clo duy nhất có khối lượng 49,5 gam. Công thức phân tử của ankan là:

  • A.
    C4H10 
  • B.
    C3H8    
  • C.
    CH4
  • D.
    C2H6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số mol ankan bằng số mol dẫn xuất và bằng: \(n = \frac{{PV}}{{RT}}\). (Hằng số \({\rm{R }} = \frac{{{\rm{22,4}}}}{{{\rm{273}}}} \approx 0,082.\))

Công thức dẫn xuất là CnH2n+2-xClx có khối lượng phân tử: 14n + 2 - x + 35,5x = 99.

=> x, n

Lời giải chi tiết :

Số mol ankan bằng số mol dẫn xuất và bằng: \(n = \frac{{PV}}{{RT}} = \frac{{5,6.2,2}}{{\frac{{22,4}}{{273}}.(273 + 27,3)}} = 0,5\). (Hằng số \({\rm{R }} = \frac{{{\rm{22,4}}}}{{{\rm{273}}}} \approx 0,082.\))

Công thức dẫn xuất là CnH2n+2-xClx có khối lượng phân tử: 14n + 2 - x + 35,5x = 99.

Vậy x = 2, n = 2 là phù hợp.

Câu 24 :

Crackinh 5,8 gam C4H10 được hỗn hợp khí X. Khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn X là:

  • A.

    9 gam        

  • B.

    4,5 gam    

  • C.

    36 gam     

  • D.

    18 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy hỗn hợp X cũng giống như đốt cháy C4H10 đều thu được số mol CO2 và H2) như nhau

+) Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 5.nC4H10

Lời giải chi tiết :

nC4H10 = 0,1 mol

Đốt cháy hỗn hợp X cũng giống như đốt cháy C4H10 đều thu được số mol CO2 và H2) như nhau

Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 5.nC4H10 = 0,5 mol

=> mH2O = 0,5.18 = 9 (g)

Câu 25 :

Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y là:

  • A.

    12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.    

  • B.

    8,6 gam C3H6và 11,2 gam C4H8.

  • C.

    5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.    

  • D.

    2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nCO2 = nH2O = 1,3 mol => Gọi công thức của 2 hiđrocacbon là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}\)

+) \(\overline n  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}} = \dfrac{{1,3}}{{0,5}} = 2,6\)

+) Gọi số mol C2H4 và C3H6  là a, b (mol)

+) Ta có 

 

Lời giải chi tiết :

nCO2 = nH2O = 1,3 mol => Gọi công thức của 2 hiđrocacbon là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}\)

\(\overline n  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}} = \dfrac{{1,3}}{{0,5}} = 2,6\) => CTPT của 2 chất là C2H4 và C3H6 

Gọi số mol C2H4 và C3H6  là a, b (mol)

Ta có: 

 

 

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí A gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít H2O. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. CTPT của X là

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C3H8

  • D.

    C2H4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đốt cháy ankin và X thu được VCO2 = VH2O => X là ankan

=> số C trung bình = VCO2 / Vhỗn hợp = 2 / 1 = 2 => cả 2 chất đều có 2C

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy ankin và X thu được VCO2 = VH2O => X là ankan

=> số C trung bình = VCO2 / Vhỗn hợp = 2 / 1 = 2 => cả 2 chất đều có 2C

=> X là C2H6

Câu 27 :

Dẫn 10,8 gam but-1-in qua dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

  • A.

    26,8 gam.       

  • B.

    16,1 gam.

  • C.

    53,6 gam.       

  • D.

    32,2 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

PTHH: CH3–CH2–C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3–CH2–C≡CAg ↓vàng nhạt + NH4NO3

+) nkết tủa = nC4H6 => m

Lời giải chi tiết :

nC4H6 = 0,2 mol

CH3–CH2–C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3–CH2–C≡CAg ↓vàng nhạt + NH4NO3

     0,2                                     →                    0,2

=> nkết tủa = nC4H6 = 0,2 mol => m = 0,2.161 = 32,2 gam

Câu 28 :

Đốt cháy hết 2,295 gam hai đồng đẳng của benzen A, B thu được CO2 và 2,025 gam H2O. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m và thành phần của muối là

  • A.

