Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 03
Đề bài
Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc \(v = 2\pi cos\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)cm/s\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Biểu thức gia tốc tức thời của chất điểm là:
-
A.
\(a = - 2\pi cos\left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
-
B.
\(a = 40\sin \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
-
C.
\(a = 40cos\left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
-
D.
\(a = 2\pi \sin \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng \(m\), dây treo dài \(l\). Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc \({\alpha _0}\) rồi thả cho vật dao động. Biểu thức xác định lực căng dây tại vị trí \(\alpha \) bất kì là:
-
A.
\(T = mg(2c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - cos}}\alpha )\)
-
B.
\(T = mg(c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - cos}}\alpha )\)
-
C.
\(T = mg(3c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - 2cos}}{\alpha _0})\)
-
D.
\(T = mg(2c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - cos}}{\alpha _0})\)
Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:
-
A.
Căn bậc hai chiều dài con lắc.
-
B.
Chiều dài con lắc.
-
C.
Căn bậc hai gia tốc trọng trường.
-
D.
Gia tốc trọng trường.
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:
-
A.
Với tần số bằng tần số dao động riêng
-
B.
Mà không chịu ngoại lực tác dụng
-
C.
Với tần số lớn hơn tần số dao động riêng
-
D.
Với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
Một khung dây dẫn có diện tích $S = 50 cm^2$ gồm $150$ vòng dây quay đều với vận tốc n vòng/phút trong một từ trường đều \(\vec B\) vuông góc trục quay \(\Delta \) và có độ lớn $B = 0,02 T$. Từ thông cực đại gửi qua khung là:
-
A.
$0,015 Wb$
-
B.
$0,15 Wb$
-
C.
$1,5 Wb$
-
D.
$15 Wb$
Chọn câu trả lời sai. Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:
-
A.
Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng, khi truyền trong không gian.
-
B.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền là một đường thẳng.
-
C.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi truyền trên mặt thoáng của chất lỏng.
-
D.
Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.
Trong mạch R, L, C nối tiếp với điện áp hai đầu đoạn mạch là u và cường độ dòng điện qua mạch là i. Chọn phát biểu đúng:
-
A.
Nếu ZL > ZC thì u sớm pha hơn i là \(\frac{\pi }{2}\)
-
B.
Nếu ZL < ZC thì i chậm pha hơn u \(\frac{\pi }{2}\)
-
C.
Nếu R = 0 thì u cùng pha với i.
-
D.
Nếu ZL = ZC thì u cùng pha với i.
Trong dao động điều hòa, vì cơ năng được bảo toàn nên
-
A.
Động năng không đổi.
-
B.
Thế năng không đổi.
-
C.
Động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại.
-
D.
Động năng và thế năng hoặc cùng tăng hoặc cùng giảm.
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:
-
A.
Một số nguyên lần bước sóng.
-
B.
Một nửa bước sóng.
-
C.
Một bước sóng.
-
D.
Một phần tư bước sóng.
Chọn phát biểu sai về quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hoà là hình chiếu của nó.
-
A.
Biên độ của dao động bằng bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều
-
B.
Vận tốc của dao động bằng vận tốc dài của chuyển động tròn đều
-
C.
Tần số góc của dao động bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều
-
D.
Li độ của dao động bằng toạ độ hình chiếu của chuyển động tròn đều
Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m, \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Tần số của con lắc được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)
-
B.
\(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
-
C.
\(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)
-
D.
\(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
Chọn phát biểu đúng khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì:
-
A.
Biên độ sóng càng tăng
-
B.
Tần số sóng giảm
-
C.
Năng lượng sóng giảm
-
D.
Bước sóng sóng tăng
Trong dao động điều hoà
-
A.
Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
-
B.
Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ
-
C.
Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha $π/2$ so với li độ
-
D.
Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha $π/2$ so với li độ
Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất. Với R là điện trở thuần, L là độ tự cảm, C là điện dung:
-
A.
Mạch chỉ có R
-
B.
Mạch nối tiếp R và C
-
C.
Mạch chỉ có C
-
D.
Mạch nối tiếp R và L
Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về sóng âm
-
A.
Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí
-
B.
Hạ âm là âm có tần số dưới 2000Hz
-
C.
Trong chất rắn sóng âm có cả sóng dọc và sóng ngang
-
D.
Âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz
Cho L là độ tự cảm, f là tần số, T là chu kì, \(\omega \) là tần số góc. Biểu thức tính cảm kháng của cuộn cảm là:
-
A.
\({Z_L} = \frac{1}{{\omega L}}\)
-
B.
\({Z_L} = 2\pi fL\)
-
C.
\({Z_L} = 2\pi TL\)
-
D.
\({Z_L} = \frac{{TL}}{{2\pi }}\)
Giảm xóc của ô tô là áp dụng của
-
A.
dao động cưỡng bức
-
B.
dao động tắt dần
-
C.
dao động duy trì
-
D.
dao động tự do
Thế nào là 2 sóng kết hợp?
-
A.
Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
-
B.
Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
-
C.
Hai sóng có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
-
D.
Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
Một vật dao động điều hòa có biên độ là \(2{\rm{ }}\left( {cm} \right)\) và tần số góc \(\omega = 2\pi \left( {rad} \right)\) . Lấy \({\pi ^2} = 10\), gia tốc của vật tại thời điểm vật có vận tốc \(v = 2\sqrt 3 \pi cm/s\) là:
-
A.
\(40cm/{s^2}\)
-
B.
\(80cm/{s^2}\)
-
C.
\(\pm 40cm/{s^2}\)
-
D.
\( \pm 80{\rm{ }}cm/{s^2}\)
Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là:
-
A.
\(x = 10cos\left( {\frac{{11\pi }}{6}t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
-
B.
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}10cos\left( {\frac{{11\pi }}{6}t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
-
C.
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}10cos\left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
-
D.
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}10cos\left( {\frac{{5\pi }}{6}t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
Vật dao động điều hoà theo phương trình $x = 5\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)cm$. Tốc độ trung bình của vật đi được trong khoảng thời gian từ ${t_1} = 1s$ đến ${t_2} = 4,625s$ là:
-
A.
$15,5 cm/s$
-
B.
$17,4 cm/s$
-
C.
$18,2 cm/s$
-
D.
$19,7 cm/s$
Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=10cos(4\pi t)cm$ . Tại thời điểm mà động năng bằng $3$ lần thế năng thì vật ở cách VTCB một khoảng:
-
A.
3,3 cm
-
B.
5,0 cm
-
C.
7,0 cm
-
D.
10,0 cm
Một con lắc đơn dao động với biên độ góc α0 = 0,1 rad có chu kì dao động T = 1s. Chọn gốc tọa độ là vị trí cân bằng, khi vật bắt đầu chuyển động vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của con lắc là:
-
A.
\(\alpha = 0,1cos2\pi t\left( {rad} \right)\)
-
B.
\(\alpha = 0,1cos\left( {2\pi t + \pi } \right)\left( {rad} \right)\)
-
C.
