Đề kiểm tra 1 tiết chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Kí hiệu của một nguyên tử là \({}_Z^AX\)phát biểu nào sau đây sai: 

  • A.

    Z bằng số electron có trong nguyên tử.

  • B.

    Z là số proton có trong hạt nhân.

  • C.

    A là số nuclon có trong hạt nhân.

  • D.

    A là số khối bằng tổng số proton và electron.

Câu 2 :

Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:

  • A.

    proton, nơtron và electron

  • B.

    nơtron và electron

  • C.

    proton và nơtron

  • D.

    proton và electron

Câu 3 :

Chọn phát biểu SAI về phản ứng hạt nhân thu năng lượng

  • A.

    Tổng khối lượng của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng

  • B.

    Tổng độ hụt khối của các hạt nhân sau phản ứng nhỏ hơn so với trước phản ứng

  • C.

    Các hạt nhân sau phản ứng bền vững hơn so với trước phản ứng

  • D.

    Không thể tự xảy ra và phải cung cấp năng lượng cho phản ứng

Câu 4 :

Chu kì bán rã là

  • A.

    Là thời gian để một phần tư số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • B.

    Là thời gian để một phần ba số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • C.

    Là thời gian để một phần hai số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • D.

    Là thời gian để toàn bộ số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác

Câu 5 :

Hạt nhân nguyên tử chì có $82$ prôtôn và $125$ nơtrôn. Hạt nhân nguyên tử này có kí hiệu là

  • A.

    \({}_{82}^{207}Pb\) 

  • B.

    \({}_{82}^{125}Pb\)  

  • C.

    \({}_{125}^{82}Pb\)

  • D.

    \({}_{207}^{82}Pb\)

Câu 6 :

Cho phương trình phản ứng: \(_{92}^{238}U + n \to _Z^AX + _{18}^{37}{\rm{Ar}}\). Trong đó Z, A là:

  • A.

    Z = 58, A = 143

  • B.

    Z = 74, A = 202

  • C.

    Z = 58, A = 139

  • D.

    Z = 44, A = 140

Câu 7 :

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?

  • A.

    Khối lượng

  • B.

    Số khối

  • C.

    Nguyên tử số

  • D.

    Hằng số phóng xạ

Câu 8 :

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X lớn hơn số nuclon của hạt nhân Y thì

  • A.

    Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X

  • B.

    Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y

  • C.

    Năng lượng liên kết riêng của hai hạt bằng nhau

  • D.

    Năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y

Câu 9 :

Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng?

  • A.

    1 eV = 1,6.10 -19J

  • B.

    1uc2= 1/931,5 (MeV) = 1,07356.10-3MeV

  • C.

    1uc2= 931,5 MeV = 1,49.10-16J

  • D.

    1 MeV = 931,5 uc2.

Câu 10 :

Khi nói về lực hạt nhân, câu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với proton trong hạt nhân

  • B.

    Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với nơtron trong hạt nhân

  • C.

    Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nơtron với nơtron trong hạt nhân.

  • D.

    Lực hạt nhân chính là lực điện, tuân theo định luật Culông

Câu 11 :

Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?

  • A.

    Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân nguyên tử

  • B.

    Tia \(\beta \)  là dòng hạt mang điện

  • C.

    Tia \(\gamma \) là sóng điện từ

  • D.

    Tia \(\alpha ,\beta ,\gamma \) đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau.

Câu 12 :

Phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở điều kiện?

  • A.

    Nhiệt độ bình thường

  • B.

    Nhiệt độ cao

  • C.

    Nhiệt độ thấp

  • D.

    ở nhiệt độ 00C

Câu 13 :

Biết  NA = 6,02.1023 mol-1. Trong 59,50 g \({}_{92}^{238}U\)  có số nơtron xấp xỉ là:

  • A.

    2,38.1023 

  • B.

    2,20.1025 

  • C.

    1,19.1025

  • D.

