Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là

  • A.

    Apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.    

  • B.

    Apatit Ca(H2PO4)2.

  • C.

    Photphorit Ca3(PO4)2.

  • D.

    cả A và C.

Câu 2 :

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

  • A.

    kali.

  • B.

    photpho

  • C.

    nitơ

  • D.

    cacbon

Câu 3 :

Để giảm độ chua của đất, bên cạnh việc sử dụng vôi, người ta có thể sử dụng một loại phân bón. Phân bón nào sau đây có khả năng làm giảm độ chua của đất?

  • A.
    NH4NO3 (đạm hai lá).             
  • B.
    Ca3(PO4)2 (lân tự nhiên)
  • C.
    KCl (phân kali).          
  • D.
    Ca(H2PO4)2 (supe photphat kép)
Câu 4 :

Dung dịch có pH > 7 là

  • A.

    Na2SO4.          

  • B.

    H2SO4.           

  • C.

    HCl.

  • D.

    NH3.

Câu 5 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì

  • A.

    N2 nhẹ hơn không khí. 

  • B.

    N2 rất ít tan trong nước.

  • C.

    N2 không duy trì sự sống, sự cháy. 

  • D.

    N2 hóa lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp

Câu 6 :

Chất nào sau đây dẫn được điện?

  • A.
    Dung dịch muối ăn.
  • B.
    Dung dịch glucozơ.
  • C.
    KCl rắn, khan.
  • D.
    NaOH rắn khan.
Câu 7 :

Tính chất hóa học của NH3

  • A.

    vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

  • B.

    vừa có tính oxi hóa vừa có tính bazơ.

  • C.

    vừa có tính khử, vừa có tính bazơ.

  • D.

    vừa có tính khử, vừa có tính axit.

Câu 8 :

Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất lưỡng tính

  • A.

    NaHCO3

  • B.

    Al(OH)3         

  • C.

    ZnO

  • D.

    Al

Câu 9 :

Chọn câu đúng khi nói về axit theo thuyết Arrehnius

  • A.

    Axit hòa tan được mọi bazơ

  • B.

    Axit có bao nhiêu nguyên tử H trong phân tử thì điện ly ra bấy nhiêu cation H+

  • C.

    Axit là chất khi tan trong nước phân ly ra cation H+

  • D.

    Axit là chất điện ly mạnh

Câu 10 :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :

  • A.

    1 : 1     

  • B.

    2 : 3        

  • C.

    3 : 1 

  • D.

    1 : 3

Câu 11 :

Dãy gồm các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

  • A.

    $N{a^ + },\,\,M{g^{2 + }},\,\,NO_3^ - ,\,\,SO_4^{2 - }$

  • B.

    $N{a^ + },\,\,{K^ + },\,\,HSO_4^ - ,\,\,O{H^ - }$

  • C.

    $B{a^{2 + }},\,\,A{l^{3 + }},\,\,NO_3^ - ,\,\,C{l^ - }$

  • D.

    $F{e^{3 + }},\,\,C{u^{2 + }},\,\,SO_4^{2 - },\,\,C{l^ - }$

Câu 12 :

Cho phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Để được 1 mol NO cần bao nhiêu mol HNO3 tham gia theo phản ứng trên?

  • A.
    28
  • B.
    4
  • C.
    10
  • D.
    1
Câu 13 :

Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu đúng là

  • A.

    Phân tử NH3 và ion NH4+ đều có chứa liên kết ion.

  • B.

    Trong NH3 và NH4+ đều có số oxi hóa – 3.

  • C.

    Trong NH3 và NH4+ đều có cộng hóa trị 3.

  • D.

    cả B và C đều đúng

Câu 14 :

Ở điều kiện thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học là do

  • A.

    Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.       

  • B.

    Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.

  • C.

    Phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.  

  • D.

    Phân tử nitơ không phân cực.

Câu 15 :

Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

  • A.

    CuCl2.                              

  • B.

    KNO3.                         

  • C.

     NaCl.                          

  • D.

    AlCl3.