\(\alpha = 0,1cos(2\pi t + \frac{\pi }{2})(rad)\)
-
D.
\(\alpha = 0,1cos(2\pi t - \frac{\pi }{2})(rad)\)
Con lắc đơn có khối lượng \(200g\) dao động với phương trình \(s = 10sin(2t) cm\). Ở thời điểm \(t = \dfrac{\pi }{6}s\), con lắc có động năng là:
-
A.
\(10J\)
-
B.
\({10^{ - 3}}J\)
-
C.
\({10^{ - 2}}J\)
-
D.
\({10^{ - 4}}J\)
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương , cùng tần số có phương trình li độ là x = 3cos(πt - 5π/6) (cm). Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ là x1 = 5cos(πt + π/6) (cm). Dao động thứ hai có phương trình li độ là:
-
A.
x2 = 2cos(πt + π/6) (cm)
-
B.
x2 = 8cos(πt - 5π/6) (cm)
-
C.
x2 = 2cos(πt - 5π/6) (cm)
-
D.
x2 = 8cos(πt + π/6) (cm)
Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình \(u = ac{\rm{os4}}\pi {\rm{t}}\) (cm). Trong khoảng thời gian 2s sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
8
-
D.
4
Một sợi dây đàn hồi nằm ngang có điểm đầu O dao động theo phương đứng với biên độ \(3cm\), chu kì truyền sóng 0,5s. Vận tốc truyền sóng là \(32cm/s\). Sóng truyền từ O đến M. Viết phương trình sóng tại M cách O \(d{\rm{ }} = {\rm{ }}50{\rm{ }}cm\).
-
A.
\({u_M} = 6c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \pi } \right)cm\)
-
B.
\({u_M} = 6c{\rm{os}}\left( {4\pi t} \right)cm\)
-
C.
\({u_M} = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)cm\)
-
D.
\({u_M} = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \frac{25\pi }{4}} \right)cm\)
Hai nguồn sóng cơ $AB$ cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số $100Hz$, cùng pha theo phương vuông vuông góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng $20m/s$.Số điểm không dao động trên đoạn $AB = 1m$ là :
-
A.
$11$ điểm
-
B.
$20$ điểm
-
C.
$10$ điểm
-
D.
$15$ điểm
Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết phương trình dao động tại đầu A là \({u_A} = {\rm{ }}acos50\pi t\left( {cm} \right)\). Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ b \((b \ne 0)\) cách đều nhau và cách nhau khoảng \(0,6m\). Giá trị của b và tốc truyền sóng trên sợi dây lần lượt là:
-
A.
\(a\sqrt 2 ;v = 120m/s\)
-
B.
\(a\sqrt 3 ;v = 120m/s\)
-
C.
\(a\sqrt 2 ;v = 60m/s\)
-
D.
\(a\sqrt 3 ;v = 60m/s\)
Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức cường độ là
$i = {I_0}{\text{cos}}\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right)A$ , I0>0. Tính từ lúc t=0(s), điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là:
-
A.
0
-
B.
$\dfrac{{2{I_0}}}{\omega }$
-
C.
$\dfrac{{\pi \sqrt 2 {I_0}}}{\omega }$
-
D.
$\dfrac{{\pi {I_0}}}{{\omega \sqrt 2 }}$
Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Hệ số công suất \(cosφ\) của đoạn mạch là:
-
A.
\(\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{1}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
-
D.
\(\dfrac{1}{4}\)
Đặt điện áp \(u = 200\cos 100\pi t\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(100 Ω\), cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch là
-
A.
\(2\sqrt 2 A\).
-
B.
\(\sqrt 2 A\).
-
C.
\(2A\).
-
D.
\(1A\).
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:
-
A.
\(\cos \varphi = 0,5\)
-
B.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
-
C.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
-
D.
\(\cos \varphi = 1\)
Cho mạch điện như hình. Điện áp \({u_{AB}} = 80\cos 100\pi t(V)\), \(r = 15Ω\), \(L = \dfrac{1}{{5\pi }}H\)
Điều chỉnh biến trở R để công suất tiêu thụ trên R cực đại. Tính R và PRmax.
-
A.
\(10\Omega ;50W\)
-
B.
\(25\Omega ;40W\;\;\;\)
-
C.
\(10\Omega ;100W\)
-
D.
\(10\Omega ;110W\)
Đặt điện áp \(100V - 25Hz\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn dây có điện trở thuần \(r\), cuộn cảm có độ tự cảm \(L\) và tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{0,1}}{\pi }mF\). Biết điện áp hai đầu cuộn dây sớm pha hơn dòng điện trong mạch là \(\dfrac{\pi }{6}\), đồng thời điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây gấp đôi trên tụ điện. Công suất tiêu thụ của toàn mạch là:
-
A.
\(100\sqrt 3 {\rm{W}}\)
-
B.
\(\dfrac{{50}}{{\sqrt 3 }}{\rm{W}}\)
-
C.
\(200W\)
-
D.
\(120W\)
Điện năng tiêu thụ ở một trạm phát điện được truyền dưới điện áp hiệu dụng là $2kV$, công suất $200kW$. Hiệu số chỉ của công to điện nơi phát và nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch $480 kWh$. Hiệu suất của quá trinh tải điện là:
-
A.
94,24%
-
B.
76%
-
C.
90%
-
D.
41,67%
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại nơi có \(g{\rm{ }} = 10m/{s^2}\) đang dao động điều hòa trên trục Ox thẳng đứng hướng lên. Cho đồ thị biểu diễn độ lớn của lực đàn hồi lò xo vào thời gian như hình vẽ. Độ cứng lò xo và khối lượng vật nặng lần lượt bằng
-
A.
\(100N/m;{\rm{ }}1kg\)
-
B.
\(100N/m;{\rm{ }}100g\)
-
C.
\(10N/m;{\rm{ }}1kg\)
-
D.
\(10N/m;{\rm{ }}100g\)
Một nguồn phát sóng cơ hình sin đặt tại O, truyền dọc theo sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài OA với bước sóng \(24cm\). Tại thời điểm \({t_1}\) và \({t_2}\) hình dạng của một đoạn dây tương ứng như đường 1 và đường 2 của hình vẽ, trục Ox trùng với vị trí cân bằng của sợi dây, chiều dương trùng với chiều truyền sóng. Trong đó, M là điểm cao nhất, \({u_M},{\rm{ }}{u_N},{\rm{ }}{u_H}\) lần lượt là li độ của các điểm M, N, H. Biết \(u_M^2 = u_{N}^2 + u_H^2\) và biên độ sóng không đổi. Khoảng cách từ P đến Q bằng:
-
A.
2 cm
-
B.
12 cm
-
C.
6 cm
-
D.