    9,21.1024

Câu 14 :

Đường kính của hạt nhân nguyên tử sắt có đồng vị \(_{26}^{56}F{\rm{e}}\)

  • A.

    4,6.10-15m

  • B.

    9,18.10-15m

  • C.

    2,3.10-15 m

  • D.

    3,2.10-15m

Câu 15 :

Tính năng lượng tỏa ra khi tạo thành \(1g\) \(_2^4He\) từ các proton và notron. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân \(He\) là \(∆m = 0,0304u\), \(1u = 931 (MeV/c^2)\); \(1MeV = 1,6.10^{-13}(J)\). Biết số Avôgađrô \(N_A = 6,02.10^{23} mol^{-1}\), khối lượng mol của \(_2^4He\) là \(4g/mol\)

  • A.

    \(66.10^{10}J\)

  • B.

    \(66.10^{11}J\)

  • C.

    \(68.10^{10}J\)

  • D.

    \(68.10^{11}J\)

Câu 16 :

Cho khối lượng của proton; nơtron; \(_{18}^{40}{\rm{Ar; }}_3^6Li\)lần lượt là 1,0073u; 1,0087u, 39,9525u, 6,0145u và 1u = 931,5MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{18}^{40}{\rm{Ar}}\)

  • A.

    Lớn hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon

  • B.

    Lớn hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon

  • C.

    Nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon

  • D.

    Nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon

Câu 17 :

Xét đồng vị Côban \(_{27}^{60}Co\) hạt nhân có khối lượng mCo = 59,934u. Biết khối lượng của các hạt: mp = 1,007276u, mn = 1,008665u. Độ hụt khối của hạt nhân đó

  • A.

    0,401u

  • B.

    0,302u

  • C.

    0,548u

  • D.

    0,544u

Câu 18 :

Cho phản ứng hạt nhân: \(_{\rm{1}}^{\rm{2}}{\rm{D}} + _{\rm{1}}^{\rm{3}}{\rm{T}} \to _{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}} + _{\rm{0}}^{\rm{1}}{\rm{n}}\). Biết năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân tương ứng là: εD = 1,11 MeV/nuclôn, εT = 2,83 MeV/nuclôn, εHe = 7,10 MeV/nuclôn. Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân này là

  • A.

    17,69 MeV

  • B.

    18,26 MeV

  • C.

    17,25 MeV

  • D.

    16,52 MeV

Câu 19 :

Trong phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng của hai hạt nhân X1 và X2 tạo thành hạt nhân Y và một nơtron bay ra: \(_{{Z_1}}^{{A_1}}{X_1} + _{{Z_2}}^{{A_2}}{X_2} \to _Z^AY + n\) nếu năng lượng liên kết của các hạt nhân X1, X2  và Y lần lượt là a, b, c thì năng lượng được giải phóng trong phản ứng đó:

  • A.

    a + b + c

  • B.

    a + b – c

  • C.

    c - b – a

  • D.

    không tính được vì không biết động năng của các hạt trước phản ứng

Câu 20 :

Bắn hạt α vào hạt nhân \(_7^{14}N\) đứng yên có phản ứng \(_7^{14}N + \alpha  \to _8^{17}O + _1^1p\) . Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ số tốc độ của hạt nhân Oxi và tốc độ của hạt \(\alpha \)  là:

  • A.

    2/9

  • B.

    3/4

  • C.

    17/81

  • D.

    4/21

Câu 21 :

Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là:

  • A.

    N0/6

  • B.

    N0 /16

  • C.

    N0/9

  • D.

    N0 /4

Câu 22 :

\(_{92}^{235}U + _0^1n \to _{42}^{95}Mo + _{57}^{139}La + 2_0^1n + 7{e^ - }\) là một phản ứng phân  hạch của Urani 235. Biết khối lượng hạt nhân : \({m_U} = {\rm{ }}234,99{\rm{ }}u\) ; \({m_{Mo}} = {\rm{ }}94,88{\rm{ }}u\) ;\({m_{La}} = {\rm{ }}138,87{\rm{ }}u\) ;\({m_n} = {\rm{ }}1,0087{\rm{ }}u\). Cho năng suất toả nhiệt của xăng là \({46.10^6}J/kg\).  Khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam U phân hạch ? Lấy \(1u{c^2} = 931MeV\)

  • A.