    16,195 (2 muối)

  • B.

    16,195 (Na2CO3)

  • C.

    7,98 (NaHCO3)

  • D.

    10,6 (Na2CO3)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi CTPT chung của A và B là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  - 6}}\)

Tạo 2 muối=> m muối

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT chung của A và B là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  - 6}}\)

Ta có:

=> Sau phản ứng tạo ra hai muối Na2CO3 (0,0775 mol) và NaHCO3 (0,095 mol)

m muối = 16,195 gam

Câu 29 :

Cho a mol một ancol X tác dụng với Na thu được \(\frac{a}{2}\) mol H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vậy X là:

  • A.
    C3H7OH.                           
  • B.
    C2H5OH.                           
  • C.
    C4H9OH.                           
  • D.
    C2H4(OH)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì nH2 = \(\frac{1}{2}\)nX nên X có 1 nhóm OH (*)

Đốt cháy X có nCO2 < nH2O ⟹ X là ancol no (**)

Từ (*) và (**) ⟹ Z là ancol no, đơn chức

- Tính số mol của X theo công thức tính nhanh khi đốt ancol no, mạch hở:

nX = nH2O – nCO2

- Tính số nguyên tử C của X:

 Số nguyên tử C = nC : nX = nCO2 : nX

Lời giải chi tiết :

Vì nH2 = \(\frac{1}{2}\)nX nên X có 1 nhóm OH (*)

Đốt cháy X có nCO2 (= 0,3 mol) < nH2O (= 0,45 mol) ⟹ X là ancol no (**)

Từ (*) và (**) ⟹ Z là ancol no, đơn chức, mạch hở

Khi đốt ancol no, mạch hở ta có: nX = nH2O – nCO2 = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol

Số nguyên tử C = nC : nX = nCO2 : nX = 0,3 : 0,15 = 2

⟹ X là C2H5OH

Câu 30 :

Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

  • A.

    0,92

  • B.

    0,32

  • C.

    0,64

  • D.

    0,46

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nancol = nanđehit  = $\frac{{{m_{CRgiam}}}}{{16}} = \frac{{0,32}}{{16}}$  = 0,02 mol

+) $\overline M = \frac{{0,02.(R + 29) + 0,02.18}}{{0,02 + 0,02}}$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và nguyên tố ta có

+) nancol = nanđehit  = $\frac{{{m_{CRgiam}}}}{{16}} = \frac{{0,32}}{{16}}$  = 0,02 mol

R – CH2OH + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ R – CHO + Cu + H2O

0,02 mol                     0,02 mol             0,02 mol

+) $\overline M = \frac{{0,02.(R + 29) + 0,02.18}}{{0,02 + 0,02}}$

=> R = 15 nên ancol X là C2H5OH

Vậy khối lượng ancol X là : m = 0,02 . 46 = 0,92 gam.

Câu 31 :

Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

  • A.

    11,585 gam.

  • B.

    16,555 gam.

  • C.

    9,930 gam.     

  • D.

    13,240 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi ${n_{{C_6}{H_5}OH}} = \,x\,\,mol;\,{n_{{C_2}{H_5}OH}} = \,y\,mol$ → mhỗn hợp X = PT (1)

→ ${n_{{H_2}}} = \,0,05\,mol$ → PT  (2)

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

Lời giải chi tiết :

Gọi ${n_{{C_6}{H_5}OH}} = \,x\,\,mol;\,\,\,{n_{{C_2}{H_5}OH}}\, = \,y\,\,mol$

→ mhỗn hợp X = 94x + 46y = 6,04   (1)

