Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 - Đề số 1
Đề bài
Số liên kết xích-ma (σ) trong phân tử C4H10 là:
-
A.
12
-
B.
13
-
C.
14
-
D.
10
Cho propin qua nước có HgSO4 ở 80oC tạo ra sản phẩm là
-
A.
CH3–C(OH)=CH2.
-
B.
CH3–C(=O)–CH3.
-
C.
CH3–CH2–CHO.
-
D.
Sản phẩm khác.
Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3?
-
A.
C4H10, C4H8
-
B.
C4H6, C3H4
-
C.
Chỉ có C4H6
-
D.
Chỉ có C3H4
Công thức phân tử tổng quát của ankin là
-
A.
CnH2n-2 (n ≥ 3).
-
B.
CnH2n-2 (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n-6 (n ≥ 4).
-
D.
CnH2n (n ≥ 2).
Cho iso-pentan tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là
-
A.
CH3CHBrCH(CH3)2.
-
B.
(CH3)2CHCH2CH2Br.
-
C.
CH3CH2CBr(CH3)2.
-
D.
CH3CH(CH3)CH2Br.
Số đồng phân cấu tạo (mạch hở) có công thức phân tử C5H8 là
-
A.
6
-
B.
7
-
C.
8
-
D.
9
Ứng dụng nào sau đây không phải của anken ?
-
A.
Dùng để sản xuất rượu, các dẫn xuất halogen và các chất khác.
-
B.
Nguyên liệu trùng hợp polime: PE, PVC,…
-
C.
Kích thích quả mau chín.
-
D.
Nguyên liệu sản xuất vật liệu silicat.
Chọn phát biểu đúng
-
A.
Cấu tạo hóa học là số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
-
B.
Cấu tạo hóa học là các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
-
C.
Cấu tạo hóa học là thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
-
D.
Cấu tạo hóa học là bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
1
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
-
A.
liên kết cộng hóa trị.
-
B.
liên kết ion.
-
C.
liên kết cho nhận.
-
D.
liên kết đơn.
Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 thì tạo ra sản phẩm chính là
-
A.
1-clo-2-metylbutan.
-
B.
2-clo-2-metylbutan.
-
C.
2-clo-3-metylbutan.
-
D.
1-clo-3-metylbutan.
Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau :
-
A.
Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
-
B.
Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
C.
Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
D.
Tất cả đều đúng.
Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm:
-
A.
Hai liên kết s.
-
B.
Một liên kết s và một liên kết p
-
C.
Hai liên kết p
-
D.
Một liên kết s và hai liên kết p
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Y từ dung dịch X.
X có thể chứa
-
A.
dung dịch KMnO4 và HCl đặc.
-
B.
dung dịch NaCl và H2SO4 đặc.
-
C.
dung dịch NH4Cl và NaOH.
-
D.
dung dịch C2H5OH và H2SO4 đặc.
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ?
-
A.
Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.
-
B.
Crackinh butan.
-
C.
Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
-
D.
Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
X là hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy 1 lít hỗn hợp X được 1,5 lít CO2 và 1,5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
-
A.
CH4 và C2H2
-
B.
C2H6 và C2H4
-
C.
C3H8 và C2H6
-
D.
C6H6 và C2H4
Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3 đun nóng, sản phẩm tạo ra là
-
A.
butan.
-
B.
but-1-en.
-
C.
but-2-en.
-
D.
isobutilen.
Số anken khí (ở nhiệt độ thường) khi tác dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm cộng duy nhất là
-
A.
1
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
2
Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể khí ?
-
A.
C4H10.
-
B.
CH4, C2H6.
-
C.
C3H8.
-
D.
Cả A, B, C.
Cho các phương trình hóa học
(1) \(C{H_3} - C \equiv CH + {H_2}O\xrightarrow{{H{g^{2 + }},{t^0}}}C{H_3}C{H_2}CHO\) (spc)
(2) \(C{H_3} - C \equiv CH + AgN{O_3} + N{H_3}\xrightarrow{{{t^0}}}C{H_3} - C \equiv CAg + N{H_4}N{O_3}\)
(3) \(C{H_3} - C \equiv CH + 2{H_2}\xrightarrow{{Ni,{t^0}}}C{H_3}C{H_2}C{H_3}\)
(4) \(3C{H_3} - C \equiv CH\xrightarrow{{xt,{t^0},p}}\)
Các phương trình hóa học viết sai là
-
A.
(3)
-
B.
(1)
-
C.
(1), (3)
-
D.
(3), (4)
Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam một hidrocacbon X có M = 72 thu được 4,4 gam CO2. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X là
-
A.
6
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
7
Ứng với công thức phân tử C6H14 có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Chất có công thức cấu tạo sau CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH3 có tên gọi là
-
A.
2, 2 – đimetylpentan
-
B.
2, 3 – đimetylpentan
-
C.
2, 2, 3 – trimetylpentan
-
D.
