Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 - Đề số 2
Đề bài
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
-
A.
21.
-
B.
15.
-
C.
19.
-
D.
8.
Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Theo Bronsted, số chất có tính lưỡng tính là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Thể tích (ml) của dung dịch NaOH 0,3M cần để trung hòa 3 lít dung dịch HCl 0,01M là
-
A.
0,1
-
B.
1
-
C.
10
-
D.
100
Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch:
-
A.
H2SO4, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4
-
B.
H2SO4, HCl, NaCl, NaNO3
-
C.
Ba(OH)2, NaNO3, Na2CO3, BaCl2
-
D.
NaOH, NaNO3, Na2CO3, HCl
Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể
-
A.
phân tử
-
B.
nguyên tử.
-
C.
ion.
-
D.
phi kim.
Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
-
A.
NaClO và AlCl3.
-
B.
NaOH và KCl.
-
C.
KNO3 và HCl.
-
D.
Ba(OH)2 và AlCl3.
Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các đơn chất O2, F2, N2 là
-
A.
O2 < F2 < N2.
-
B.
O2 < N2 < F2.
-
C.
N2 < O2 < F2.
-
D.
N2 < F2 < O2.
Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng?
-
A.
Hằng số phân li của axit (Ka) giảm.
-
B.
Ka tăng.
-
C.
Ka không đổi.
-
D.
Không xác định được.
Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4.
-
D.
5.
Công thức tính độ điện li là:
-
A.
$\alpha $= mchất tan / mdung dịch.
-
B.
$\alpha $= mđiện li / mchất tan.
-
C.
$\alpha $= nchất tan / nphân li.
-
D.
$\alpha $= nphân li / nchất tan.
Tính bazơ của NH3 là do
-
A.
trên nguyên tử N còn cặp e tự do.
-
B.
phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
-
C.
NH3 tan nhiều trong nước.
-
D.
NH3 tác dụng với nước tạo thành NH4OH.
Nồng độ mol của cation và anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,02 M là:
-
A.
$[B{a^{2 + }}] = 0,02M;[N{O_3}^ - ] = 0,02M$
-
B.
$[B{a^{2 + }}] = 0,02M;[N{O_3}^ - ] = 0,04M$
-
C.
$[B{a^{2 + }}] = 0,04M;[N{O_3}^ - ] = 0,02M$
-
D.
$[B{a^{2 + }}] = 0,02M;[N{O_3}^ - ] = 0,01M$
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
-
A.
HNO3 tan nhiều trong nước.
-
B.
khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
-
C.
dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
-
D.
dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Ion NH4+ có tên gọi:
-
A.
Cation amoni
-
B.
Cation nitric
-
C.
Cation amino
-
D.
Cation hidroxyl
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
-
A.
Nước ở hồ, nước mặn.
-
B.
Nước biển.
-
C.
KCl rắn, khan.
-
D.
Dung dịch KCl trong nước.
Khí N2 tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
-
A.
nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
-
B.
phân tử N2 không phân cực.
-
C.
nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VIA.
-
D.
liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, không phân cực, có năng lượng lớn.
Phân đạm giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. Hiện nay người ta chủ yếu sử dụng đạm urê để bón cho cây trồng. Công thức phân tử của đạm urê là:
-
A.
NaNO3.
-
B.
(NH2)2CO.
-
C.
NH4NO3.
-
D.
NH4Cl.
Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
-
A.
Giá trị pH tăng thì độ axit giảm
-
B.
Giá trị pH tăng thì độ axit tăng
-
C.
Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh
-
D.
Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ
Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
1,5
Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?
-
A.
NH4+
-
B.
HCl
-
C.
H3O+
-
D.
NaOH
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?
-
A.
Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
-
B.
Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
-
C.
Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
-
D.
Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
-
A.
Tăng pH của đất.
-
B.
Tăng khoáng chất cho đất.
-
C.
Giảm pH của đất.
-
D.
Để môi trường đất ổn định.
Có V1 ml NaOH (pH = 12). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch NaOH mới có pH = 9. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 1000V1.
-
B.
V2 = 999V1.
-
C.
V2 = 3V1.
-
D.
V1 = 1000V2
Một dung dịch có 0,4 mol Na+, x mol Ca2+, 0,6 mol Cl-. Cô cạn dung dịch trên thì tổng khối lượng muối khan thu được bằng
-
A.
34,5 gam
-
B.
45,6 gam
-
C.
38,5 gam
-
D.
không xác định được
Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
-
A.