4 cm
Đặt điện áp \(u = {U_0}{\rm{cos100}}\pi {\rm{t}}\left( V \right)\) (t tính bằng s) vào đoạn mạch gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm \(L = \dfrac{{1,5}}{\pi }H\), điện trở \(r = 50\sqrt 3 \Omega \), tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) . Tại thời điểm t1, điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây có giá trị $150V$, đến thời điểm \({t_1} + \dfrac{1}{{75}}s\) thì điện áp giữa hai đầu tụ điện cũng bằng $150V$. Giá trị của U0 bằng
-
A.
\(150\sqrt 3 V\)
-
B.
\(100\sqrt 3 V\)
-
C.
$300 V$
-
D.
$150V$
Một vật có khối lượng không đổi, thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 8cos\left( {2\pi t + \varphi } \right)cm\) và \({x_2} = {A_2}cos(2\pi t - \dfrac{\pi }{2})cm\) thì dao động tổng hợp là \(x = Acos(2\pi t - \dfrac{\pi }{6})cm\). Để biên độ dao động tổng hợp của vật đạt giá trị lớn nhất thì \({A_2}\) có giá trị là:
-
A.
\(\dfrac{8}{{\sqrt 3 }}cm\)
-
B.
\(8\sqrt 3 cm\)
-
C.
\(8cm\)
-
D.
\(16cm\)
Lời giải và đáp án
Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc \(v = 2\pi cos\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)cm/s\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Biểu thức gia tốc tức thời của chất điểm là:
-
A.
\(a = - 2\pi cos\left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
-
B.
\(a = 40\sin \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
-
C.
\(a = 40cos\left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
-
D.
\(a = 2\pi \sin \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\)
Đáp án : C
Gia tốc của vật dao động điều hòa: \(a = v' = x''\)
Phương trình vận tốc: \(v = 2\pi cos\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)cm/s\)
Gia tốc:
\(\begin{array}{l}a = v' = - 2\pi .2\pi \sin \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)\\ = - 40\sin \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right) = 40\sin \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6} + \pi } \right)\\ = 40\sin \left( {2\pi t + \dfrac{{7\pi }}{6}} \right) = 40\cos \left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm/{s^2}\end{array}\)
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng \(m\), dây treo dài \(l\). Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc \({\alpha _0}\) rồi thả cho vật dao động. Biểu thức xác định lực căng dây tại vị trí \(\alpha \) bất kì là:
-
A.
\(T = mg(2c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - cos}}\alpha )\)
-
B.
\(T = mg(c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - cos}}\alpha )\)
-
C.
\(T = mg(3c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - 2cos}}{\alpha _0})\)
-
D.
\(T = mg(2c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - cos}}{\alpha _0})\)
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết tính lực căng dây ở li độ góc \(\alpha \) bất kì
Ta có biểu thức xác định lực căng dây tại vị trí \(\alpha \) bất kì: \(T = mg(3c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - 2cos}}{\alpha _0})\)
Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:
-
A.
Căn bậc hai chiều dài con lắc.
-
B.
Chiều dài con lắc.
-
C.
Căn bậc hai gia tốc trọng trường.
-
D.
Gia tốc trọng trường.
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức tính chu kì dao động của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
Ta có chu kì dao động của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
=> Chu kì dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với căn bậc 2 chiều dài con lắc và tỉ lệ nghịch với căn bậc hai gia tốc trọng trường.
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:
-
A.
Với tần số bằng tần số dao động riêng
-
B.
Mà không chịu ngoại lực tác dụng
-
C.
Với tần số lớn hơn tần số dao động riêng
-
D.
Với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
Đáp án : A
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng của vật
Một khung dây dẫn có diện tích $S = 50 cm^2$ gồm $150$ vòng dây quay đều với vận tốc n vòng/phút trong một từ trường đều \(\vec B\) vuông góc trục quay \(\Delta \) và có độ lớn $B = 0,02 T$. Từ thông cực đại gửi qua khung là:
-
A.
$0,015 Wb$
-
B.
$0,15 Wb$
-
C.
$1,5 Wb$
-
D.
$15 Wb$
Đáp án : A
Áp dụng dụng biểu thức xác định từ thông cực đại qua khung: $Φo = NBS$
Ta có từ thông cực đại qua khung:
\(\Phi o = NBS = 150.0,02.({50.10^{ - 4}}) = 0,015{\rm{W}}b\)
Chọn câu trả lời sai. Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:
-
A.
Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng, khi truyền trong không gian.
-
B.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền là một đường thẳng.
-
C.
Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi truyền trên mặt thoáng của chất lỏng.
-
D.
Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.
Đáp án : B
B - sai vì: Năng lượng sóng luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là 1 đường thẳng
Trong mạch R, L, C nối tiếp với điện áp hai đầu đoạn mạch là u và cường độ dòng điện qua mạch là i. Chọn phát biểu đúng:
-
A.
Nếu ZL > ZC thì u sớm pha hơn i là \(\frac{\pi }{2}\)
-
B.
Nếu ZL < ZC thì i chậm pha hơn u \(\frac{\pi }{2}\)
-
C.
Nếu R = 0 thì u cùng pha với i.
-
D.
Nếu ZL = ZC thì u cùng pha với i.
Đáp án : D
A - sai vì ZL > ZC ta chỉ có thể kểt luận là u sớm pha hơn i
B- sai vì ZL < ZC ta chỉ có thể kết luận là u chậm pha hơn i
C - sai vì R = 0 thì u và i không thể cùng pha
D- đúng
Trong dao động điều hòa, vì cơ năng được bảo toàn nên
-
A.
Động năng không đổi.
-
B.
Thế năng không đổi.
-
C.
Động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại.
-
D.
Động năng và thế năng hoặc cùng tăng hoặc cùng giảm.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết và biểu thức cơ năng
Ta có, Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng mà cơ năng bảo toàn => Động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại.
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:
-
A.
Một số nguyên lần bước sóng.
-
B.
Một nửa bước sóng.
-
C.
Một bước sóng.
-
D.
Một phần tư bước sóng.
Đáp án : D
Khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là $\dfrac{\lambda }{4}$ .
Chọn phát biểu sai về quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hoà là hình chiếu của nó.
-
A.
Biên độ của dao động bằng bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều
-
B.
Vận tốc của dao động bằng vận tốc dài của chuyển động tròn đều
-
C.
Tần số góc của dao động bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều
-
D.
Li độ của dao động bằng toạ độ hình chiếu của chuyển động tròn đều
Đáp án : B
DĐĐH được xem là hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một trục nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Với: \(A = R;\omega = \frac{v}{R}\)
Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m, \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Tần số của con lắc được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)
-
B.
\(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
-
C.
\(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)
-
D.
\(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
Đáp án : B
Ta có:
Độ dãn của con lắc lò xo treo thẳng đứng tại vị trí cân bằng: \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k}\)
Tần số của con lắc lò xo treo thẳng đứng: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)
Chọn phát biểu đúng khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì:
-
A.
Biên độ sóng càng tăng
-
B.
Tần số sóng giảm
-
C.
Năng lượng sóng giảm
-
D.