2, 2, 3 - trimetylbutan
Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là :
-
A.
3.
-
B.
4.
-
C.
2.
-
D.
5.
Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:
-
A.
2,2-đimetylbutan.
-
B.
2-mettylpentan.
-
C.
2,3-đimetylbutan.
-
D.
n-hexan.
Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H6, C4H6 trong đó CH4 và C4H6 có cùng số mol . Đốt cháy m gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm 7,6g. Giá trị của m là :
-
A.
4,2g
-
B.
2,8g
-
C.
3,6g
-
D.
3,2g
Khi tiến hành crackinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
-
A.
176 và 180.
-
B.
44 và 18.
-
C.
44 và 72.
-
D.
176 và 90.
Cho chuỗi phản ứng sau:
\(C{H_3}{\text{COONa}}\xrightarrow[{{t^0}}]{{CaO}}X\xrightarrow[{1:1}]{{C{l_2}/as}}Y\)
Chất X, Y lần lượt là
-
A.
CH4 và CHCl3
-
B.
C2H6 và CH3Cl
-
C.
CH4 và CH3Cl
-
D.
C2H6 và CHCl3
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
-
A.
CH2 = CH – CH2 – CH3
-
B.
CH3 – CH – C(CH3)2
-
C.
CH3 – CH = CH – CH = CH2
-
D.
CH2 = CH – CH = CH2
Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:
-
A.
but-1-en.
-
B.
but-2-en.
-
C.
Propilen.
-
D.
Etilen.
Anken khi tác dụng với nước cho duy nhất một ancol là
-
A.
CH2=C(CH3)2
-
B.
CH3-CH=CH-CH3
-
C.
CH2=CH-CH2-CH3
-
D.
CH3-CH=C(CH3)2
Hỗn hợp gồm 1 ankan (x mol) và 1 mol ankađien (x mol) đem đốt cháy hoàn toàn sẽ thu được
-
A.
\({n_{C{O_2}}} > {n_{{H_2}O}}\)
-
B.
\({n_{C{O_2}}} < {n_{{H_2}O}}\)
-
C.
\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\)
-
D.
\({n_{C{O_2}}} \ge {n_{{H_2}O}}\)
Nhiệt phân 7m3 CH4 (đktc) ở 1500oC rồi làm lạnh nhanh thu được V m3 C2H2 (đktc). Biết H = 60%. Giá trị của V là
-
A.
2,10 m3.
-
B.
5,85 m3.
-
C.
3,50 m3.
-
D.
4,20 m3.
Cho 1,792 lít hỗn hợp X gồm propin, H2 (đktc, có tỉ khối so với H2 bằng 65/8) đi qua xúc tác nung nóng trong bình kín thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là a. Y làm mất màu vừa đủ 160 gam nước Br2 2%. Giá trị gần đúng nhất của a là
-
A.
8,12
-
B.
10,8
-
C.
21,6
-
D.
32,58
Cho hiđrocacbon X là chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X là 107 đvC. Trong phân tử X, hiđro chiếm 7,6923% về khối lượng. X là
-
A.
axetilen.
-
B.
propin.
-
C.
vinylaxetilen.
-
D.
but-1,3-điin.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
-
A.
0,2
-
B.
0,4
-
C.
0,1
-
D.
0,3
Hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỷ lệ mol 1:1. Cho hỗn hợp X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch brom dư thu được hỗn hợp khí Z. Tỷ khối của Z so với H2 là 11,5. Vậy hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
-
A.
80%
-
B.
70%
-
C.
85%
-
D.
75%
Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 11,7 gam nước. Giá trị của a là:
-
A.
1,00.
-
B.
0,80.
-
C.
1,50.
-
D.
1,25.
Hỗn hợp X gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 8,96 lít hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dd brom dư thấy khối lượng bình tăng 1,82 gam và thoát ra 5,6 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 là 7,72. Biết tốc độ phản ứng của hai olefin với hiđro là như nhau. Công thức phân tử và % thể tích của anken có ít nguyên tử cacbon hơn trong X là:
-
A.
C2H4; 20%
-
B.
C2H4 ; 53,33%
-
C.
C3H6 ; 46,67%
-
D.
C3H6 ; 20%
Cho 0,25 mol hỗn hợp X gồm axetilen và một hiđrocacbon Y có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 63 gam kết tủa vàng. Công thức phân tử hiđrocacbon Y là
-
A.
CH3CH2CH2-C≡CH
-
B.
CH3-CH2-C≡CH
-
C.
CH≡C-CH≡C-CH3
-
D.
CH≡C–C≡CH
Lời giải và đáp án
Số liên kết xích-ma (σ) trong phân tử C4H10 là:
-
A.
12
-
B.
13
-
C.
14
-
D.