Câu 16 :

Để nhận biết có ion NO3- trong dung dịch ta tiến hành bằng cách lấy dung dịch cho vào ống nghiệm tiếp theo:

  • A.
    Cho 1 ít H2SO4 đặc và đun nóng.        
  • B.
    Cho 1 ít NaOH và 1 mảnh đồng.
  • C.
    Cho 1 ít HCl và 1 viên kẽm. 
  • D.
    Cho 1 ít H2SO4 và 1 mảnh đồng nhỏ.
Câu 17 :

Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào sau đây:

  • A.
    H+, CH3COO- .    
  • B.
    CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
  • C.
    H+, CH3COO-, H2O.  
  • D.
    CH3COOH, CH3COO-, H+
Câu 18 :

Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4

  • A.

    BaCl2 và quỳ tím.      

  • B.

    AgNO3 và quỳ tím.    

  • C.

    H2SO4 và quỳ tím.     

  • D.

    Quỳ tím.

Câu 19 :

A là dung dịch HCl nồng độ 0,01M. Nồng độ của các ion trong dung dịch khi pha loãng A 100 lần là:

  • A.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 0,01M$

  • B.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

  • C.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 1,0M$

  • D.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = 0,01M;{\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

Câu 20 :

Hòa tan 6g NaOH vào 44g nước được dd A có khối lượng riêng bằng 1,12g/ml. Cần lấy bao nhiêu ml A để có số mol ion OH bằng 2.10–3 mol

  • A.
    0,2ml    
  • B.
    0,4ml   
  • C.
    0,6ml     
  • D.
    0,8ml
Câu 21 :

Tính pH của dung dịch HCl 0,01M 

  • A.
    pH=3          
  • B.
    pH=12                    
  • C.
    pH=2          
  • D.
    pH=11         
Câu 22 :

Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4. Đem dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư  thu được 5,6 lít CO­2 (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu là:

  • A.

    1,50M

  • B.

    1,75M

  • C.

    1,25M

  • D.

    1,00M

Câu 23 :

Dung dịch X gồm 0,25 mol Ba2+; 1,3 mol Na+; a mol OH- và b mol Cl-. Cho 400 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M; HCl 0,25M và ZnSO4 1M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được kết tủa G. Nung toàn bộ G đến khối lượng không đổi thu được 69,59 gam chất rắn H. Giá trị của b là:

  • A.
    0,58 hoặc 1,62
  • B.
    1,52 hoặc 0,48
  • C.
    0,18 hoặc 0,58
  • D.
    0,18 hoặc 1,22
Câu 24 :

Trộn lẫn hỗn hợp các ion sau:

(I) K+, CO32-, S2- với H+, Cl-, NO3-     

(II) Na+, Ba2+, OH- với H+, Cl-, SO42-

(III) NH4+, H+, SO42- với Na+, Ba2+, OH-      

(IV) H+, Fe2+, SO42- với Ba2+, K+, OH-

(V) K+, Na+, HSO3- với Ba2+, Ca2+, OH-

(VI) Cu2+, Zn2+, Cl- với K+, Na+, OH-

Trường hợp có thể xảy ra 3 phản ứng là :

  • A.
    I, II, VI
  • B.
    III, IV, V, VI
  • C.
    IV, V, VI
  • D.
    III, IV, VI
Câu 25 :

Một dung dịch X chứa 0,01 mol Ba2+, 0,01 mol NO3-, a mol OH-, b mol Na+. Để trung hòa lượng dung dịch X này cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH = 1. Khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch X là: 

  • A.

    3,36 gam 

  • B.

    1,68 gam

  • C.

    2,56 gam                           

  • D.

    3,42 gam

Câu 26 :

Cho NH3 dư vào 100ml dung dịch gồm CuSO4 1M ; ZnCl2 0,5M, AgNO3 1M và AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là

  • A.

    9,8 gam            

  • B.

    4,9 gam                         

  • C.

    7,8 gam            

  • D.

    5 gam

Câu 27 :

Đốt cháy 3,1 gam P bằng lượng dư O2, cho sản phẩm thu được vào nước, được 200 ml dung dịch X. Nồng độ mol/l của dung dịch X là

  • A.
    0,10.
  • B.
    0,20.
  • C.
    0,25.
  • D.
    0,50.
Câu 28 :

Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

  • A.
    7,68 lít.
  • B.
    2,24 lít.
  • C.
    6,72 lít.
  • D.
    8,96 lít.
Câu 29 :

Trong phân bón hóa học, hàm lượng đạm, lân, kali được tính theo N, P2O5, K2O. Tính khối lượng N có trong 1 kg NH4NO3 ; K2O có trong 1 kg K2SO4 ; P2O5 có trong 1 kg Ca(H2PO4)2.