Bước sóng sóng tăng
Đáp án : C
Ta có: Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì biên độ và năng lượng sóng càng giảm
Trong dao động điều hoà
-
A.
Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
-
B.
Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ
-
C.
Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha $π/2$ so với li độ
-
D.
Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha $π/2$ so với li độ
Đáp án : B
Ta có:
$\begin{gathered}x = A\cos (\omega t + \varphi ) \hfill \\a = v' = - {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi ) = - {\omega ^2}x ={\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi + \pi ) \hfill \\\end{gathered} $
Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất. Với R là điện trở thuần, L là độ tự cảm, C là điện dung:
-
A.
Mạch chỉ có R
-
B.
Mạch nối tiếp R và C
-
C.
Mạch chỉ có C
-
D.
Mạch nối tiếp R và L
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính hệ số công suất của mạch điện xoay chiều:\({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Ta có: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Mạch chỉ có C có hệ số công suất nhỏ nhất vì \(cos\varphi = 0\)
Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về sóng âm
-
A.
Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí
-
B.
Hạ âm là âm có tần số dưới 2000Hz
-
C.
Trong chất rắn sóng âm có cả sóng dọc và sóng ngang
-
D.
Âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz
Đáp án : B
A, C, D – đúng
B – sai vì: Hạ âm là âm có tần số dưới 16Hz
Cho L là độ tự cảm, f là tần số, T là chu kì, \(\omega \) là tần số góc. Biểu thức tính cảm kháng của cuộn cảm là:
-
A.
\({Z_L} = \frac{1}{{\omega L}}\)
-
B.
\({Z_L} = 2\pi fL\)
-
C.
\({Z_L} = 2\pi TL\)
-
D.
\({Z_L} = \frac{{TL}}{{2\pi }}\)
Đáp án : B
Cảm kháng của cuộn cảm được xác định bởi biểu thức:
\({Z_L} = \omega L = 2\pi fL\)
Giảm xóc của ô tô là áp dụng của
-
A.
dao động cưỡng bức
-
B.
dao động tắt dần
-
C.
dao động duy trì
-
D.
dao động tự do
Đáp án : B
Giảm xóc của ô tô là áp dụng của dao động tắt dần
Thế nào là 2 sóng kết hợp?
-
A.
Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
-
B.
Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
-
C.
Hai sóng có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
-
D.
Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
Đáp án : C
Hai sóng kết hợp là hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra. Hai sóng kết hợp dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Một vật dao động điều hòa có biên độ là \(2{\rm{ }}\left( {cm} \right)\) và tần số góc \(\omega = 2\pi \left( {rad} \right)\) . Lấy \({\pi ^2} = 10\), gia tốc của vật tại thời điểm vật có vận tốc \(v = 2\sqrt 3 \pi cm/s\) là:
-
A.
\(40cm/{s^2}\)
-
B.
\(80cm/{s^2}\)
-
C.
\(\pm 40cm/{s^2}\)
-
D.
\( \pm 80{\rm{ }}cm/{s^2}\)
Đáp án : C
Ta có: ${A^2} = {\frac{a}{{{\omega ^4}}}^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}$
Thay \(A = 2cm,\omega = 2\pi \left( {rad} \right)\) , \(v = 2\sqrt 3 \pi cm/s\) vào hệ thức trên ta được:
\(a = \pm {\omega ^2}\sqrt {{A^2} - \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}} = \pm {\left( {2\pi } \right)^2}\sqrt {{2^2} - \frac{{{{\left( {2\sqrt 3 \pi } \right)}^2}}}{{{{\left( {2\pi } \right)}^2}}}} = \pm 4{\pi ^2}cm/{s^2} = \pm 40cm/{s^2}\)
Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là:
-
A.
\(x = 10cos\left( {\frac{{11\pi }}{6}t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
-
B.
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}10cos\left( {\frac{{11\pi }}{6}t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
-
C.
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}10cos\left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
-
D.
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}10cos\left( {\frac{{5\pi }}{6}t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
Đáp án : A
- Sử dụng phương pháp đọc đồ thị li độ theo thời gian của vật
+ Từ đồ thị xác định A, chu kì T, li độ và vận tốc tại thời điểm t = 0
Từ đồ thị, ta có: A = 10cm
Thời gian vật đi từ t = 0 (x= -A/2) đến t = 1s (x = 0) tương đương các vị trí (-A/2 => -A =>A => 0) là:
\(\Delta t = 1{\rm{s}} = \frac{T}{6} + \frac{{3T}}{4} = \frac{{11T}}{{12}} \to T = \frac{{12}}{{11}}{\rm{s}} \to \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{11\pi }}{6}ra{\rm{d}}/s\)
Tại t = 0: \(\left\{ \begin{array}{l}x = Ac{\rm{os}}\varphi = - 5\\{\rm{v = - A}}\omega {\rm{sin}}\varphi < 0\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{\rm{cos}}\varphi = \frac{{ - 2}}{{10}} = \frac{{ - 1}}{2}\\\sin \varphi > 0\end{array} \right. \to \varphi = \frac{{2\pi }}{3}\)
\( \Rightarrow x{\rm{ }} = {\rm{ }}10cos\left( {\frac{{11\pi }}{6}t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
Vật dao động điều hoà theo phương trình $x = 5\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)cm$. Tốc độ trung bình của vật đi được trong khoảng thời gian từ ${t_1} = 1s$ đến ${t_2} = 4,625s$ là:
-
A.
$15,5 cm/s$
-
B.
$17,4 cm/s$
-
C.
$18,2 cm/s$
-
D.
$19,7 cm/s$
Đáp án : D
+ Áp dụng công thức tính chu kì dao động: \(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega }\)
+ Xác định (x,v) tại thời điểm t bằng cách thay t vào phương trình
+ Sử dụng vòng tròn lượng giác được suy ra từ vòng tròn
+ Áp dụng công thức tính tốc độ trung bình: \({v_{tb}} = \dfrac{S}{{\Delta t}}\)
Chu kì dao động:
\(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1{\rm{s}}\)
Tại t = 1s:
\(\left\{ \begin{array}{l}x = 5c{\rm{os}}\left( {2\pi .1 - \dfrac{\pi }{4}} \right) = 2,5\sqrt 2 \\v = - A\omega \sin \left( {2\pi .1 - \dfrac{\pi }{4}} \right) > 0\end{array} \right.\)
Tại t = 4,625s:
\(\left\{ \begin{array}{l}x = 5c{\rm{os}}\left( {2\pi .4,625 - \dfrac{\pi }{4}} \right) = - 5\\v = - A\omega \sin \left( {2\pi .4,625 - \dfrac{\pi }{4}} \right) = 0\end{array} \right.\)
Khoảng thời gian:
\(\Delta t = 3,625{\rm{s}} = 3T + \dfrac{T}{2} + \dfrac{T}{8}\)
Quãng đường S trong khoảng thời gian đó:
\(S = 3.4A + 2A + \left( {A - \dfrac{{A\sqrt 2 }}{2}} \right) = 15A - \dfrac{{A\sqrt 2 }}{2} = 71,464cm\)
Tốc độ trung bình vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
\({v_{tb}} = \dfrac{S}{{\Delta t}} = \dfrac{{71,464}}{{3,625}} = 19,71cm/s\)
Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=10cos(4\pi t)cm$ . Tại thời điểm mà động năng bằng $3$ lần thế năng thì vật ở cách VTCB một khoảng:
-
A.