10
Đáp án : B
Mỗi liên kết đơn chứa 1σ
Mỗi liên kết đôi chứa 1σ và 1π
Mỗi liên kết ba chứa 1σ và 2π
Phân tử C4H10 chỉ chứa liên kết đơn, mà mỗi liên kết đơn chứa 1σ
Như vậy trong phân tử C4H10 có chứa 3σ của C-C và 10σ của C-H
Như vậy C4H10 có tổng cộng 13 liên kết σ
Cho propin qua nước có HgSO4 ở 80oC tạo ra sản phẩm là
-
A.
CH3–C(OH)=CH2.
-
B.
CH3–C(=O)–CH3.
-
C.
CH3–CH2–CHO.
-
D.
Sản phẩm khác.
Đáp án : B
Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3?
-
A.
C4H10, C4H8
-
B.
C4H6, C3H4
-
C.
Chỉ có C4H6
-
D.
Chỉ có C3H4
Đáp án : B
Xem lại phản ứng cộng của ankin
Các chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa là: C4H6, C3H4
Công thức phân tử tổng quát của ankin là
-
A.
CnH2n-2 (n ≥ 3).
-
B.
CnH2n-2 (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n-6 (n ≥ 4).
-
D.
CnH2n (n ≥ 2).
Đáp án : B
Công thức phân tử tổng quát của ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2).
Cho iso-pentan tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là
-
A.
CH3CHBrCH(CH3)2.
-
B.
(CH3)2CHCH2CH2Br.
-
C.
CH3CH2CBr(CH3)2.
-
D.
CH3CH(CH3)CH2Br.
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan
Sản phẩm chính ưu tiên thế C bậc cao => thế vào C bậc III
CH3CH2CH(CH3)2 + Br2 → CH3CH2CBr(CH3)2 + HBr
Số đồng phân cấu tạo (mạch hở) có công thức phân tử C5H8 là
-
A.
6
-
B.
7
-
C.
8
-
D.
9
Đáp án : D
Đồng phân cấu tạo mạch hở có công thức phân tử C5H8 có thể là ankadien hoặc ankin.
- H2C=C=CH-CH2-CH3
- H2C=CH-CH=CH-CH3
- H2C=CH-CH2-CH=CH2
- H3C-CH=C=CH-CH3
- H2C=C=C(CH3)-CH3
- H2C=C(CH3)-CH=CH2
- CH≡C-CH2-CH2-CH3
- H3C-C≡C-CH2-CH3
- CH≡C-C(CH3)-CH3
Có tất cả 9 đồng phân mạch hở ứng với CTPT C5H8
Ứng dụng nào sau đây không phải của anken ?
-
A.
Dùng để sản xuất rượu, các dẫn xuất halogen và các chất khác.
-
B.
Nguyên liệu trùng hợp polime: PE, PVC,…
-
C.
Kích thích quả mau chín.
-
D.
Nguyên liệu sản xuất vật liệu silicat.
Đáp án : D
Ứng dụng không phải của anken là: Nguyên liệu sản xuất vật liệu silicat.
Chọn phát biểu đúng
-
A.
Cấu tạo hóa học là số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
-
B.
Cấu tạo hóa học là các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
-
C.
Cấu tạo hóa học là thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
-
D.
Cấu tạo hóa học là bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết cấu trúc phân tử HCHC
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học.
Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
1
Đáp án : B
Xem lại phản ứng cộng của ankin
Có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => có nối 3 đầu mạch
- CH≡C-CH2-CH2-CH3
- (CH3)2CH-C≡CH
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
-
A.
liên kết cộng hóa trị.
-
B.
liên kết ion.
-
C.
liên kết cho nhận.
-
D.
liên kết đơn.
Đáp án : A
Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị
Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 thì tạo ra sản phẩm chính là
-
A.
1-clo-2-metylbutan.
-
B.
2-clo-2-metylbutan.
-
C.
2-clo-3-metylbutan.
-
D.
1-clo-3-metylbutan.
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan
Sản phẩm chính ưu tiên thế C bậc cao
=> sản phẩm thu được là 2-clo-2-metylbutan
Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau :
-
A.
Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
-
B.
Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
C.
Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.
-
D.
Tất cả đều đúng.
Đáp án : B
Hợp chất hữu cơ thường chia thành hai loại là hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm:
-
A.
Hai liên kết s.
-
B.
Một liên kết s và một liên kết p
-
C.
Hai liên kết p
-
D.
Một liên kết s và hai liên kết p
Đáp án : B
Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm một liên kết s và một liên kết p
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Y từ dung dịch X.
X có thể chứa
-
A.
dung dịch KMnO4 và HCl đặc.
-
B.
dung dịch NaCl và H2SO4 đặc.
-
C.
dung dịch NH4Cl và NaOH.
-
D.
dung dịch C2H5OH và H2SO4 đặc.