C6H5OH + Na $\xrightarrow{{}}$ C6H5ONa + $\frac{1}{2}$ H2

   x mol                →                    0,5x mol     

C2H5OH + Na $\xrightarrow{{}}$ C2H5ONa + $\frac{1}{2}$ H2

y mol                         →                   0,5y mol

→ ${n_{{H_2}}} = \,\,\,\frac{{1,12}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,05\,mol$ → 0,5x + 0,5y = 0,05  (2)

Từ (1) và (2) → $\left\{ \begin{gathered}0,5x + 0,5y\, = 0,05 \hfill \\94x + 46y = 6,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,\,\, \to \,\,\,\left\{ \begin{gathered}x = 0,03 \hfill \\ y = 0,07 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Hỗn hợp X + dung dịch Br2 dư :

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

   0,03           →            0,03

→ ${m_ \downarrow } = {m_{{C_6}{H_3}B{r_3}O}} = 0,03.331 = 9,93\,\,gam$                  

Câu 32 :

Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

  • A.

    50,98

  • B.

    61,78

  • C.

    30,89

  • D.

    43,82

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Kết tủa thu được gồm Ag và Ag2C2

+) nAg = 2.nCH3CHO = 2a mol; nAg2C2 = nC2H2 = b mol

+) Cho Ag và Ag2C2 vào HCl dư => thu được chất rắn gồm Ag và AgCl

Bảo toàn Ag: nAgCl = 2.nAg2C2

Lời giải chi tiết :

Gọi nCH3CHO = a mol; nC2H2 = b mol

=> 44a + 26y = 8,04  (1)

Kết tủa thu được gồm Ag và Ag2C2

nAg = 2.nCH3CHO = 2a mol; nAg2C2 = nC2H2 = b mol

=> 2a.108 + 240b = 55,2  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,1 mol; b = 0,14 mol

Cho Ag và Ag2C2 vào HCl dư => thu được chất rắn gồm Ag và AgCl

Bảo toàn Ag: nAgCl = 2.nAg2C2 = 0,28 mol

=> m = 108.0,1.2 + 143,5.0,28 = 61,78 gam

Câu 33 :

Hỗn hợp X gồm 2 axit đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam X cho phản ứng với 75 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng phải dùng 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà kiềm dư, cô cạn dung dịch được 1,0425 gam hỗn hợp muối. CTPT của 2 axit là              

  • A.

    C2H3COOH; C3H5COOH     

  • B.

    CH3COOH; C2H5COOH      

  • C.

    C3H7COOH; C2H5COOH    

  • D.

    HCOOH; CH3COOH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính nNaOH dư = nHCl => nNaOH phản ứng => naxit

+) Bảo toàn khối lượng: maxit = mrắn + mH2O – mNaOH

=> ${{\bar{M}}_{axit}}$ => 2 axit 

Lời giải chi tiết :

nNaOH dư = nHCl = 0,025.0,2 = 0,005 mol

=> nNaOH phản ứng = 0,015 – 0,005 = 0,01 mol 

=> naxit = 0,01 mol

Bảo toàn khối lượng:

maxit = mrắn + mH2O – mNaOH = 1,0425 + 0,01.18 – 0,015.40 = 0,4605

=> ${{\bar{M}}_{axit}}=\frac{0,4605}{0,01}=46,05$

 => 2 axit là HCOOH và CH3COOH

Câu 34 :

Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H(đktc). Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là

  • A.

    CH3COOH, H% = 68%.       

  • B.

    CH2=CHCOOH, H%= 78%.

  • C.

    CH2=CHCOOH, H% = 72%.

  • D.

    CH3­COOH, H% = 72%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Do n ancol < n axit => hiệu suất tính theo ancol

=> n axit và ancol dư = 0,3 – 0,25x + 0,25 – 0,25x = 0,19

=> neste = 0,25.H = 0,18 mol => M = 100 => este là CH2=CH–COOC2H5

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,095 mol => naxit và ancol dư = 0,19 mol

Gọi x là hiệu suất phản ứng

Do số mol ancol < số mol axit nên hiệu suất tính theo ancol

=> n axit và ancol dư = 0,3 – 0,25x + 0,25 – 0,25x = 0,19 => x = 0,72

=> neste = 0,25.0,72 = 0,18 mol => M = 100 => este là CH2=CH–COOC2H5

Câu 35 :

Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X

  • A.