3,3 cm
-
B.
5,0 cm
-
C.
7,0 cm
-
D.
10,0 cm
Đáp án : B
+ Đọc phương trình dao động điều hòa
+ Áp dụng biểu thức xác định li độ dao động của vật khi biết Wđ = nWt :
\(\left\{ \begin{array}{l}{W_d} = n{W_t}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to {W_t} = \dfrac{1}{{n + 1}}W \to x = \pm \dfrac{A}{{\sqrt {n + 1} }}\)
Từ phương trình dao động điều hòa, ta có: Biên độ dao động A = 10cm
Khi Wđ = 3Wt
\(\left\{ \begin{array}{l}{W_d} = 3{W_t}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to {W_t} = \dfrac{1}{{3 + 1}}W \to x = \pm \dfrac{A}{{\sqrt {3 + 1} }} = \pm 5cm\)
Một con lắc đơn dao động với biên độ góc α0 = 0,1 rad có chu kì dao động T = 1s. Chọn gốc tọa độ là vị trí cân bằng, khi vật bắt đầu chuyển động vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của con lắc là:
-
A.
\(\alpha = 0,1cos2\pi t\left( {rad} \right)\)
-
B.
\(\alpha = 0,1cos\left( {2\pi t + \pi } \right)\left( {rad} \right)\)
-
C.
\(\alpha = 0,1cos(2\pi t + \frac{\pi }{2})(rad)\)
-
D.
\(\alpha = 0,1cos(2\pi t - \frac{\pi }{2})(rad)\)
Đáp án : C
+ Bước 1: Xác định biên độ góc: α0.
+ Bước 2: Xác định tần số góc ω: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T}\)
+ Bước 3: Xác định pha ban đầu: φ
Tại t=0: \(\left\{ \begin{array}{l}\alpha = {\alpha _0}{\rm{cos}}\varphi \\v = - \omega {s_0}\sin \varphi \end{array} \right.\)
+ Bước 4: Viết PTDĐ:
\(\alpha {\rm{ = }}{\alpha _0}{\rm{cos(}}\omega {\rm{t + }}\varphi {\rm{)}}\)
Ta có:
+ α0 = 0,1 rad
+ Tần số góc của dao động:
\(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = 2\pi (ra{\rm{d}}/s)\)
Tại t=0:
\(\left\{ \begin{array}{l}\alpha = {\alpha _0}{\rm{cos}}\varphi = 0\\v = - \omega {s_0}\sin \varphi < 0\end{array} \right. \to \varphi = \frac{\pi }{2}\)
\( \to \alpha = 0,1c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\)
Con lắc đơn có khối lượng \(200g\) dao động với phương trình \(s = 10sin(2t) cm\). Ở thời điểm \(t = \dfrac{\pi }{6}s\), con lắc có động năng là:
-
A.
\(10J\)
-
B.
\({10^{ - 3}}J\)
-
C.
\({10^{ - 2}}J\)
-
D.
\({10^{ - 4}}J\)
Đáp án : B
+ Thay t vào phương trình li độ dài
+ Áp dụng công thức tính thế năng của con lắc đơn dao động điều hòa:
\({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{s^2}\)
+ Áp dụng công thức tính cơ năng của con lắc đơn dao động điều hòa:
\(W = {{\rm{W}}_{\rm{d}}} + {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{S_0}^2\)
Từ phương trình li độ dài: \(s = 10sin(2t)\)
Tại \(t = \dfrac{\pi }{6}s\), ta có
\(s = 10sin(2.\dfrac{\pi }{6}) = 5\sqrt 3 cm\)
Thế năng tại thời điểm đó:
\({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{s^2} = \dfrac{1}{2}0,{2.2^2}{(5\sqrt 3 {.10^{ - 2}})^2} = {3.10^{ - 3}}J\)
Cơ năng của con lắc đơn:
\(W = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{S_0}^2 = \dfrac{1}{2}0,{2.2^2}{({10.10^{ - 2}})^2} = {4.10^{ - 3}}J\)
=> Động năng của con lắc tại thời điểm đó:
\({{\rm{W}}_{\rm{d}}} = {\rm{W}} - {{\rm{W}}_t} = {4.10^{ - 3}} - {3.10^{ - 3}} = {10^{ - 3}}J\)
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương , cùng tần số có phương trình li độ là x = 3cos(πt - 5π/6) (cm). Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ là x1 = 5cos(πt + π/6) (cm). Dao động thứ hai có phương trình li độ là:
-
A.
x2 = 2cos(πt + π/6) (cm)
-
B.
x2 = 8cos(πt - 5π/6) (cm)
-
C.
x2 = 2cos(πt - 5π/6) (cm)
-
D.
x2 = 8cos(πt + π/6) (cm)
Đáp án : B
Ta có x = x1 + x2 => x2 = x – x1
x = 3cos(πt - 5π/6) (cm).
x1 = 5cos(πt+π/6) (cm) => -x1 = 5cos(πt - 5π/6)
=> x2 = 8cos(πt - 5π/6)(cm)
Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình \(u = ac{\rm{os4}}\pi {\rm{t}}\) (cm). Trong khoảng thời gian 2s sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
8
-
D.
4
Đáp án : D
Vận dụng công thức tính chu kì dao động: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
Ta có: \(T = \frac{{2\pi }}{{4\pi }} = 0,5s\)
\(2s = 4.0,5 = 4T\)
=> Quãng đường sóng truyền đi trong \(2s\) bằng \(4\) lần bước sóng
Một sợi dây đàn hồi nằm ngang có điểm đầu O dao động theo phương đứng với biên độ \(3cm\), chu kì truyền sóng 0,5s. Vận tốc truyền sóng là \(32cm/s\). Sóng truyền từ O đến M. Viết phương trình sóng tại M cách O \(d{\rm{ }} = {\rm{ }}50{\rm{ }}cm\).
-
A.
\({u_M} = 6c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \pi } \right)cm\)
-
B.
\({u_M} = 6c{\rm{os}}\left( {4\pi t} \right)cm\)
-
C.
\({u_M} = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)cm\)
-
D.