Đáp án : D
Khí Y điều chế bằng phương pháp đẩy nước → Y không tan hoặc ít tan trong nước và không có phản ứng với nước → chọn được phương trình điều chế Y thích hợp
Khí Y điều chế bằng phương pháp đẩy nước → Y không tan hoặc ít tan trong nước
A. 2KMnO4 + 16HCl đặc 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O → loại vì Cl2 phản ứng với nước.
B. Không có pư
C. NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O → loại vì NH3 tan nhiều trong nước.
D. C2H5OH \(\buildrel {{H_2}S{O_4}\,đặc,{t^0}} \over\longrightarrow \) C2H4 + H2O → chọn vì C2H4 không tan trong nước và không có pư với H2O
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ?
-
A.
Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.
-
B.
Crackinh butan.
-
C.
Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
-
D.
Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
Đáp án : D
Trong phòng thí nghiệm, CH4 được điều chế bằng cách nung natri axetat với vôi tôi xút.
X là hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy 1 lít hỗn hợp X được 1,5 lít CO2 và 1,5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
-
A.
CH4 và C2H2
-
B.
C2H6 và C2H4
-
C.
C3H8 và C2H6
-
D.
C6H6 và C2H4
Đáp án : A
+) Số C trung bình \( = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_X}}}\)
+) Số H trung bình \( = \frac{{2{V_{{H_2}O}}}}{{{V_X}}}\)
Số C trung bình \( = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_X}}} = 1,5\)
=> Trong X có CH4
Số H trung bình \( = \frac{{2{V_{{H_2}O}}}}{{{V_X}}} = 3\)
Mà X có CH4 => trong X có C2H2
Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3 đun nóng, sản phẩm tạo ra là
-
A.
butan.
-
B.
but-1-en.
-
C.
but-2-en.
-
D.
isobutilen.
Đáp án : B
CH≡C–CH2–CH3 + H2 $\xrightarrow{Pd/PbC{{O}_{3}}}$ CH2=CH–CH2–CH3
Số anken khí (ở nhiệt độ thường) khi tác dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm cộng duy nhất là
-
A.
1
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
2
Đáp án : D
+) Các anken khí bao gồm C2H4, C3H6, C4H8.
Viết tất cả các công thức cấu tạo.
+) Xác định số sản phẩm cộng của từng chất.
H2C=CH2 có 1 sản phẩm cộng
H2C=CH-CH3 có 2 sản phẩm cộng
H2C=CH-CH2-CH3 có 2 sản phẩm cộng
H3C-CH=CH-CH3 có 1 sản phẩm cộng
=> có 2 anken tác dụng với HBr chỉ thu 1 sản phẩm cộng.
Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể khí ?
-
A.
C4H10.
-
B.
CH4, C2H6.
-
C.
C3H8.
-
D.
Cả A, B, C.
Đáp án : D
+ Ankan từ C1 $\to $ C4 ở trạng thái khí.
+ An kan từ C5 $\to $ khoảng C18 ở trạng thái lỏng. Từ C18 trở đi thì ở trạng thái rắn.
+ Ankan từ C1 $\to $ C4 ở trạng thái khí.
+ Ankan từ C5 $\to $ khoảng C18 ở trạng thái lỏng. Từ C18 trở đi thì ở trạng thái rắn.
=> CH4, C2H6, C3H8 và C4H10 đều ở thể khí
Cho các phương trình hóa học
(1) \(C{H_3} - C \equiv CH + {H_2}O\xrightarrow{{H{g^{2 + }},{t^0}}}C{H_3}C{H_2}CHO\) (spc)
(2) \(C{H_3} - C \equiv CH + AgN{O_3} + N{H_3}\xrightarrow{{{t^0}}}C{H_3} - C \equiv CAg + N{H_4}N{O_3}\)
(3) \(C{H_3} - C \equiv CH + 2{H_2}\xrightarrow{{Ni,{t^0}}}C{H_3}C{H_2}C{H_3}\)
(4) \(3C{H_3} - C \equiv CH\xrightarrow{{xt,{t^0},p}}\)
Các phương trình hóa học viết sai là
-
A.
(3)
-
B.
(1)
-
C.
(1), (3)
-
D.
(3), (4)
Đáp án : B
Xem lại phản ứng hóa học của ankin
Phản ứng (1) viết sai: CH3-C≡CH + H2O \(\xrightarrow{{H{g^{2 + }},{t^o}}}\) CH3-CO-CH3
Đốt cháy hoàn toàn 1,44 gam một hidrocacbon X có M = 72 thu được 4,4 gam CO2. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X là
-
A.
6
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
7
Đáp án : B
nX = mX : MX = ?
nC = nCO2 = ?
=> Số C = nC : nX = ?
nX = mX : MX = 1,44 : 72 = 0,02 mol
nC = nCO2 = 4,4 : 44 = 0,1 mol
Số C = nC : nX = 0,1 : 0,02 = 5
Ứng với công thức phân tử C6H14 có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : C
- Đồng phân mạch thẳng: C – C – C – C – C – C
- Đồng phân mạch nhánh:
+ cắt 1C:
+ cắt 2C:
Chất có công thức cấu tạo sau CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH3 có tên gọi là
-
A.