    1616 kg

  • B.

    1717 kg

  • C.

    1818 kg

  • D.

    1919 kg

Câu 23 :

Bom nhiệt hạch dùng làm phản ứng \(D{\rm{ }} + {\rm{ }}T \to He{\rm{ }} + {\rm{ }}n{\rm{ }} + {\rm{ }}18MeV\) Nếu có 1kmol He tạo thành thì năng lượng tỏa ra là: (khối lượng nguyên tử đã biết)

  • A.

    23,5.1014J

  • B.

    28,5.1014J  

  • C.

    25,5.1014J  

  • D.

    17,34.1014 J

Câu 24 :

Cho phản ứng hạt nhân \({}_0^1n + {}_3^6Li \to {}_1^3H + \alpha \). Hạt nhân \({}_3^6Li\) đứng yên, nơtron có động năng Kn = 2 MeV. Hạt α và hạt nhân \({}_1^3H\) bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng θ = 150 và φ = 300. Lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng?

  • A.

    thu 1,52 MeV

  • B.

     tỏa 1,66 MeV

  • C.

    thu 1,66 MeV

  • D.

    tỏa 1,52 MeV

Câu 25 :

Cho khối lượng của hạt nhân \({}_2^4He\); prôtôn và nơtron lần lượt là 4,0015 u; 1,0073 u và 1,0087 u.Lấy 1 u = 1,66.10–27 kg; c = 3.108 m/s; NA = 6,02.1023 mol–1. Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 mol \({}_2^4He\) từ các nuclôn là

  • A.

    2,74.106 J

  • B.

    2,74.1012 J

  • C.

    1,71.106 J

  • D.

    1,71.1012 J.

     

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kí hiệu của một nguyên tử là \({}_Z^AX\)phát biểu nào sau đây sai: 

  • A.

    Z bằng số electron có trong nguyên tử.

  • B.

    Z là số proton có trong hạt nhân.

  • C.

    A là số nuclon có trong hạt nhân.

  • D.

    A là số khối bằng tổng số proton và electron.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CTCT nguyên tử X: \(_Z^AX\) 

  • X: tên nguyên tử
  • Z: số hiệu nguyên tử (là vị trí của hạt nhân trong bảng tuần hoàn hóa học)
  • Số hạt proton = số hạt electron = số Z
  • A: số khối = số proton + số nơtron
Câu 2 :

Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:

  • A.

    proton, nơtron và electron

  • B.

    nơtron và electron

  • C.

    proton và nơtron

  • D.

    proton và electron

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi proton và nơtron, hai loại hạt này có tên chung là nuclôn

Câu 3 :

Chọn phát biểu SAI về phản ứng hạt nhân thu năng lượng

  • A.

    Tổng khối lượng của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng

  • B.

    Tổng độ hụt khối của các hạt nhân sau phản ứng nhỏ hơn so với trước phản ứng

  • C.

    Các hạt nhân sau phản ứng bền vững hơn so với trước phản ứng

  • D.

    Không thể tự xảy ra và phải cung cấp năng lượng cho phản ứng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong phản ứng hạt nhân thu năng lượng:

  • Tổng khối lượng của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng
  • Tổng độ hụt khối của các hạt nhân sau phản ứng nhỏ hơn so với trước phản ứng
  • Các hạt nhân sau phản ứng kém bền vững hơn so với trước phản ứng

Phản ứng hạt nhân thu năng lượng không thể tự xảy ra và phải cung cấp năng lượng cho phản ứng.

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng thu năng lượng, các hạt nhân sau phản ứng kém bền vững hơn so với trước phản ứng

Câu 4 :

Chu kì bán rã là

  • A.