\({u_M} = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \frac{25\pi }{4}} \right)cm\)
Đáp án : D
+ Áp dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda = vT\)
+ Áp dụng công thức tính tần số góc: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T}\)
+ Viết phương trình dao động của một điểm
+ Biên độ sóng: \(A = 3cm\)
+ Bước sóng: \(\lambda = vT = 32.0,5 = 16cm\)
+ Tần số góc: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,5}} = 4\pi ra{\rm{d}}/s\)
PT sóng tại M:
\(\begin{array}{l}{u_M} = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \frac{{2\pi d}}{\lambda }} \right)\\ = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \frac{{2\pi .50}}{{16}}} \right)\\ = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \frac{{25\pi }}{4}} \right)\\ = 3c{\rm{os}}\left( {4\pi t - \frac{25\pi }{4}} \right)cm\end{array}\)
Hai nguồn sóng cơ $AB$ cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số $100Hz$, cùng pha theo phương vuông vuông góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng $20m/s$.Số điểm không dao động trên đoạn $AB = 1m$ là :
-
A.
$11$ điểm
-
B.
$20$ điểm
-
C.
$10$ điểm
-
D.
$15$ điểm
Đáp án : C
+ Áp dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda = \dfrac{v}{f}\)
+ Áp dụng công thức tính số cực tiểu của hai nguồn cùng pha: \(\dfrac{{ - L}}{\lambda } - \dfrac{1}{2} < k < \dfrac{L}{\lambda } - \dfrac{1}{2}\)
Ta có:
Bước sóng:
\(\lambda = \dfrac{v}{f} = \dfrac{{20}}{{100}} = 0,2m\)
A, B dao động cùng pha => Số điểm không dao động (cực tiểu) trên AB thỏa mãn:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{ - L}}{\lambda } - \dfrac{1}{2} < k < \dfrac{L}{\lambda } - \dfrac{1}{2} \leftrightarrow - \dfrac{1}{{0,2}} - \dfrac{1}{2} < k < \dfrac{1}{{0,2}} - \dfrac{1}{2}\\ \to - 5,5 < k < 4,5\\ \to k = - 5; \pm 4, \pm 3; \pm 2; \pm 1,0\end{array}\)
=> Có $10$ điểm
Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết phương trình dao động tại đầu A là \({u_A} = {\rm{ }}acos50\pi t\left( {cm} \right)\). Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ b \((b \ne 0)\) cách đều nhau và cách nhau khoảng \(0,6m\). Giá trị của b và tốc truyền sóng trên sợi dây lần lượt là:
-
A.
\(a\sqrt 2 ;v = 120m/s\)
-
B.
\(a\sqrt 3 ;v = 120m/s\)
-
C.
\(a\sqrt 2 ;v = 60m/s\)
-
D.
\(a\sqrt 3 ;v = 60m/s\)
Đáp án : C
+ Sử dụng vòng tròn lượng giác
+ Áp dụng công thức tính tốc độ truyền sóng: v = lf
Các điểm dao động với biên độ \(b \ne 0\) và \(b \ne 2a\) (tức là không phải là điểm nút và điểm bụng) cách đều nhau thì khoảng cách giữa hai điểm bằng \(\frac{\lambda }{4} = 0,6m \to \lambda = 2,4m\)
Do đó: \(v = \lambda f = \lambda .\frac{\omega }{{2\pi }} = 2,4.\frac{{50}}{{2\pi }} = 60m/s\)
Theo hình vẽ ta thấy: \(b = \frac{{2a\sqrt 2 }}{2} = a\sqrt 2 \)
(Biên độ của bụng sóng là 2a)
Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức cường độ là
$i = {I_0}{\text{cos}}\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right)A$ , I0>0. Tính từ lúc t=0(s), điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là:
-
A.
0
-
B.
$\dfrac{{2{I_0}}}{\omega }$
-
C.
$\dfrac{{\pi \sqrt 2 {I_0}}}{\omega }$
-
D.
$\dfrac{{\pi {I_0}}}{{\omega \sqrt 2 }}$
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức tính điện lượng :
\(\Delta q = \int\limits_{{t_1}}^{{t_2}} {i{\text{d}}t} \)
Ta có, điện lượng chạy qua tiết diện dây:
\(\Delta q = \int\limits_{{t_1}}^{{t_2}} {i{\text{d}}t} = \int\limits_0^{\frac{T}{2}} {{I_0}{\text{cos}}\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right){\text{d}}t} = \dfrac{{{I_0}}}{\omega }{\text{sin}}\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\left| {_0^{\dfrac{T}{2}}} \right. = \dfrac{{{I_0}}}{\omega }(1 - ( - 1)) = \dfrac{{2{I_0}}}{\omega }\)
Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Hệ số công suất \(cosφ\) của đoạn mạch là:
-
A.
\(\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{1}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
-
D.
\(\dfrac{1}{4}\)
Đáp án : A
Sử dụng giản đồ véctơ
Từ giản đồ véc tơ, ta có:
\(\varphi = \pi - \left( {\dfrac{\pi }{3} + \dfrac{\pi }{2}} \right) = \dfrac{\pi }{6} \to c{\rm{os}}\varphi = c{\rm{os}}\dfrac{\pi }{6} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
Đặt điện áp \(u = 200\cos 100\pi t\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(100 Ω\), cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch là
-
A.
\(2\sqrt 2 A\).
-
B.
\(\sqrt 2 A\).
-
C.
\(2A\).
-
D.
\(1A\).
Đáp án : B
Trong mach xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì \({Z_L} = {Z_C};Z = R\)
Khi mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì \({Z_L} = {Z_C};Z = R\), lúc này cường độ dòng điện hiệu dụng đạt giá trị cực đại \(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{100\sqrt 2 }}{{100}} = \sqrt 2 A\)
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:
-
A.
\(\cos \varphi = 0,5\)
-
B.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
-
C.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
-
D.
\(\cos \varphi = 1\)
Đáp án : C
+ Áp dụng công thức tính hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch: \(U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \)
+ Áp dụng công thức tính hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Ta có:
+ Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch:
\(\begin{array}{l}U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + {\left( {\dfrac{U}{{\sqrt 2 }} - \sqrt 2 U} \right)^2}\\ \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + \dfrac{{{U^2}}}{2}\\ \leftrightarrow U_R^2 = \dfrac{{{U^2}}}{2} \to {U_R} = \dfrac{U}{{\sqrt 2 }}\end{array}\)
+ Hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{{U_R}}}{U} = \dfrac{{\dfrac{U}{{\sqrt 2 }}}}{U} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Cho mạch điện như hình. Điện áp \({u_{AB}} = 80\cos 100\pi t(V)\), \(r = 15Ω\), \(L = \dfrac{1}{{5\pi }}H\)
Điều chỉnh biến trở R để công suất tiêu thụ trên R cực đại. Tính R và PRmax.
-
A.
\(10\Omega ;50W\)
-
B.
\(25\Omega ;40W\;\;\;\)
-
C.
\(10\Omega ;100W\)
-
D.