2, 2 – đimetylpentan
-
B.
2, 3 – đimetylpentan
-
C.
2, 2, 3 – trimetylpentan
-
D.
2, 2, 3 - trimetylbutan
Đáp án : B
Đánh số mạch C từ trái qua phải
Chất trên có tên là: 2, 3 – đimetylpentan
Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là :
-
A.
3.
-
B.
4.
-
C.
2.
-
D.
5.
Đáp án : C
- Xác định số nguyên tử C trong X
Số C = \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}}\)
- Xác định CTPT của X
X chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử
=> X là ankan
=> số vị trí thế monoclo
- Đốt cháy 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 => trong X có 6 nguyên tử C
- Vì X chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử
=> X là ankan C6H14 có công thức phân tử là (CH3)2 - CH – CH(CH3)2
=> có 2 vị trí thế monoclo
Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:
-
A.
2,2-đimetylbutan.
-
B.
2-mettylpentan.
-
C.
2,3-đimetylbutan.
-
D.
n-hexan.
Đáp án : C
Viết các công thức cấu tạo của ankan có công thức phân tử C6H14 và chọn ra đồng phân khi thế Clo thu được 2 sản phẩm thế monoclo.
Như vậy chỉ có (CH3)2CH-CH(CH3)2 khi thế Cl2 (as) cho 2 sản phẩm thế monoclo.
Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H6, C4H6 trong đó CH4 và C4H6 có cùng số mol . Đốt cháy m gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm 7,6g. Giá trị của m là :
-
A.
4,2g
-
B.
2,8g
-
C.
3,6g
-
D.
3,2g
Đáp án : B
Qui đổi hỗn hợp thành C2H4 và C3H6
Do CH4 và C4H6 có cùng số mol nên qui đổi hỗn hợp thành C2H4 và C3H6
Khi đốt cháy nCO2 = nH2O = a mol
BTNT C: nCO2 = nCaCO3
Mặt khác mCO2 + mH2O = mCaCO3 – 7,6
=> 44a+18a= 100a – 7,6 <=> a = 0,2 mol
mX = mC +mH = 12.nCO2 + 1. 2nH2O= 2,8 gam
Khi tiến hành crackinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
-
A.
176 và 180.
-
B.
44 và 18.
-
C.
44 và 72.
-
D.
176 và 90.
Đáp án : D
Đốt cháy hỗn hợp A tương đương như đốt C4H10 (vì số mol mỗi nguyên tố giống nhau). Áp dụng bảo toàn nguyên tố C, H tính được số mol CO2 và H2O.
Đốt cháy hỗn hợp A tương đương như đốt C4H10 (vì số mol mỗi nguyên tố giống nhau).
BTNT "C": nCO2 = 4nC4H10 = 4 mol
BTNT "H": nH2O = 5nC4H10 = 5 mol
Cho chuỗi phản ứng sau:
\(C{H_3}{\text{COONa}}\xrightarrow[{{t^0}}]{{CaO}}X\xrightarrow[{1:1}]{{C{l_2}/as}}Y\)
Chất X, Y lần lượt là
-
A.
CH4 và CHCl3
-
B.
C2H6 và CH3Cl
-
C.
CH4 và CH3Cl
-
D.
C2H6 và CHCl3
Đáp án : C
\(C{H_3}COONa \to C{H_4} \to C{H_3}Cl\)
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
-
A.
CH2 = CH – CH2 – CH3
-
B.
CH3 – CH – C(CH3)2
-
C.
CH3 – CH = CH – CH = CH2
-
D.
CH2 = CH – CH = CH2
Đáp án : C
Chất có đồng phân hình học là : CH3 – CH = CH – CH = CH2
Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:
-
A.
but-1-en.
-
B.
but-2-en.
-
C.
Propilen.
-
D.
Etilen.
Đáp án : A
+) từ %mBr => tính MY
+) MX = MY – 2.MBr
%mBr $=\frac{80.2}{{{M}_{Y}}}$.100% = 74,08% $=>\text{ }{{M}_{Y}}=216\text{ }=>\text{ }{{M}_{X}}={{M}_{Y}}-80.2=56$
=> X là C4H8
Lại có X + HBr thu được 2 sản phẩm
=> C-C-C=C
Anken khi tác dụng với nước cho duy nhất một ancol là
-
A.
CH2=C(CH3)2
-
B.
CH3-CH=CH-CH3
-
C.
CH2=CH-CH2-CH3
-
D.
CH3-CH=C(CH3)2
Đáp án : B
Viết sản phẩm phản ứng giữa từng chất với nước dựa vào quy tắc Maccopnhicop.