19,2 gam
-
B.
20,1 gam
-
C.
27,0 gam
-
D.
20,7 gam
Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
-
A.
MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
-
B.
AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
-
C.
NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
-
D.
NH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O
Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là
-
A.
44 : 6 : 9.
-
B.
46 : 9 : 6.
-
C.
46 : 6 : 9.
-
D.
44 : 9 : 6.
Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là
-
A.
Fe3O4 và NO2
-
B.
Fe3O4 và NO
-
C.
Fe3O4 và N2O
-
D.
FeO và NO2
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
-
A.
98,20.
-
B.
97,20.
-
C.
98,75.
-
D.
91,00.
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là
-
A.
240; 1,864
-
B.
80; 1,864
-
C.
240; 2,330
-
D.
80; 2,330
Lời giải và đáp án
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
-
A.
21.
-
B.
15.
-
C.
19.
-
D.
8.
Đáp án : D
+) Coi Fe và S trogn 1 chất có tổng số oxi hóa là 0
+) Xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi
+) Viết quá trình cho - nhận e => xác định hệ số cân bằng
Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0
$\begin{align}& {{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & \,\,1.|{{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e \\ & 5.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$
=> PTHH: FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
=> hệ số của HNO3 là 8
Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Theo Bronsted, số chất có tính lưỡng tính là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : B
Các chất lưỡng tính trong dãy là: Cr2O3, Al(OH)3, Al2O3, Zn(OH)2
Thể tích (ml) của dung dịch NaOH 0,3M cần để trung hòa 3 lít dung dịch HCl 0,01M là
-
A.
0,1
-
B.
1
-
C.
10
-
D.
100
Đáp án : D
Tính theo PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
nHCl = 3.0,01 = 0,03 mol
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
nNaOH = nHCl = 0,03 mol
=> V dd NaOH = n : CM = 0,03 : 0,3 = 0,1 lít = 100 ml
Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch:
-
A.
H2SO4, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4
-
B.
H2SO4, HCl, NaCl, NaNO3
-
C.
Ba(OH)2, NaNO3, Na2CO3, BaCl2
-
D.
NaOH, NaNO3, Na2CO3, HCl
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
Dãy gồm các chất có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch là các chất không phản ứng được với nhau
A sai vì BaCl2 có thể tác dụng với Na2SO4; Na2CO3 có thể tác dụng với H2SO4
C sai vì Na2CO3 có thể tác dụng với BaCl2
D sai vì HCl có thể tác dụng với NaOH và Na2CO3
Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể
-
A.
phân tử
-
B.
nguyên tử.
-
C.
ion.
-
D.
phi kim.
Đáp án : A
Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
-
A.
NaClO và AlCl3.
-
B.
NaOH và KCl.
-
C.
KNO3 và HCl.
-
D.
Ba(OH)2 và AlCl3.
Đáp án : D
Điều kiện để các chất cùng tồn tại trong một dung dịch là chúng không được phản ứng với nhau.
Ba(OH)2 và AlCl3 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các đơn chất O2, F2, N2 là
-
A.
O2 < F2 < N2.
-
B.
O2 < N2 < F2.
-
C.
N2 < O2 < F2.
-
D.
N2 < F2 < O2.
Đáp án : C
Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các đơn chất O2, F2, N2 là: N2 < O2 < F2.
Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng?
-
A.
Hằng số phân li của axit (Ka) giảm.
-
B.
Ka tăng.
-
C.
Ka không đổi.
-
D.
Không xác định được.
Đáp án : C
Ka là hằng số phân ly axit. Giá trị Ka chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ.
Nhiệt độ không đổi và vẫn axit đó nên Ka không thay đổi.
Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4.
-
D.
5.
Đáp án : C
Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:
Nấc 1: H3PO4 $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + H2PO4-
Nấc 2: H2PO4- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + HPO42-
Nấc 3: HPO42- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + PO43-
=> trong dung dịch axit photphoric có 4 loại ion
Công thức tính độ điện li là:
-
A.
$\alpha $= mchất tan / mdung dịch.
-
B.
$\alpha $= mđiện li / mchất tan.
-
C.
$\alpha $= nchất tan / nphân li.
-
D.
$\alpha $= nphân li / nchất tan.
Đáp án : D
Công thức tính độ điện li là $\alpha $ = nphân li / nchất tan
Tính bazơ của NH3 là do
-
A.
trên nguyên tử N còn cặp e tự do.
-
B.
phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
-
C.