\(10\Omega ;110W\)
Đáp án : B
\({Z_L}\; = \;20\Omega ,{\rm{ }}U = 40\sqrt 2 {\rm{ }}V\)
Công suất tiêu thụ trên R max khi:
\({R^2} = {r^2} + {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2} \to R = \sqrt {{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{15}^2} + {{\left( {20} \right)}^2}} = 25\Omega \)
Công suất cực đại khi đó:
\({P_{{\rm{max}}}} = \frac{{{U^2}}}{{2{\rm{r}} + 2\sqrt {{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \frac{{{{(40\sqrt 2 )}^2}}}{{2.15 + 2\sqrt {{{15}^2} + {{\left( {20} \right)}^2}} }} = 40{\rm{W}}\)
Đặt điện áp \(100V - 25Hz\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn dây có điện trở thuần \(r\), cuộn cảm có độ tự cảm \(L\) và tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{0,1}}{\pi }mF\). Biết điện áp hai đầu cuộn dây sớm pha hơn dòng điện trong mạch là \(\dfrac{\pi }{6}\), đồng thời điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây gấp đôi trên tụ điện. Công suất tiêu thụ của toàn mạch là:
-
A.
\(100\sqrt 3 {\rm{W}}\)
-
B.
\(\dfrac{{50}}{{\sqrt 3 }}{\rm{W}}\)
-
C.
\(200W\)
-
D.
\(120W\)
Đáp án : B
+ Sử dụng biểu thức tính dung kháng: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}}\)
+ Sử dụng giản đồ véc-tơ và các hệ thức trong tam giác
+ Nhận biết bài toán cộng hưởng điện
Ta có:
+ Dung kháng của mạch: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}} = \dfrac{1}{{2\pi .25.\dfrac{{0,1}}{\pi }{{.10}^{ - 3}}}} = 200\Omega \)
Từ giản đồ,
Xét \(\Delta AME\) , có:
\(\begin{array}{l}\sin \widehat {MAE} = \dfrac{{ME}}{{AM}} \Leftrightarrow \sin {30^0} = \dfrac{{ME}}{{AM}}\\ \Rightarrow ME = AM\sin {30^0} = \dfrac{{AM}}{2} = \dfrac{{{U_{cd}}}}{2}\end{array}\)
Mà theo đầu bài ta có, \({U_{cd}} = 2{U_C}\)
Ta suy ra: \(ME = {U_C}\) hay \(E \equiv M\)
\( \Rightarrow {U_L} = {U_C}\) => Mạch cộng hưởng \( \Rightarrow {U_R} = U = 100V\)
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}\tan {30^0} = \dfrac{{{U_C}}}{{{U_R}}} \Rightarrow {U_C} = {U_R}\tan {30^0}\\ \Rightarrow {Z_C} = R.\tan {30^0}\\ \Rightarrow R = \dfrac{{{Z_C}}}{{\tan {{30}^0}}} = \dfrac{{200}}{{\dfrac{1}{{\sqrt 3 }}}} = 200\sqrt 3 \Omega \end{array}\)
+ Công suất của mạch khi đó: \(P = {P_{max}} = \dfrac{{{U^2}}}{R} = \dfrac{{{{100}^2}}}{{200\sqrt 3 }} = \dfrac{{50}}{{\sqrt 3 }}{\rm{W}}\)
Điện năng tiêu thụ ở một trạm phát điện được truyền dưới điện áp hiệu dụng là $2kV$, công suất $200kW$. Hiệu số chỉ của công to điện nơi phát và nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch $480 kWh$. Hiệu suất của quá trinh tải điện là:
-
A.
94,24%
-
B.
76%
-
C.
90%
-
D.
41,67%
Đáp án : C
Vận dụng công thức tính hiệu suất: \(H = 1 - \dfrac{{{P_{hp}}}}{P}\)
Công suất hao phí trên dây dẫn:
\({P_{hp}} = \dfrac{{{{480.10}^3}}}{{24}}={20.10^3}{\rm{W}}\)
Hiệu suất:
\(H = 1 - \dfrac{{{P_{hp}}}}{P} = 1 - \dfrac{{{{20.10}^3}}}{{{{200.10}^3}}} = 0,9 = 90\% \)
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại nơi có \(g{\rm{ }} = 10m/{s^2}\) đang dao động điều hòa trên trục Ox thẳng đứng hướng lên. Cho đồ thị biểu diễn độ lớn của lực đàn hồi lò xo vào thời gian như hình vẽ. Độ cứng lò xo và khối lượng vật nặng lần lượt bằng
-
A.
\(100N/m;{\rm{ }}1kg\)
-
B.
\(100N/m;{\rm{ }}100g\)
-
C.
\(10N/m;{\rm{ }}1kg\)
-
D.
\(10N/m;{\rm{ }}100g\)
Đáp án : A
Sử dụng lí thuyết về lực đàn hồi cực đại, cực tiểu trong dao động của con lắc lò xo thẳng đứng
+ Lực đàn hồi cực đại : \({F_{d{h_{{\rm{max}}}}}} = k\left( {A + \Delta {l_0}} \right)\)
+ Lực đàn hồi cực tiểu : So sánh biên độ \(A\) và độ dãn lò xo tại vị trí cân bằng \(\Delta {l_0}\) để suy ra giá trị của lực đàn hồi cực tiểu.
Từ đồ thị ta có:
+ \(\left\{ \begin{array}{l}{F_{dhmax}} = k\left( {A + \Delta {l_0}} \right) = 30N\,\,\,\left( 1 \right)\\{F_{dhmin}} = 0 \Rightarrow A > \Delta {l_0}\end{array} \right.\)
+ Lực đàn hồi khi vật nặng ở vị trí cao nhất là: \({F_{h}} = k(A - \Delta {l_0}) = 10N\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
+ Thời gian từ khi lực đàn hồi của lò xo đạt giá trị cực đại đến khi lực đàn hồi của lò xo đạt giá trị cực tiểu (vị trí lò xo tự nhiên) là \(\dfrac{\pi }{{15}}s\)
Từ (1) và (2) ta có: \(\dfrac{{{\rm{A + }}\Delta {{\rm{l}}_{\rm{0}}}}}{{{\rm{A - }}\Delta {{\rm{l}}_{\rm{0}}}}} = 3 \Leftrightarrow A = 2\Delta {{\rm{l}}_{\rm{0}}}\)
Dùng đường tròn lượng giác:
Ta có \(t = \dfrac{T}{4} + \dfrac{T}{{12}} = \dfrac{\pi }{{15}} \Rightarrow T = 0,2\pi (s) \Rightarrow \omega = 10(rad/s) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta {l_0} = \dfrac{g}{{{\omega ^2}}} = \dfrac{{10}}{{{{10}^2}}} = 0,1(m)\\A = 2\Delta {l_0} = 0,2(m)\end{array} \right.\)
Thay vào (1) ta có : \(k = \dfrac{{{F_{h\max }}}}{{\Delta {l_0} + A}} = \dfrac{{30}}{{0,1 + 0,2}} = 100N/m\)
Khối lượng vật nặng: \(m = \dfrac{k}{{{\omega ^2}}} = \dfrac{{100}}{{{{10}^2}}} = 1(kg)\)
Một nguồn phát sóng cơ hình sin đặt tại O, truyền dọc theo sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài OA với bước sóng \(24cm\). Tại thời điểm \({t_1}\) và \({t_2}\) hình dạng của một đoạn dây tương ứng như đường 1 và đường 2 của hình vẽ, trục Ox trùng với vị trí cân bằng của sợi dây, chiều dương trùng với chiều truyền sóng. Trong đó, M là điểm cao nhất, \({u_M},{\rm{ }}{u_N},{\rm{ }}{u_H}\) lần lượt là li độ của các điểm M, N, H. Biết \(u_M^2 = u_{N}^2 + u_H^2\) và biên độ sóng không đổi. Khoảng cách từ P đến Q bằng:
-
A.