Hỗn hợp gồm 1 ankan (x mol) và 1 mol ankađien (x mol) đem đốt cháy hoàn toàn sẽ thu được
-
A.
\({n_{C{O_2}}} > {n_{{H_2}O}}\)
-
B.
\({n_{C{O_2}}} < {n_{{H_2}O}}\)
-
C.
\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\)
-
D.
\({n_{C{O_2}}} \ge {n_{{H_2}O}}\)
Đáp án : C
Gọi CT ankan là \({C_n}{H_{2n + 2}}\), CT của ankadien là \({C_m}{H_{2m - 2}}\)
Viết phương trình cháy của hai chất và tính số mol CO2 và H2O theo x,n,m.
Gọi CT ankan là \({C_n}{H_{2n + 2}}\), CT của ankadien là \({C_m}{H_{2m - 2}}\)
\(\begin{array}{l}{C_n}{H_{2n + 2}} + \dfrac{{3n + 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\\{C_m}{H_{2m - 2}} + \dfrac{{3m - 1}}{2}{O_2} \to mC{O_2} + (m - 1){H_2}O\\{n_{C{O_2}}} = n.{n_{{C_n}{H_{2n + 2}}}} + m.{n_{{C_m}{H_{2m - 2}}}} = nx + mx\\{n_{{H_2}O}} = (n + 1).{n_{{C_n}{H_{2n + 2}}}} + (m - 1).{n_{{C_m}{H_{2m - 2}}}} = (n + 1)x + (m - 1)x = nx + mx\\ \to {n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\end{array}\)
Nhiệt phân 7m3 CH4 (đktc) ở 1500oC rồi làm lạnh nhanh thu được V m3 C2H2 (đktc). Biết H = 60%. Giá trị của V là
-
A.
2,10 m3.
-
B.
5,85 m3.
-
C.
3,50 m3.
-
D.
4,20 m3.
Đáp án : A
Tính số mol C2H2 lí thuyết theo số mol CH4 => nhân hiệu suất tính số mol C2H2 thực tế
2CH4 $\xrightarrow[l\ln ]{{{1500}^{o}}C}$ C2H2 + 3H2
2 mol 1 mol
7 m3 → 3,5 m3
VC2H2 lí thuyết = 3,5 m3 => VC2H2 thực tế = 3,5.60/100 = 2,1 m3
Cho 1,792 lít hỗn hợp X gồm propin, H2 (đktc, có tỉ khối so với H2 bằng 65/8) đi qua xúc tác nung nóng trong bình kín thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là a. Y làm mất màu vừa đủ 160 gam nước Br2 2%. Giá trị gần đúng nhất của a là
-
A.
8,12
-
B.
10,8
-
C.
21,6
-
D.
32,58
Đáp án : A
PTHH : C3H4 +2 H2 \(\xrightarrow[{{t^o}}]{{ + Ni}}\) C3H8
X có nC3H4 + nH2 = nX
X có tỉ khối so với H2 là 65/8 nên MX → mX = 40nC3H4 + 2nH2 = nX.MX → nC3H4 và nH2
Xét Y : Y + Br2 thì C3H4 + 2 Br2 → C3H4Br2
→ nC3H4(Y) → nC3H8 = nC3H4(X) – nC3H4(Y) → nH2(Y) = nH2(X) – 2nC3H8(Y)
→ Thành phần của Y
PTHH : C3H4 +2 H2 \(\xrightarrow[{{t^o}}]{{ + Ni}}\) C3H8
X có nC3H4 + nH2 = nX = 0,08 mol
X có tỉ khối so với H2 là 65/8 nên MX = 65/8.2 = 65/4 → mX = 40nC3H4 + 2nH2 = nX.MX = 0,08.65/4 = 1,3 g
→ nC3H4= 0,03 mol và nH2 = 0,05 mol
Xét Y : Y + Br2 thì C3H4 + 2 Br2 → C3H4Br2
0,01 mol ← 0,02 mol
→Y có 0,01 mol C3H4 → nC3H8 = nC3H4(X) – nC3H4(Y) = 0,03 – 0,01 =0,02 mol
nH2(Y) = nH2(X) – 2nC3H8(Y) = 0,05 – 2.0,02 = 0,01 mol
→ Y có 0,01 mol H2; 0,01 mol C3H4 và 0,02 mol C3H8 → MY = 32,5 → dY/He = 32,5 : 4 =8,125 gần nhất với 8,12
Cho hiđrocacbon X là chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X là 107 đvC. Trong phân tử X, hiđro chiếm 7,6923% về khối lượng. X là
-
A.
axetilen.
-
B.
propin.
-
C.
vinylaxetilen.
-
D.
but-1,3-điin.