NH3 tan nhiều trong nước.
-
D.
NH3 tác dụng với nước tạo thành NH4OH.
Đáp án : A
- Tính bazơ của NH3 là do trên nguyên tử N còn cặp e tự do không tham gia liên kết.
- Theo thuyết bronsted , bazo là chất nhận proton
- Theo thuyết areniut, bazo là chất tan trong nước phân li ra ion OH-
H2O + NH3 ⇌ OH– + NH4+
Nồng độ mol của cation và anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,02 M là:
-
A.
$[B{a^{2 + }}] = 0,02M;[N{O_3}^ - ] = 0,02M$
-
B.
$[B{a^{2 + }}] = 0,02M;[N{O_3}^ - ] = 0,04M$
-
C.
$[B{a^{2 + }}] = 0,04M;[N{O_3}^ - ] = 0,02M$
-
D.
$[B{a^{2 + }}] = 0,02M;[N{O_3}^ - ] = 0,01M$
Đáp án : B
- Viết phương trình điện li
Ba(NO3)2 $\xrightarrow{{}}B{a^{2 + }} + 2N{O_3}^ - $
- Tính nồng độ anion và cation
Ba(NO3)2 $\xrightarrow{{}}B{a^{2 + }} + 2N{O_3}^ - $
$[B{a^{2 + }}] = 0,02M$; [NO3−]= 2. 0,02= 0,04M
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
-
A.
HNO3 tan nhiều trong nước.
-
B.
khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
-
C.
dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
-
D.
dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Đáp án : D
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Ion NH4+ có tên gọi:
-
A.
Cation amoni
-
B.
Cation nitric
-
C.
Cation amino
-
D.
Cation hidroxyl
Đáp án : A
Ion NH4+ có tên gọi là cation amoni
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
-
A.
Nước ở hồ, nước mặn.
-
B.
Nước biển.
-
C.
KCl rắn, khan.
-
D.
Dung dịch KCl trong nước.
Đáp án : C
Chất dẫn điện là các chất điện li được trong nước
Khí N2 tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
-
A.
nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
-
B.
phân tử N2 không phân cực.
-
C.
nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VIA.
-
D.
liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, không phân cực, có năng lượng lớn.
Đáp án : D
Do phân tử N2 có chứa liên kết 3 rất bền vững, không phân cực và có năng lượng lớn nên N2 tương đối trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường.
Phân đạm giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. Hiện nay người ta chủ yếu sử dụng đạm urê để bón cho cây trồng. Công thức phân tử của đạm urê là:
-
A.
NaNO3.
-
B.
(NH2)2CO.
-
C.
NH4NO3.
-
D.
NH4Cl.
Đáp án : B
Công thức của phân ure là (NH2)2CO.
Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?
-
A.
Giá trị pH tăng thì độ axit giảm
-
B.
Giá trị pH tăng thì độ axit tăng
-
C.
Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh
-
D.
Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ
Đáp án : A
A đúng vì pH tăng thì nồng độ OH- trong dung dịch tăng => độ axit giảm
C. pH < 7 là môi trường axit => quỳ hóa đỏ
D. pH > 7 là môi trường bazơ => quỳ hóa xanh
Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
1,5
Đáp án : A
Bước 1: Tính số mol H+
\({n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}}\)
Bước 2: Tính pH = -log(H+)
\({\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}} = \dfrac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{V_{HCl}} + {V_{{H_2}S{O_4}}}}} \)
\({n_{HCl}} = 0,02.0,05 = 0,001\,\,mol;{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,02.0,075 = 0,0015\,\,mol \to {n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,001 + 2.0,0015 = 0,004\,\,mol\)
\( \to {\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}} = \dfrac{{0,004}}{{0,02 + 0,02}} = 0,1\,\,M\)
\( \to pH = - \log 0,1 = 1\)
Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?
-
A.
NH4+
-
B.
HCl
-
C.
H3O+
-
D.
NaOH
Đáp án : B
Theo A-rê-ni-ut, axit là chất phân li ra H+ => HCl là axit
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?
-
A.
Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
-
B.
Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
-
C.
Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
-
D.
Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
Đáp án : A
xem lại lí thuyết độ điện li $\alpha $
A sai vì HCOOH là axit yếu, phân li không hoàn toàn nên nồng độ $[{H^ + }{\text{]}}$ giảm, pH thay đổi tuy nhiên còn phụ thuộc cả vào độ điện li nên không tuân theo đúng tỉ lệ pha loãng.
B đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+. Khi thêm dung dịch HCl, nghĩa là thêm H+, như vậy cân bằng hóa học chuyển dịch sang trái → độ điện li của axit giảm.
C đúng vì SGK 11NC – trang 9
D đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+.
pH = 3 → $[{H^ + }{\text{]}}$= 0,001M
$\alpha $ = (CHCOOH đã phân li/CHCOOH ban đầu).100% =$\frac{{0,001}}{{0,007}}.100\% $ = 14,29%
Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
-
A.
Tăng pH của đất.
-
B.
Tăng khoáng chất cho đất.
-
C.
Giảm pH của đất.
-
D.
Để môi trường đất ổn định.
Đáp án : A
Cần nhớ vôi có tính kiềm => tác dụng được với axit
Đất bị nhiễm phèn là đất chua chứa nhiều ion H+, do vậy người ta phải bón vôi để trung hòa bớt ion H+ giúp tăng pH của đất lên từ 7 - 9 => môi trường đất ổn định
Có V1 ml NaOH (pH = 12). Cần thêm V2 ml H2O để được dung dịch NaOH mới có pH = 9. Quan hệ V1 và V2 là :
-
A.
V2 = 1000V1.
-
B.
V2 = 999V1.
-
C.
V2 = 3V1.
-
D.
V1 = 1000V2
Đáp án : B
áp dụng công thức: Vtrước – Vsau = Vtrước.(10x1 – x2 – 1)
Thể tích nước thêm vào = V2 = Vsau – Vtrước = Vtrước.(10x1 – x2 – 1)
=> V2 = V1.(1012 – 9 – 1) => V2 = 999V1
Một dung dịch có 0,4 mol Na+, x mol Ca2+, 0,6 mol Cl-. Cô cạn dung dịch trên thì tổng khối lượng muối khan thu được bằng
-
A.
34,5 gam
-
B.
45,6 gam
-
C.
38,5 gam
-
D.
không xác định được
Đáp án : A
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích \( \to x\)
Áp dụng bảo toàn khối lượng: \({m_{muoi}} = {m_{N{a^ + }}} + {m_{C{a^{2 + }}}} + {m_{C{l^ - }}}\)
Áp dụng bảo toàn điện tích: \({n_{N{a^ + }}} + 2{n_{C{a^{2 + }}}} = {n_{C{l^ - }}}\)
\( \to 0,4 + 2{\rm{x}} = 0,6 \to x = 0,1\)
Bảo toàn khối lượng: \({m_{muoi}} = {m_{N{a^ + }}} + {m_{C{a^{2 + }}}} + {m_{C{l^ - }}}\)
\( \to {m_{muoi}} = 0,4.23 + 0,1.40 + 0,6.35,5 = 34,5\,\,gam\)
Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
-
A.
19,2 gam
-
B.
20,1 gam
-
C.
27,0 gam
-
D.
20,7 gam
Đáp án : D
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế N2 bằng phản ứng:
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
- Tính toán theo PTHH.
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
Theo PTHH: nNaNO2 = nN2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol
=> mNaNO2 = 0,3.69 = 20,7 gam
Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
-
A.
MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
-
B.
AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
-
C.
NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
-
D.
NH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
Đáp án : C
|
NH4Cl |
(NH4)2SO4 |
Na2SO4 |
NaNO3. |
Ba(OH)2 |
Tạo khí mùi khai |
Tạo kết tủa trắng và khí mùi khai |
Tạo kết tủa trắng |
Không hiện tượng |
Loại A vì không phân biệt được MgCl2 và Na2SO4 vì đều tạo kết tủa trắng
Loại B vì không phân biệt được AlCl3 và ZnCl2 vì đều tạo kết tủa trắng rồi tan hết
Loại D vì không phân biệt được NH4NO3 và NH4Cl vì đều tạo khí mùi khai
Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O
Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là
-
A.
44 : 6 : 9.
-
B.
46 : 9 : 6.
-
C.
46 : 6 : 9.
-
D.
44 : 9 : 6.
Đáp án : D
Xem lại lí thuyết cân bằng phản ứng
$\begin{align}& \overset{0}{\mathop{Al\text{ }}}\,+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Al}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{\overset{0}{\mathop{N}}\,}_{2}}+\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & 44.|\overset{0}{\mathop{Al}}\,\,\,\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Al}}\,\,\,+\,3e \\ &3.|10\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\,44e\,\,\to \,\,{{\overset{+1}{\mathop{3N}}\,}_{2}}O\,\,+\,\,2{{\overset{0}{\mathop{N}}\,}_{2}} \\ \end{align}$
=> PTHH: 44Al + 162HNO3 → 44Al(NO3)3 + 6N2 + 9N2O + 81H2O
Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là
-
A.