  • A.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

  • B.

    0,35 kg N ; 0,27 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • C.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • D.

    0,7 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

Câu 30 :

Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là

  • A.
    3,0 mol. 
  • B.
    2,8 mol. 
  • C.
    3,2 mol. 
  • D.
    3,4 mol. 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là

  • A.

    Apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.    

  • B.

    Apatit Ca(H2PO4)2.

  • C.

    Photphorit Ca3(PO4)2.

  • D.

    cả A và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2

Câu 2 :

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

  • A.

    kali.

  • B.

    photpho

  • C.

    nitơ

  • D.

    cacbon

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ các loại phân bón hóa học

Phân lân: cung cấp P

Phân đạm: cung cấp N

Phân kali: cung cấp K

Lời giải chi tiết :

Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho

Câu 3 :

Để giảm độ chua của đất, bên cạnh việc sử dụng vôi, người ta có thể sử dụng một loại phân bón. Phân bón nào sau đây có khả năng làm giảm độ chua của đất?

  • A.
    NH4NO3 (đạm hai lá).             
  • B.
    Ca3(PO4)2 (lân tự nhiên)
  • C.
    KCl (phân kali).          
  • D.
    Ca(H2PO4)2 (supe photphat kép)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đất nhiễm chua tức là dư môi trường axit (dư H+) do vậy ta có thể chọn phânđể trung hòa bớt lượng axit dư 

Lời giải chi tiết :

Đất nhiễm chua tức là dư môi trường axit (dư H+) do vậy ta có thể bón Ca3(PO4)2 để trung hòa bớt lượng axit dư trong đất từ đó giảm được độ chua của đất

Câu 4 :

Dung dịch có pH > 7 là

  • A.

    Na2SO4.          

  • B.

    H2SO4.           

  • C.

    HCl.

  • D.

    NH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

pH > 7 => chọn dung dịch có môi trường bazo

Lời giải chi tiết :

pH > 7 => dung dịch có môi trường bazo => đó là dd NH3

Câu 5 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì

  • A.

    N2 nhẹ hơn không khí. 

  • B.

    N2 rất ít tan trong nước.

  • C.

    N2 không duy trì sự sống, sự cháy. 

  • D.

    N2 hóa lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì N2 rất ít tan trong nước.

Câu 6 :

Chất nào sau đây dẫn được điện?

  • A.
    Dung dịch muối ăn.
  • B.
    Dung dịch glucozơ.
  • C.
    KCl rắn, khan.
  • D.
    NaOH rắn khan.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dung dịch NaCl có các ion Na+ và Cl- chuyển động tự do nên có khả năng dẫn điện.

Câu 7 :

Tính chất hóa học của NH3

  • A.

    vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

  • B.

    vừa có tính oxi hóa vừa có tính bazơ.

  • C.

    vừa có tính khử, vừa có tính bazơ.

  • D.

    vừa có tính khử, vừa có tính axit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học của NH3 là vừa có tính khử, vừa có tính bazơ

Câu 8 :

Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất lưỡng tính

  • A.

    NaHCO3

  • B.

    Al(OH)3         

  • C.

    ZnO

  • D.

    Al

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất không phải là chất có tính lưỡng tính là Al vì Al tác dụng với NaOH và HCl thay đổi số oxi hóa nên không coi là phản ứng axit – bazơ.

Câu 9 :

Chọn câu đúng khi nói về axit theo thuyết Arrehnius

  • A.

    Axit hòa tan được mọi bazơ

  • B.

    Axit có bao nhiêu nguyên tử H trong phân tử thì điện ly ra bấy nhiêu cation H+

  • C.

    Axit là chất khi tan trong nước phân ly ra cation H+

  • D.

    Axit là chất điện ly mạnh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo thuyết Arrehnius, axit là chất khi tan trong nước phân ly ra cation H+

Câu 10 :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :

  • A.

    1 : 1     

  • B.

    2 : 3        

  • C.

    3 : 1 

  • D.