Đáp án : C
Cứ 1 mol nguyên tử H bị thay thế bởi 1 mol nguyên tử Ag → khối lượng tăng 107 gam
→ Tính số nguyên tử H bị thay thế
X là chất khí ở nhiệt độ thường → X có nhiều nhất 4 nguyên tử cacbon
X có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3 → X có liên kết ba đầu mạch
Cứ 1 mol nguyên tử H bị thay thế bởi 1 mol nguyên tử Ag → khối lượng tăng 107 gam
→ Số nguyên tử H bị thay thế là $\frac{{107}}{{107}}\,\, = \,\,1$→ X có 1 liên kết ba đầu mạch → A, D sai
B sai vì C3H4 → $\% {m_H}\,\, = \,\,\frac{4}{{12.3\,\, + \,\,4}}.100\% \,\, = \,\,10\% $
C đúng vì C4H4 → $\% {m_H}\,\, = \,\,\frac{4}{{12.4\,\, + \,\,4}}.100\% \,\, = \,\,7,6923\% $
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
-
A.
0,2
-
B.
0,4
-
C.
0,1
-
D.
0,3
Đáp án : B
- Đặt công thức chung của các chất là CnHm
Từ số mol CO2 và H2O suy ra giá trị của n và m
- Tính giá trị độ bất bão hòa dựa theo công thức: Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2
X + k Br2 → ...
Từ số mol Br2 phản ứng suy ra số mol của X.
nCO2 = 0,55 mol; nH2O = 0,4 mol
Đặt công thức chung của các chất là CnHm
CnHm → nCO2 + 0,5mH2O
0,2 → 0,2n → 0,1m
+ nCO2 = 0,2n = 0,55 => n = 2,75
+ nH2O = 0,1m = 0,4 => m = 4
Vậy công thức trung bình của hỗn hợp X là C2,75H4
Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.2,75 + 2 - 4)/2 = 1,75
Khi cho a mol X tác dụng với Br2: nBr2 = 112 : 160 = 0,7 mol
C2,75H4+ 1,75Br2 → ...
0,4 ← 0,7
Vậy a = 0,4
Hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỷ lệ mol 1:1. Cho hỗn hợp X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch brom dư thu được hỗn hợp khí Z. Tỷ khối của Z so với H2 là 11,5. Vậy hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
-
A.
80%
-
B.
70%
-
C.
85%
-
D.
75%
Đáp án : D
C2H4 + H2 → C2H6
Ban đầu 1 1
Phản ứng x x x
Cân bằng 1-x 1-x x
Hỗn hợp Y: C2H4 dư, H2 dư, C2H6
=> hỗn hợp Z: C2H6, H2 dư
\({d_{Z/H{ _2}}} = 11,5 \to {M_Z} = 23\)
Từ đó tính ra x và hiệu suất phản ứng.
C2H4 + H2 → C2H6
Ban đầu 1 1
Phản ứng x x x
Cân bằng 1-x 1-x x
Hỗn hợp Y: C2H4 dư, H2 dư, C2H6
=> hỗn hợp Z: C2H6, H2 dư
\(\begin{gathered}{d_{Z/H{ _2}}} = 11,5 \to {M_Z} = 23 \hfill \\\frac{{30x + 2(1 - x)}}{{1 - x + x}} = 23 \to x = 0,75 \hfill \\H = \frac{{0,75}}{1}.100\% = 75\% \hfill \\ \end{gathered} \)
Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 11,7 gam nước. Giá trị của a là:
-
A.
1,00.
-
B.
0,80.
-
C.
1,50.
-
D.
1,25.
Đáp án : D
+) Trong Y có C2H2, tạo kết tủa Ag2C2 $\Rightarrow {{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}$
Z làm mất màu dung dịch Br2 => Z chứa C2H4 $=>{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}={{n}_{B{{\text{r}}_{2}}}}$
Còn lại hỗn hợp khí T gồm C2H6 và H2
${{n}_{{{H}_{2}}O}}=3.{{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}}}$ dư
${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}$ bđầu $={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}\text{ }du}}+\text{ }{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}+\text{ }{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}$
${{n}_{{{H}_{2}}}}$ ban đầu $={{n}_{{{H}_{2}}\text{ }du}}+{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}+2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}$
Cộng 2 vế phương trình ta có:
$~a={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}\text{ }du}}+2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}+3.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}}}_{du}~$ => a
C2H2 + 2H2 → C2H6
C2H2 + H2 → C2H4
Trong Y có C2H2, tạo kết tủa Ag2C2 => ${{n}_{A{{g}_{2}}{{C}_{2}}}}=0,1\,mol$
$\Rightarrow {{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}(Y)}}=0,1\,mol$
Z làm mất màu dung dịch Br2 => Z chứa C2H4
$=>{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}={{n}_{B{{\text{r}}_{2}}}}=0,25\,mol$
Còn lại hỗn hợp khí T gồm C2H6 và H2
=> ${{n}_{{{H}_{2}}O}}=3.{{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{6}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}}}$ dư = 0,65 (1)
Bảo toàn nguyên tố C ta có: ${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}$ bđầu $={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}\text{ }du}}+\text{ }{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}+\text{ }{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}$
${{n}_{{{H}_{2}}}}$ ban đầu $={{n}_{{{H}_{2}}\text{ }du}}+{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}+2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}$
Cộng 2 vế phương trình ta có:
$~a={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}\text{ }du}}+2.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}+3.{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{6}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}}}_{du}~$
Thay (1) vào => a = 0,1 + 0,25.2 + 0,65 = 1,25
Hỗn hợp X gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 8,96 lít hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dd brom dư thấy khối lượng bình tăng 1,82 gam và thoát ra 5,6 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 là 7,72. Biết tốc độ phản ứng của hai olefin với hiđro là như nhau. Công thức phân tử và % thể tích của anken có ít nguyên tử cacbon hơn trong X là:
-
A.