Fe3O4 và NO2
-
B.
Fe3O4 và NO
-
C.
Fe3O4 và N2O
-
D.
FeO và NO2
Đáp án : B
+) Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe và O
+) Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe(NO3)3 = nFe
+) => mO = moxit - mFe
+) Xét quá trình cho – nhận e:
$\begin{align}& Fe\to \overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,+\,3e~~~~~~\,\,\,~~\overset{+5}{\mathop{\,\,N}}\,\,\,+\text{ n}e\to X \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{0}{\mathop{O}}\,\,\,+\text{ 2}e\to \overset{-2}{\mathop{O}}\, \\ \end{align}$
+) Bảo toàn e: 3.nFe = n.nX + 2.nO
Muối thu được là Fe(NO3)3 0,27 mol
Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe và O
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe(NO3)3 = nFe = 0,27 mol
=> mO = 20,88 – 0,27.56 = 5,76 gam => nO = 0,36 mol
=> nFe : nO = 0,27 : 0,36 = 3 : 4 => oxit sắt là Fe3O4
Xét quá trình cho – nhận e:
$\begin{align}& Fe\to \overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,+\,3e~~~~~~\,\,\,\,~~\overset{+5}{\mathop{\,\,N}}\,\,\,+\text{ n}e\to X \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{0}{\mathop{O}}\,\,\,+\text{ 2}e\to \overset{-2}{\mathop{O}}\, \\ \end{align}$
Bảo toàn e: 3.nFe = n.nX + 2.nO => 3.0,27 = n.0,03 + 2.0,36 => n = 3
=> X là NO
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
-
A.
98,20.
-
B.
97,20.
-
C.
98,75.
-
D.
91,00.
Đáp án : A
+) Gọi nNO = a mol; nN2O = b mol => nX = PT(1)
\({\bar M_X} => PT\) (2)
+) Giả sử phản ứng tạo ra NH4NO3 x mol
+) Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + 8.nN2O + 8.nNH4NO3
+) Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO + 2.nN2O + nNO3 (trong muối) + 2.nNH4NO3
+) mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối) + mNH4NO3
Gọi nNO = a mol; nN2O = b mol => nX = a + b = 0,25 mol (1)
\({\bar M_X} = \frac{{30a + 44b}}{{a + b}} = 16,4.2\) (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,2; b = 0,05
Giả sử phản ứng tạo ra NH4NO3 x mol
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + 8.nN2O + 8.nNH4NO3 = 3.0,2 + 8.0,05 + 8a
=> nNO3 (trong muối) = ne cho = 1 + 8a
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO + 2.nN2O + nNO3 (trong muối) + 2.nNH4NO3
=> 1,425 = 0,2 + 2.0,05 + 1 + 8a + 2a => a = 0,0125 mol
=> mmuối = mkim loại + mNO3 (trong muối) + mNH4NO3 = 29 + (1 + 8.0,0125).62 + 0,0125.80 = 98,2 gam
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là
-
A.
240; 1,864
-
B.
80; 1,864
-
C.
240; 2,330
-
D.
80; 2,330
Đáp án : B
+) Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd axit cần lấy 100 ml
+) Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng => [H+]dư
+) nH+ - nOH- = nH+ dư
+) Từ số mol Ba(OH)2 tính số mol BaSO4
Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd axit cần lấy 100 ml
=> nH+ trước phản ứng =2nH2SO4+ n HCl +nHNO3 =0,1.2.0,1 + 0,1.0,2 + 0,1.0,3 = 0,07 mol
nOH- trước phản ứng =nNaOH +2.nBa(OH)2 =0,2V + 2.0,1V = 0,4V mol
Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng
=> [H+]dư = 0,1 M
H+ + OH- →H2O
0,4V $ \leftarrow $0,4V
\( \to {{\text{[}}{H^ + }{\text{]}}_{du}} = \dfrac{{0,07 - 0,4V}}{{0,3 + V}} = 0,1 \to V = 0,08(lít) = 80ml\)
=> nBa(OH)2 = 0,1.0,08 = 0,008 mol
nH2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
0,008 → 0,008 → 0,008
=> mBaSO4 = 0,008.233 = 1,864 gam
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1