    1 : 3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit nitric và muối nitrat

Lời giải chi tiết :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích 1 : 3

Câu 11 :

Dãy gồm các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

  • A.

    $N{a^ + },\,\,M{g^{2 + }},\,\,NO_3^ - ,\,\,SO_4^{2 - }$

  • B.

    $N{a^ + },\,\,{K^ + },\,\,HSO_4^ - ,\,\,O{H^ - }$

  • C.

    $B{a^{2 + }},\,\,A{l^{3 + }},\,\,NO_3^ - ,\,\,C{l^ - }$

  • D.

    $F{e^{3 + }},\,\,C{u^{2 + }},\,\,SO_4^{2 - },\,\,C{l^ - }$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là $N{a^ + },\,\,{K^ + },\,\,HSO_4^ - ,\,\,O{H^ - }$

Vì: HSO4- + OH- → SO42- + H2O

Câu 12 :

Cho phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Để được 1 mol NO cần bao nhiêu mol HNO3 tham gia theo phản ứng trên?

  • A.
    28
  • B.
    4
  • C.
    10
  • D.
    1

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

→ 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

Câu 13 :

Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu đúng là

  • A.

    Phân tử NH3 và ion NH4+ đều có chứa liên kết ion.

  • B.

    Trong NH3 và NH4+ đều có số oxi hóa – 3.

  • C.

    Trong NH3 và NH4+ đều có cộng hóa trị 3.

  • D.

    cả B và C đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là: Trong NH3 và NH4+ đều có số oxi hóa – 3.

Câu 14 :

Ở điều kiện thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học là do

  • A.

    Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.       

  • B.

    Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.

  • C.

    Phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.  

  • D.

    Phân tử nitơ không phân cực.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học là do phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.

Câu 15 :

Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

  • A.

    CuCl2.                              

  • B.

    KNO3.                         

  • C.

     NaCl.                          

  • D.

    AlCl3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Cu(OH)2 + 4NH3 -> [Cu(NH3)4](OH)2 (tan)

Câu 16 :

Để nhận biết có ion NO3- trong dung dịch ta tiến hành bằng cách lấy dung dịch cho vào ống nghiệm tiếp theo:

  • A.
    Cho 1 ít H2SO4 đặc và đun nóng.        
  • B.
    Cho 1 ít NaOH và 1 mảnh đồng.
  • C.
    Cho 1 ít HCl và 1 viên kẽm. 
  • D.
    Cho 1 ít H2SO4 và 1 mảnh đồng nhỏ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A loại vì H2SO4 đặc không phản ứng với NO3-

B loại vì không phản ứng

C loại vì phản ứng có thể tạo NH4NO3 ta không quan sát được hiện tượng

D đúng vì tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí

PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Câu 17 :

Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào sau đây:

  • A.
    H+, CH3COO- .    
  • B.
    CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
  • C.
    H+, CH3COO-, H2O.  
  • D.
    CH3COOH, CH3COO-, H+

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết phương trình điện ly và từ phương trình điện ly để rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết :

Phương trình điện ly: CH3COOH \( \rightleftharpoons \)CH3COO- + H+

\( \to \) Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có  chứa : CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.

Câu 18 :

Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4

  • A.

    BaCl2 và quỳ tím.      

  • B.

    AgNO3 và quỳ tím.    

  • C.

    H2SO4 và quỳ tím.     

  • D.

    Quỳ tím.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit photphoric và muối photphat

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch AgNO3 và quỳ tím

 

HCl

NaCl

Na3PO4

H3PO4

Quỳ tím

Chuyển đỏ

Không đổi màu

Chuyển xanh

Chuyển đỏ

Dung dịch AgNO3

↓ trắng

 

 

↓ vàng

Câu 19 :

A là dung dịch HCl nồng độ 0,01M. Nồng độ của các ion trong dung dịch khi pha loãng A 100 lần là:

  • A.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 0,01M$

  • B.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

  • C.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 1,0M$

  • D.