    Là thời gian để một phần tư số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • B.

    Là thời gian để một phần ba số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • C.

    Là thời gian để một phần hai số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

  • D.

    Là thời gian để toàn bộ số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chu kì bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

Câu 5 :

Hạt nhân nguyên tử chì có $82$ prôtôn và $125$ nơtrôn. Hạt nhân nguyên tử này có kí hiệu là

  • A.

    \({}_{82}^{207}Pb\) 

  • B.

    \({}_{82}^{125}Pb\)  

  • C.

    \({}_{125}^{82}Pb\)

  • D.

    \({}_{207}^{82}Pb\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

CTCT nguyên tử X: \(_Z^AX\) 

Ta có: $Z = 82, N = 125$

=> $A = Z+ N = 207$

=> $X$ là $_{82}^{207}Pb$

Câu 6 :

Cho phương trình phản ứng: \(_{92}^{238}U + n \to _Z^AX + _{18}^{37}{\rm{Ar}}\). Trong đó Z, A là:

  • A.

    Z = 58, A = 143

  • B.

    Z = 74, A = 202

  • C.

    Z = 58, A = 139

  • D.

    Z = 44, A = 140

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng định luật bảo toàn số nuclon: \({A_A} + {\rm{ }}{A_B} = {\rm{ }}{A_C} + {\rm{ }}{A_D}\)

+ Vận dụng định luật bảo toàn điện tích: \({Z_A} + {\rm{ }}{Z_B} = {\rm{ }}{Z_C} + {\rm{ }}{Z_D}\)

Lời giải chi tiết :

+ Áp dụng định luật bảo toàn số nuclon, ta có:  \(238 + 1 = A + 37 \to A = 202\) 

+ Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có: \(92 + 0 = Z + 18 \to Z = 74\) 

Câu 7 :

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?

  • A.

    Khối lượng

  • B.

    Số khối

  • C.

    Nguyên tử số

  • D.

    Hằng số phóng xạ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hằng số phóng xạ đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ

Câu 8 :

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X lớn hơn số nuclon của hạt nhân Y thì

  • A.

    Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X

  • B.

    Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y

  • C.

    Năng lượng liên kết riêng của hai hạt bằng nhau

  • D.

    Năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính năng lượng liên kết

+ Vận dụng biểu thức tính năng lượng liên kết riêng

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Hai hạt nhân có độ hụt khối bằng nhau => năng lượng liên kết của 2 hạt nhân bằng nhau và bằng\(\Delta m{c^2}\) 

+ Mặt khác, ta có năng lượng liên kết riêng:  \(\varepsilon  = \frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\)

Theo đầu bài, ta có số nuclon của hạt nhân X lớn hơn số nuclon của hạt nhân Y => năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X nhỏ hơn năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Y

=> Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X

Câu 9 :

Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng?

  • A.

    1 eV = 1,6.10 -19J

  • B.

    1uc2= 1/931,5 (MeV) = 1,07356.10-3MeV

  • C.

    1uc2= 931,5 MeV = 1,49.10-16J

  • D.

    1 MeV = 931,5 uc2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A - đúng 1eV = 1,6.10-19J

B - sai vì 1uc2 = 931,5 MeV = 1,49.10-10J

C - sai 1uc2 = 931,5 MeV = 1,49.10-10J

D - sai vì 1 MeV = 1/931,5 uc2

Câu 10 :

Khi nói về lực hạt nhân, câu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với proton trong hạt nhân

  • B.

    Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với nơtron trong hạt nhân

  • C.

    Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nơtron với nơtron trong hạt nhân.

  • D.

    Lực hạt nhân chính là lực điện, tuân theo định luật Culông

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

D- sai vì lực hạt nhân khác bản chất với lực điện

Câu 11 :

Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?

  • A.

    Tia \(\alpha \) là dòng hạt nhân nguyên tử

  • B.

    Tia \(\beta \)  là dòng hạt mang điện

  • C.

    Tia \(\gamma \) là sóng điện từ

  • D.