    C2H4(COOH)2  

  • B.

    CH2(COOH)2                        

  • C.

    CH3COOH     

  • D.

    (COOH)2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCO2 / nX = 2

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => X chứa 2 nhóm –COOH

Lời giải chi tiết :

nCO2 / nX = 2 => X chứa 2 C

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => X chứa 2 nhóm –COOH

=> X là HOOC-COOH

Câu 36 :

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là:

  • A.
    C3H5COOH và 54,88%.
  • B.
    C2H3COOH và 43,90%.
  • C.
    C2H5COOH và 56,10%.
  • D.
    HCOOH và 45,12%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ban đầu khối lượng 2 axit bằng 8,2; khối lượng 2 muối natri bằng 11,5.

Số mol axit phản ứng bằng (11,5 - 8,2) : 22 = 0,15 mol

Ta có Maxit = 8,2 : 0,15 = 54,66.

Do hỗn hợp Z tham gia phản ứng tráng gương nên trong hỗn hợp Z có chứa axit fomic HCOOH (Y).

Ta có: nHCOOH = ½ . nAg suy ra nRCOOH

suy ra MRCOOH = mRCOOH : nRCOOH

Từ đó xác định được X và % khối lượng của X trong Z.

Lời giải chi tiết :

Ban đầu khối lượng 2 axit bằng 8,2; khối lượng 2 muối natri bằng 11,5.

Số mol axit phản ứng bằng (11,5 - 8,2) : 22 = 0,15 mol

Ta có Maxit = 8,2 : 0,15 = 54,66.

Do hỗn hợp Z tham gia phản ứng tráng gương nên trong hỗn hợp Z có chứa axit fomic HCOOH (Y).

Gọi công thức cấu tạo của X là RCOOH

Ta có: nHCOOH = ½ . nAg = ½ . 0,2 = 0,1 mol suy ra nRCOOH = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol

Ta có mRCOOH = 8,2 - 0,1 . 46 = 3,6 gam suy ra MRCOOH = mRCOOH : nRCOOH = 3,6 : 0,05 = 72

→ MR = 27, suy ra R là gốc C2H3. Vậy X là C2H3COOH.

Ta có %mC2H3COOH = 3,6.100%/ 8,2 = 43,902%.

Câu 37 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp X gồm (axetilen, etan và propilen) thu được 0,4 mol nước. Mặt khác 0,5 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,625 mol Br2. Phần trăm thể tích của etan trong hỗn hợp X là:

  • A.

    50%.

  • B.

    33,3%.

  • C.

    25 %.                

  • D.

    35%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi số mol của C2H2, C2H6 và C3H6 có trong 24,8 gam X lần lượt là a, b, c mol

+) Từ mhh X => PT  (1)

+) Bảo toàn nguyên tử H: $2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}+6.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}+6.{{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$ => PT (2)

Giả sử trong 0,5 mol X có ka mol C2H2 ; kb mol C2H6 ; kc mol C3H6

=> PT (3)

X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,645 mol Br2

=> ${{n}_{B{{\text{r}}_{2}}}}=2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}+{{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}$ => PT  (4)

Giải ra a, b, c => %n

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của C2H2, C2H6 và C3H6 có trong 6,2 gam X lần lượt là a, b, c mol

=> mhh X = 26a + 30b + 42c = 6,2  (1)

Đốt cháy hoàn toàn X:  

C2H2 → H2O ;  C2H6 → 3H2O ;  C3H6 → 3H2O

Bảo toàn nguyên tử H: $2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}+6.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}+6.{{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}$

=> 2a + 6b + 6c = 0,8  (2)

Giả sử trong 0,5 mol X có ka mol C2H2 ; kb mol C2H6 ; kc mol C3H6

=> ka + kb + kc = 0,5 => k.(a + b + c) = 0,5   (3)