    ${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = 0,01M;{\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch 100 lần thì nồng độ các ion trong dung dịch cũng giảm 100 lần

                                   HCl→H+ + Cl

Trước khi pha loãng: $${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 0,01M$$

Sau khi pha loãng: $${\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]}} = {\rm{[C}}{{\rm{l}}^ - }{\rm{]}} = 1,{0.10^{ - 4}}M$$

Câu 20 :

Hòa tan 6g NaOH vào 44g nước được dd A có khối lượng riêng bằng 1,12g/ml. Cần lấy bao nhiêu ml A để có số mol ion OH bằng 2.10–3 mol

  • A.
    0,2ml    
  • B.
    0,4ml   
  • C.
    0,6ml     
  • D.
    0,8ml

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

\({m_{{\rm{dd}}}} = {m_{NaOH}} + {m_{{H_2}O}} = 6 + 44 = 50(g)\)

\( \to {V_{dd}} = m:d = 50:1,12 = \frac{{625}}{{14}}ml\)

\({n_{NaOH}} = \frac{6}{{40}} = 0,15(mol)\)

\( \to {C_{MNaOH}} = n:{V_{dd}} = \frac{{0,15}}{{\frac{{625}}{{14}}{{.10}^{ - 3}}}} = 3,36(M)\)

NaOH → Na+ + OH

Theo pt: nNaOH  = nOH- = 2.10-3 (mol)

⟹ Thể tích dd A cần lấy là: V = n : C= 2.10-3 : 3,36 = 6.10-4 (l) = 0,6 (ml)

Câu 21 :

Tính pH của dung dịch HCl 0,01M 

  • A.
    pH=3          
  • B.
    pH=12                    
  • C.
    pH=2          
  • D.
    pH=11         

Đáp án : C

Phương pháp giải :

pH = -log[H+]

Lời giải chi tiết :

Sự phân li của nước là không đáng kể

[H+]  = Ca = 0,01              => pH = - lg[H+]  = 2

Câu 22 :

Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4. Đem dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư  thu được 5,6 lít CO­2 (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu là:

  • A.

    1,50M

  • B.

    1,75M

  • C.

    1,25M

  • D.

    1,00M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Dung dịch thu được tác dụng với NaHCO3 sinh khí CO2 => H+ dư sau phản ứng

+) nH2SO4 ban đầu = nH2SO4 phản ứng với NaOH + nH2SO4 dư

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,05 mol

Dung dịch thu được tác dụng với NaHCO3 sinh khí CO2 => H+ dư sau phản ứng

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

                        0,125                    ←                  0,25

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,05   →   0,025

=> nH2SO4 ban đầu = nH2SO4 phản ứng với NaOH + nH2SO4 dư = 0,025 + 0,125 = 0,15 mol

=> CM = 0,15 / 0,1 = 1,5M

Câu 23 :

Dung dịch X gồm 0,25 mol Ba2+; 1,3 mol Na+; a mol OH- và b mol Cl-. Cho 400 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M; HCl 0,25M và ZnSO4 1M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được kết tủa G. Nung toàn bộ G đến khối lượng không đổi thu được 69,59 gam chất rắn H. Giá trị của b là:

  • A.
    0,58 hoặc 1,62
  • B.
    1,52 hoặc 0,48
  • C.
    0,18 hoặc 0,58
  • D.
    0,18 hoặc 1,22

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích dung dịch X.

Xét Y: \({{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}^{{\rm{2 - }}}}}{\rm{  =  0,5 mol}};{\rm{ }}{{\rm{n}}_{{H^{\rm{ + }}}}}{\rm{  =  0,3 mol; }}{{\rm{n}}_{{\rm{Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}}}}{\rm{  =  0,4 mol;}}\)

Khi cho X + Y => \({{\rm{n}}_{{\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}}{\rm{  =  }}{{\rm{n}}_{B{a^{{\rm{2 + }}}}}}{\rm{  =  0,25 mol}}\)

Sau khi nung thu được H. ta có: \({{\rm{m}}_{\rm{H}}}{\rm{ =  }}{{\rm{m}}_{{\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}}{\rm{  +  }}{{\rm{m}}_{{\rm{ZnO}}}} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{ZnO}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{Zn(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ =  0,14 mol}}\)

Xét 2 trường hợp :

Trường hợp 1: Tạo kết tủa và kết tủa không tan

Trường hợp 2: Kết tủa tan một phần

Lời giải chi tiết :