C2H4; 20%
-
B.
C2H4 ; 53,33%
-
C.
C3H6 ; 46,67%
-
D.
C3H6 ; 20%
Đáp án : A
+) Tính nH2 trong X = nH2 pứ + nH2 dư = nankan + nH2 dư = nZ
+) mX = mY = mZ + mbình tăng => molefin trong X = mX – mH2
$\Rightarrow {{\bar{M}}_{olefin}}$ => 2 olefin cần tìm
$X\left\{ \begin{gathered}
{H_2} \hfill \\
{C_n}{H_{2n}} \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}hhY\xrightarrow{{ + B{{\text{r}}_2}\,du}}\left\{ \begin{gathered}
{m_{binh \uparrow }} = 1,82\,gam \hfill \\
hh\,{\text{Z}}\,{\text{(}}{\overline {\text{M}} _Z} = 15,44) \hfill \\
\end{gathered} \right.$
nH2 trong X = nH2 pứ + nH2 dư = nankan + nH2 dư = nZ = 0,25 mol
$ \to 0,4mol\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{{C_n}{H_{2n}}}} = 0,4 - 0,25 = 0,15{\mkern 1mu} mol}\\{{n_{{H_2}}} = 0,25{\mkern 1mu} mol}\end{array}} \right.$
=> mZ = 0,25.2.7,72 = 3,86 => mX = mY = mZ + mbình tăng = 3,86 + 1,82 = 5,68 gam
=> molefin trong X = mX – mH2 = 5,68 – 0,25.2 = 5,18 gam
$\Rightarrow {{\bar{M}}_{olefin}}=\frac{5,18}{0,15}=34,533$ => 2 olefin cần tìm là C2H4 (a mol) và C3H6 (b mol)
Ta có: .
$\Rightarrow \%{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}=\frac{0,08}{0,4}.100\%=20\%$
Cho 0,25 mol hỗn hợp X gồm axetilen và một hiđrocacbon Y có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 63 gam kết tủa vàng. Công thức phân tử hiđrocacbon Y là
-
A.
CH3CH2CH2-C≡CH
-
B.
CH3-CH2-C≡CH
-
C.
CH≡C-CH≡C-CH3
-
D.
CH≡C–C≡CH
Đáp án : D
+) Xét Y có tạo kết tủa với dd AgNO3/NH3 không
+) Tính số mol kết tủa theo PT: CxHy → CxHy-aAga (a ≥ 1)
+) Từ ${m_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}\, \to \,{M_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}$
+) Giả sử kết tủa chứa 1 Ag → CxHy-1Ag
+) Giả sử kết tủa chứa 2 Ag → CxHy-2Ag2
${n_{{C_2}{H_2}}}\,\, = \,\,{n_Y}\,\, = \,\,\frac{{0,25}}{2}\,\, = \,\,0,125\,\,mol$
C2H2 → C2Ag2
0,125 → 0,125
${m_{{C_2}A{g_2}}}\,\, = \,\,0,125.240\,\, = \,\,30\,\,gam\,\, < \,\,63\,\,gam$→ Y cũng tạo kết tủa với AgNO3/NH3
→ Y có liên kết ba đầu mạch.
Y: CxHy
CxHy → CxHy-aAga (a ≥ 1)
0,125 → 0,125
${m_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}\,\, = \,\,63\,\, - \,\,30\,\, = \,\,33\,\,gam\,\, \to \,\,{M_{{C_x}{H_{y - a}}A{g_a}}}\,\, = \,\,\frac{{33}}{{0,125}}\,\, = \,\,264$
→ Y chứa tối đa 2 liên kết ba đầu mạch
Giả sử kết tủa chứa 1 Ag → CxHy-1Ag → 12x + y – 1 + 108 = 264 → 12x +y = 157 → MY = 157 (lẻ) → loại
Giả sử kết tủa chứa 2 Ag → CxHy-2Ag2 → 12x + y – 2 + 2.108 = 264 → 12x + y = 50 → MY = 50 (chẵn)
=> x = 4; y = 2 → Y là CH≡C–C≡CH
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1