X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,645 mol Br2

=> ${{n}_{B{{\text{r}}_{2}}}}=2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}+{{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}$ => k.(2a + c) = 0,625  (4)

Từ (3) và (4) => $\dfrac{a+b+c}{2\text{a}+c}=\dfrac{0,5}{0,625}$  (5)

Từ (1), (2) và (5) => a = 0,1 ; b = 0,05 ; c = 0,05

$\Rightarrow \%{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}=\dfrac{0,05}{0,1+0,05+0,05}.100\%=25\%$

Câu 38 :

Dung dịch chứa 5,4 gam chất  X đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất Y chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản ứng hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là

  • A.

    (CH3)2C6H3-OH.

  • B.

    CH3 -C6H4-OH.

  • C.

    C6H5-CH2-OH.

  • D.

    C3H7-C6H4-OH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

X+  3Br2 → Y + 3HBr

x      3x                 3x

nBr2 = nHBr = x

ĐLBTKL => mX + mBr2 = mhợp chất + mHBr

=> x => MX

Lời giải chi tiết :

X+  3Br2 → Y+ 3HBr

x      3x                3x

${n_{B{r_2}}} = {n_{HBr}} = x$

ĐLBTKL => mX  + mBr2 = mhợp chất  + mHBr

=> 5,4 + 160.3x = 17,25 + 81.3x => x = 0,05 mol

=> ${M_X} = \dfrac{{5,4}}{{0,05}} = 108$

=> X chỉ có thể là  CH3 -C6H4-OH.

Câu 39 :

Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4 ; 0,2 mol C2H4 ; 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2  là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là:                      

  • A.

    17,2.

  • B.

    9,6.

  • C.

    7,2

  • D.

    3,1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng:  mX = m tăng + m Z

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng:  mX = m tăng + m Z

=> m tăng = mX – mZ = (0,1. 40 + 0,2. 28 + 0,35. 2) – 0,3. 12. 2 = 3,1 gam

Câu 40 :

X, Y là hai anđehit có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (MX < MY) đều mạch hở, không phân nhánh và no. Đốt cháy hết 13 gam hỗn hợp anđehit trên thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp anđehit trên là

  • A.

    44,62%

  • B.

    55,38%

  • C.

    24,35%

  • D.

    75,65%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) X, Y đều no nên CTPTTQ của X là CnH2n+2-2xOx (a mol) và Y là CnH2n+2-2yOy (b mol)

+) Từ ${n_{C{O_2}}}$ => PT (1)

+) Từ ${n_{{H_2}O}}$ => PT (2)

+) Từ ${n_O} = \dfrac{{13-{m_C}-{m_H}}}{{16}} = 0,3$ => PT (3)

(1), (2), (3) => n

+) X, Y không nhánh => biện luận tìm x, y => CTPT của X, Y

Lời giải chi tiết :

X, Y đều no nên CTPTTQ của X là CnH2n+2-2xOx (a mol) và Y là CnH2n+2-2yOy (b mol)

${n_{C{O_2}}} = na + nb = 0,6$  (1)

${n_{{H_2}O}} = a.\left( {n + 1 - x} \right) + b.\left( {n + 1-y} \right) = 0,5$

=> (na + nb) + (a + b) – (ax + by) = 0,5  (2)

${n_O} = \dfrac{{13-{m_C}-{m_H}}}{{16}} = 0,3$ => ax + by = 0,3  (3)

Thay (1) và (3) vào (2) => a + b = 0,2  (4)

Thay (4) vào (1) => n = 3

X, Y không nhánh nên x, y ≤ 2

(3), (4) => x, y không thể cùng bằng 2 hoặc cùng bằng 1

=> x = 1 và y = 2 là nghiệm duy nhất

=> a = b = 0,1

Hỗn hợp gồm C2H5CHO (0,1 mol) và CH2(CHO)2 (0,1 mol)

=> %mY = 55,38%

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.