Xét X: Theo ĐLBTĐT ta có: 0,25.2 + 1,3 = a + b = 1,8 mol

Xét Y: \({{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}^{{\rm{2 - }}}}}{\rm{  =  0,5 mol}};{\rm{ }}{{\rm{n}}_{{H^{\rm{ + }}}}}{\rm{  =  0,3 mol; }}{{\rm{n}}_{{\rm{Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}}}}{\rm{  =  0,4 mol;}}\)

Khi cho X + Y => \({{\rm{n}}_{{\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}}{\rm{  =  }}{{\rm{n}}_{B{a^{{\rm{2 + }}}}}}{\rm{  =  0,25 mol}}\)

Sau khi nung thu được H. ta có: \({{\rm{m}}_{\rm{H}}}{\rm{ =  }}{{\rm{m}}_{{\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}}{\rm{  +  }}{{\rm{m}}_{{\rm{ZnO}}}} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{ZnO}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{Zn(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ =  0,14 mol}}\)

Trường hợp 1: Tạo kết tủa và kết tủa không tan => OH- hết

\( \Rightarrow a = {{\rm{n}}_{{H^ + }}}{\rm{ +  2}}{{\rm{n}}_{{\rm{Zn(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = 0,58 mol; b  =  1,22 mol}}\)

Trường hợp 2: Kết tủa tan một phần

\( \Rightarrow a = {{\rm{n}}_{{H^ + }}}{\rm{ +  4}}{{\rm{n}}_{{\rm{Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}}}} - {\rm{2}}{{\rm{n}}_{{\rm{Zn(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = 1,62 mol; b  =  0,18 mol}}\)

Câu 24 :

Trộn lẫn hỗn hợp các ion sau:

(I) K+, CO32-, S2- với H+, Cl-, NO3-     

(II) Na+, Ba2+, OH- với H+, Cl-, SO42-

(III) NH4+, H+, SO42- với Na+, Ba2+, OH-      

(IV) H+, Fe2+, SO42- với Ba2+, K+, OH-

(V) K+, Na+, HSO3- với Ba2+, Ca2+, OH-

(VI) Cu2+, Zn2+, Cl- với K+, Na+, OH-

Trường hợp có thể xảy ra 3 phản ứng là :

  • A.
    I, II, VI
  • B.
    III, IV, V, VI
  • C.
    IV, V, VI
  • D.
    III, IV, VI

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào điều kiện phản ứng xảy ra trong dung dịch để tìm các trường hợp xảy ra phản ứng, chú ý một số hiđroxit lưỡng tính.

Lời giải chi tiết :

(III) NH4+, H+, SO42- với Na+, Ba2+, OH- 

H+ + OH- → H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

NH4+ + OH- →  NH3 + H2O  

(IV) H+, Fe2+, SO42- với Ba2+, K+, OH-

H+ + OH- → H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

(V) K+, Na+, HSO3- với Ba2+, Ca2+, OH-

HSO3- + OH- → SO32- + H2O

Ba2+ + SO32- → BaSO3

Ca2+ + SO32- → CaSO3

(VI) Cu2+, Zn2+, Cl- với K+, Na+, OH-

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O

Câu 25 :

Một dung dịch X chứa 0,01 mol Ba2+, 0,01 mol NO3-, a mol OH-, b mol Na+. Để trung hòa lượng dung dịch X này cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH = 1. Khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch X là: 

  • A.

    3,36 gam 

  • B.

    1,68 gam

  • C.

    2,56 gam                           

  • D.

    3,42 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) $a={{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{{{H}^{+}}}}$

BTĐT: $2{{n}_{B{{a}^{2+}}}}+{{n}_{N{{a}^{+}}}}={{n}_{NO_{3}^{-}}}+{{n}_{O{{H}^{-}}}}$

=> b

Lời giải chi tiết :

$a={{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{{{H}^{+}}}}=0,1.0,4=0,04\text{ }mol$

BTĐT: $2{{n}_{B{{a}^{2+}}}}+{{n}_{N{{a}^{+}}}}={{n}_{NO_{3}^{-}}}+{{n}_{O{{H}^{-}}}}~\Rightarrow 2.0,01+b=0,01+0,04$

=> b = 0,03

chất rắn = 0,01.137 + 0,01.62 + 0,04.17 + 0,03.23 = 3,36 gam

Câu 26 :

Cho NH3 dư vào 100ml dung dịch gồm CuSO4 1M ; ZnCl2 0,5M, AgNO3 1M và AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là

  • A.