2 cm
-
B.
12 cm
-
C.
6 cm
-
D.
4 cm
Đáp án : A
+ Đọc đồ thị và áp dụng các công thức sóng cơ học.
+ Sử dụng vòng tròn lượng giác
+ Áp dụng công thức tính độ lệch pha: \(\Delta \varphi = \frac{{2\pi \Delta x}}{\lambda }\)
- Tại thời điểm \({t_1}\), điểm H có li độ \({u_H}\) và đang tăng lên.
Đến thời điểm \({t_2}\), điểm H có li độ vẫn là \({u_H}\) và đang giảm
- Biểu diễn trên vòng tròn lượng giác, ta được:
Ta có: \(u_M^2 = u_{N}^2 + u_H^2 \to \angle NP{H_{{t_1}}} = {90^0}\)
Ta để ý rằng vị trí từ \(M\) đến \({H_{{t_1}}}\) ứng với sự lệch pha nhau về mặt không gian \(\left( {\Delta x} \right)\), vị trí từ \(N\) đến \({H_{{t_1}}}\) ứng với sự lệch pha về mặt thời gian \(\left( {\Delta t} \right)\)
Mặt khác \(M\) và \(N\) có cùng một vị trí trong không gian và \({u_{{H_{{t_1}}}}} = {u_{{H_{{t_2}}}}} \to \alpha = \beta = {30^0}\)
Từ đó, ta có:
\(\begin{array}{l}{u_N} = \frac{A}{2} \to \Delta {\varphi _{{x_{PQ}}}} = \frac{{2\pi PQ}}{\lambda } = \frac{\pi }{6}\\ \to PQ = \frac{\lambda }{{12}} = \frac{{24}}{{12}} = 2cm\end{array}\)
Đặt điện áp \(u = {U_0}{\rm{cos100}}\pi {\rm{t}}\left( V \right)\) (t tính bằng s) vào đoạn mạch gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm \(L = \dfrac{{1,5}}{\pi }H\), điện trở \(r = 50\sqrt 3 \Omega \), tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) . Tại thời điểm t1, điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây có giá trị $150V$, đến thời điểm \({t_1} + \dfrac{1}{{75}}s\) thì điện áp giữa hai đầu tụ điện cũng bằng $150V$. Giá trị của U0 bằng
-
A.
\(150\sqrt 3 V\)
-
B.
\(100\sqrt 3 V\)
-
C.
$300 V$
-
D.
$150V$
Đáp án : B
Ta có:
\(\begin{array}{l}{Z_L} = \omega L = 150\Omega ;{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = 100\Omega ;r = 50\sqrt 3 \Omega \\Z = 100\Omega ;{Z_d} = \sqrt {{r^2} + {Z_L}^2} = 100\sqrt 3 \end{array}\)
\(\begin{array}{l}i = \dfrac{{{U_0}}}{Z}{\rm{cos}}\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{6}} \right) = 0,01{U_0}{\rm{cos}}\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\\{u_d} = {I_0}{{\rm{Z}}_d}{\rm{cos}}\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{6}} \right) = {U_0}\sqrt 3 {\rm{cos}}\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{6}} \right)\\{u_C} = {I_0}{Z_C}{\rm{cos}}\left( {\omega t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right) = {U_0}{\rm{cos}}\left( {\omega t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\end{array}\)
\({u_d} = {U_0}\sqrt 3 {\rm{cos}}\left( {\omega {t_1} + \dfrac{\pi }{6}} \right) = 150V{\rm{ (1)}}\)
Tại thời điểm
\({t_2} = {t_1} + \dfrac{1}{{75}}s\) , ta có:
\({u_C} = {U_0}{\rm{cos}}\left( {\omega \left( {{t_1} + \dfrac{1}{{75}}} \right) - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right) = {U_0}{\rm{cos}}\left( {\omega {t_1} + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right) = {U_0}\sin \left( {\omega {t_1} + \dfrac{7\pi }{6}} \right) = 150V{\rm{ (2)}}\)
Từ (1) và (2), ta có:
\(\begin{array}{l}{\left( {\dfrac{{{u_d}}}{{\sqrt 3 }}} \right)^2} + {\left( {{u_C}} \right)^2} = U_0^2 \leftrightarrow \dfrac{{{{150}^2}}}{3} + {150^2} = U_0^2\\ \to {U_0} = 100\sqrt 3 \end{array}\)
Một vật có khối lượng không đổi, thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 8cos\left( {2\pi t + \varphi } \right)cm\) và \({x_2} = {A_2}cos(2\pi t - \dfrac{\pi }{2})cm\) thì dao động tổng hợp là \(x = Acos(2\pi t - \dfrac{\pi }{6})cm\). Để biên độ dao động tổng hợp của vật đạt giá trị lớn nhất thì \({A_2}\) có giá trị là:
-
A.
\(\dfrac{8}{{\sqrt 3 }}cm\)
-
B.
\(8\sqrt 3 cm\)
-
C.
\(8cm\)
-
D.
\(16cm\)
Đáp án : A
+ Sử dụng giản đồ vectơ
+ Áp dụng định lí hàm số sin: \(\dfrac{a}{{\sin a}} = \dfrac{b}{{\sin b}} = \dfrac{c}{{\sin c}}\)
Áp dụng định lí hàm số sin, ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{A_1}}}{{\sin {{60}^0}}} = \dfrac{{{A_2}}}{{\sin \left( {{{30}^0} + \varphi } \right)}} = \dfrac{A}{{\sin \left( {{{90}^0} - \varphi } \right)}}\\ \leftrightarrow \dfrac{8}{{\sin {{60}^0}}} = \dfrac{{{A_2}}}{{\sin \left( {{{30}^0} + \varphi } \right)}} = \dfrac{A}{{\sin \left( {{{90}^0} - \varphi } \right)}}\\ \to A = \dfrac{{8.\sin \left( {{{90}^0} - \varphi } \right)}}{{\sin {{30}^0}}}\end{array}\)
Để biên độ dao động tổng hợp của vật đạt giá trị lớn nhất khi \(\sin \left( {90 - \varphi } \right) = 1\)
\( \to \varphi = 0\)
Ta suy ra: \({A_2} = \dfrac{{8.\sin {{30}^0}}}{{\sin {{60}^0}}} = \dfrac{8}{{\sqrt 3 }}cm\)