    9,8 gam            

  • B.

    4,9 gam                         

  • C.

    7,8 gam            

  • D.

    5 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì các ion Cu2+, Zn2+, Ag+ tạo kết tủa với NH3, sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức

=> kết tủa thu được chỉ gồm Al(OH)3

+) nAl(OH)3 = nAlCl3

Lời giải chi tiết :

Vì các ion Cu2+, Zn2+, Ag+ tạo kết tủa với NH3, sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức

=> kết tủa thu được chỉ gồm Al(OH)3

nAl(OH)3 = nAlCl3 = 0,1 mol => m = 7,8 gam

Câu 27 :

Đốt cháy 3,1 gam P bằng lượng dư O2, cho sản phẩm thu được vào nước, được 200 ml dung dịch X. Nồng độ mol/l của dung dịch X là

  • A.
    0,10.
  • B.
    0,20.
  • C.
    0,25.
  • D.
    0,50.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết PTHH và tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết :

nP = 3,1/31 = 0,1 mol.

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Theo PTHH ⟹ \({n_{{H_3}P{O_4}}} = {n_P} = 0,1\) mol

⟹ CM(H3PO4) = n/V = 0,5M

Câu 28 :

Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

  • A.
    7,68 lít.
  • B.
    2,24 lít.
  • C.
    6,72 lít.
  • D.
    8,96 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O bị lấy đi → mO phản ứng

- Phản ứng khử oxit bằng CO viết gọn là: CO + O → CO2

→ nCO phản ứng = nO phản ứng

Lời giải chi tiết :

Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O bị lấy đi → \({m_{O(pu)}} = 32 - 25,6 = 6,4(g)\)

Phản ứng khử oxit bằng CO viết gọn là: CO + O → CO2

\( \to {n_{CO(pu)}} = {n_{O(pu)}} = \frac{{6,4}}{{16}} = 0,4(mol) \to {V_{CO}} = 0,4.22,4 = 8,96(l)\)

Câu 29 :

Trong phân bón hóa học, hàm lượng đạm, lân, kali được tính theo N, P2O5, K2O. Tính khối lượng N có trong 1 kg NH4NO3 ; K2O có trong 1 kg K2SO4 ; P2O5 có trong 1 kg Ca(H2PO4)2.

  • A.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

  • B.

    0,35 kg N ; 0,27 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • C.

    0,35 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,607 kg P2O5.

  • D.

    0,7 kg N ; 0,54 kg K2O ; 0,48 kg P2O5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol theo sơ đồ sau:

NH4NO3 → 2N

K2SO4 → K2O

Ca(H2PO4)2 → P2O5

Lời giải chi tiết :

NH4NO3 → 2N

   80            2.14

   1 kg  →   mN

=> mN = 1.2.14 / 80 = 0,35 kg

 

K2SO4 → K2O

  174          94

  1 kg  →   mK2O

=> mK2O = 94 / 174 = 0,54 kg

Ca(H2PO4)2 → P2O5

  234                  142

  1 kg         →    mP2O5

=> mP2O5 = 142 / 234 = 0,607 kg

Câu 30 :

Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là

  • A.
    3,0 mol. 
  • B.
    2,8 mol. 
  • C.
    3,2 mol. 
  • D.
    3,4 mol. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

HS ghi nhớ công thức tính nhanh số mol HNO3 đã phản ứng:

nHNO3 = 12nN2 + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O

= 12x + 2x + 4y + 10z = 14x + 4y +10z (*)

Lời giải chi tiết :

nHNO3 = 12nN2 + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O

= 12x + 2x + 4y + 10z = 14x + 4y +10z (*)

*nZ = 2x + y + z = 0,5 mol (1)

*mZ = nZ.MZ => 28x + 44x + 30y + 44z = 0,5.8,9.4

=> 74x + 30y + 44z = 17,8 (2)

\(\xrightarrow{{\dfrac{3}{7}(2) - \dfrac{{62}}{7}(1)}}14x + 4y + 10z = 3,2\)(**)

(*) và (**) => nHNO3 = 3,2 mol

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.