    Tia \(\alpha ,\beta ,\gamma \) đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D- sai vì tia \(\alpha \) không phải là sóng điện từ

Câu 12 :

Phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở điều kiện?

  • A.

    Nhiệt độ bình thường

  • B.

    Nhiệt độ cao

  • C.

    Nhiệt độ thấp

  • D.

    ở nhiệt độ 00C

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt hạch

+ Nhiệt độ cao khoảng từ 50 triệu độ tới 100 triệu độ.

+ Hỗn hợp nhiên liệu phải “giam hãm” trong một khoảng không gian rất nhỏ.

Câu 13 :

Biết  NA = 6,02.1023 mol-1. Trong 59,50 g \({}_{92}^{238}U\)  có số nơtron xấp xỉ là:

  • A.

    2,38.1023 

  • B.

    2,20.1025 

  • C.

    1,19.1025

  • D.

    9,21.1024

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử và công thức tính liên hệ khối lượng và số hạt N = m.NA/A

Lời giải chi tiết :

1 nguyên tử U có: 238 – 92 = 146 notron

Số nguyên tử  trong 59,50g U là: N = m.NA/A = 59,50.6,02.1023/238 = 1,505.1023

 Số notron trong 59,50g U là: 146N = 2,20.1025

Câu 14 :

Đường kính của hạt nhân nguyên tử sắt có đồng vị \(_{26}^{56}F{\rm{e}}\)

  • A.

    4,6.10-15m

  • B.

    9,18.10-15m

  • C.

    2,3.10-15 m

  • D.

    3,2.10-15m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính bán kính nguyên tử: \(R = 1,{2.10^{ - 15}}\sqrt[3]{A}\) 

Lời giải chi tiết :

Bán kính của nguyên tử Sắt có đồng vị \(_{26}^{56}F{\rm{e}}\) là: \(R = 1,{2.10^{ - 15}}\sqrt[3]{A} = 1,{2.10^{ - 15}}\sqrt[3]{{56}} = 4,{59.10^{ - 15}}m\)

Đường kính: d = 2R = 9,18.10-15m

Câu 15 :

Tính năng lượng tỏa ra khi tạo thành \(1g\) \(_2^4He\) từ các proton và notron. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân \(He\) là \(∆m = 0,0304u\), \(1u = 931 (MeV/c^2)\); \(1MeV = 1,6.10^{-13}(J)\). Biết số Avôgađrô \(N_A = 6,02.10^{23} mol^{-1}\), khối lượng mol của \(_2^4He\) là \(4g/mol\)

  • A.

    \(66.10^{10}J\)

  • B.

    \(66.10^{11}J\)

  • C.

    \(68.10^{10}J\)

  • D.

    \(68.10^{11}J\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 hạt nhân: \(\Delta m{c^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 nguyên tử \(_2^4He\) từ các proton và nơtron: \(\Delta m{c^2}\)

+ \(1g\) \(_2^4He\) có số nguyên tử là: \(N = n.{N_A} = \dfrac{m}{M}{N_A} = \dfrac{1}{4}.6,{02.10^{23}} = 1,{505.10^{23}}\) 

+ Năng lượng tỏa ra khi tạo thành \(1g\) \(_2^4He\) từ các proton và nơtron là:

\(\begin{array}{l}Q = N.\Delta m{c^2} = 1,{505.10^{23}}.0,0304.931.{c^2}\\ = 4,{26.10^{24}}MeV = 4,{26.10^{24}}.1,6.10^{-13}=6,{82.10^{11}}J\end{array}\) 

Câu 16 :

Cho khối lượng của proton; nơtron; \(_{18}^{40}{\rm{Ar; }}_3^6Li\)lần lượt là 1,0073u; 1,0087u, 39,9525u, 6,0145u và 1u = 931,5MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{18}^{40}{\rm{Ar}}\)

  • A.

    Lớn hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon

  • B.

    Lớn hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon

  • C.

    Nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon

  • D.

    Nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính năng lượng liên kết: \({{\rm{W}}_{lk}} = \left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]{c^2}\)

+ Vận dụng biểu thức tính năng lượng liên kết riêng: \(\varepsilon  = \frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, năng lượng liên kết riêng: \(\varepsilon  = \frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A} = \frac{{\left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]{c^2}}}{A}\)

=> Năng lượng liên kết riêng của Ar và Li là:

\(\begin{array}{l}{\varepsilon _{{\rm{Ar}}}} = \frac{{\left[ {18.1,0073 + \left( {40 - 18} \right)1,0087 - 39,9525} \right]{c^2}}}{{40}}\\ = 9,{2575.10^{ - 3}}u{c^2}/nuclon = 8,62MeV/nuclon\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{\varepsilon _{Li}} = \frac{{\left[ {3.1,0073 + \left( {6 - 3} \right)1,0087 - 6,0145} \right]{c^2}}}{6}\\ = 5,{583.10^{ - 3}}u{c^2}/nuclon = 5,2MeV/nuclon\end{array}\)

=> So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{18}^{40}{\rm{Ar}}\)lớn hơn một lượng là:\(8,62 - 5,2 = 3,42MeV/nuclon\) 

Câu 17 :

Xét đồng vị Côban \(_{27}^{60}Co\) hạt nhân có khối lượng mCo = 59,934u. Biết khối lượng của các hạt: mp = 1,007276u, mn = 1,008665u. Độ hụt khối của hạt nhân đó

  • A.

    0,401u

  • B.

    0,302u

  • C.

    0,548u

  • D.

    0,544u

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định độ hụt khối của hạt nhân X: \(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}\)

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) có: \(\left\{ \begin{array}{l}Z = 27\\N = A - Z = 60 - 27 = 33\end{array} \right.\) 

Độ hụt khối của hạt nhân: \(_{27}^{60}Co\) là:

\(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_{Co}} = 27.1,007276 + 33.1,008665 - 59,934 = 0,548u\)

Câu 18 :

Cho phản ứng hạt nhân: \(_{\rm{1}}^{\rm{2}}{\rm{D}} + _{\rm{1}}^{\rm{3}}{\rm{T}} \to _{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}} + _{\rm{0}}^{\rm{1}}{\rm{n}}\). Biết năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân tương ứng là: εD = 1,11 MeV/nuclôn, εT = 2,83 MeV/nuclôn, εHe = 7,10 MeV/nuclôn. Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân này là

  • A.

    17,69 MeV

  • B.

    18,26 MeV

  • C.

    17,25 MeV

  • D.

    16,52 MeV

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính năng lượng toả ra của phản ứng: ∆E = Wlks – Wlkt  (Wlkt; Wlks lần lượt là tổng năng lượng liên kết của các hạt trước và sau phản ứng)

Công thức liên hệ giữa năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng ε là: Wlk = A.ε

Lời giải chi tiết :

Năng lượng toả ra của phản ứng hạt nhân: \(\Delta {\rm{E}} = {{\rm{W}}_{lkHe}}{\rm{ -  }}{{\rm{W}}_{lkD}}{\rm{  -  }}{{\rm{W}}_{lkT}}{\rm{  =  (4}}{{\rm{\varepsilon }}_{{\rm{He}}}} - {\rm{3}}{{\rm{\varepsilon }}_{\rm{T}}} - {\rm{2}}{{\rm{\varepsilon }}_{\rm{D}}}{\rm{)}} = {\rm{17,69MeV}}\)

Câu 19 :

Trong phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng của hai hạt nhân X1 và X2 tạo thành hạt nhân Y và một nơtron bay ra: \(_{{Z_1}}^{{A_1}}{X_1} + _{{Z_2}}^{{A_2}}{X_2} \to _Z^AY + n\) nếu năng lượng liên kết của các hạt nhân X1, X2  và Y lần lượt là a, b, c thì năng lượng được giải phóng trong phản ứng đó:

  • A.

    a + b + c

  • B.

    a + b – c

  • C.

    c - b – a

  • D.

    không tính được vì không biết động năng của các hạt trước phản ứng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính năng lượng toả ra của phản ứng hạt nhân ∆E = Wlks – Wlkt

Trong đó Wlkt, Wlks lần lượt là tổng năng lượng liên kết của các hạt trước và sau phản ứng

Lời giải chi tiết :

Năng lượng được giải phóng trong phản ứng là: \({W_{toa}} = {W_{lkY}}-{W_{lk{X_1}}}-{W_{lk{X_2}}} = c-b-a\)

Câu 20 :

Bắn hạt α vào hạt nhân \(_7^{14}N\) đứng yên có phản ứng \(_7^{14}N + \alpha  \to _8^{17}O + _1^1p\) . Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ số tốc độ của hạt nhân Oxi và tốc độ của hạt \(\alpha \)  là:

  • A.

    2/9

  • B.

    3/4

  • C.

    17/81

  • D.

    4/21

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

\(_7^{14}N + \alpha  \to _8^{17}O + _1^1p\)

Ta có: \(\overrightarrow {{v_O}}  = \overrightarrow {{v_p}} \) 

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

\({P_s}{\rm{ \;}} \leftrightarrow {m_\alpha }\overrightarrow {{v_\alpha }} {\rm{ \;}} = {m_O}\overrightarrow {{v_O}} {\rm{ \;}} + {m_p}\overrightarrow {{v_p}} \)

\(\overrightarrow {{v_O}} {\rm{ \;}} = \overrightarrow {{v_p}} {\rm{ \;}} \to {m_\alpha }{v_\alpha }{\rm{ \;}} = \left( {{m_O} + {m_p}} \right){v_O} \to {v_O}{\rm{ \;}} = {v_p}{\rm{\;}} = \dfrac{{{m_\alpha }{v_\alpha }}}{{{m_O} + {m_p}}} = \dfrac{4}{{17 + 1}}{v_\alpha }{\rm{ \;}} = \dfrac{2}{9}{v_\alpha }{\rm{ }}\)

Câu 21 :

Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là:

  • A.

    N0/6

  • B.

    N0 /16

  • C.

    N0/9

  • D.

    N0 /4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức xác định số hạt nhân còn lại: \(N = {N_0}{2^{ - \frac{t}{T}}}\)

Lời giải chi tiết :

t1 = 1năm  thì số hạt nhân chưa phân rã (còn lại ) là N1, theo đề ta có : \[\frac{{{N_1}}}{{{N_0}}} = \frac{1}{{{2^{\frac{t}{T}}}}} = \frac{1}{3}\]

Sau 1năm nữa tức là t2 = 2t1  năm thì số hạt nhân còn lại chưa phân rã là N2,  ta có :

\[\frac{{{N_2}}}{{{N_0}}} = \frac{1}{{{2^{\frac{{{t_2}}}{T}}}}} = \frac{1}{{{2^{\frac{{2{t_1}}}{T}}}}}\] \[ \Leftrightarrow \]\[\frac{{{N_2}}}{{{N_0}}} = {\left( {\frac{1}{{{2^{\frac{t}{T}}}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^2} = \frac{1}{9}\]

Câu 22 :

\(_{92}^{235}U + _0^1n \to _{42}^{95}Mo + _{57}^{139}La + 2_0^1n + 7{e^ - }\) là một phản ứng phân  hạch của Urani 235. Biết khối lượng hạt nhân : \({m_U} = {\rm{ }}234,99{\rm{ }}u\) ; \({m_{Mo}} = {\rm{ }}94,88{\rm{ }}u\) ;\({m_{La}} = {\rm{ }}138,87{\rm{ }}u\) ;\({m_n} = {\rm{ }}1,0087{\rm{ }}u\). Cho năng suất toả nhiệt của xăng là \({46.10^6}J/kg\).  Khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam U phân hạch ? Lấy \(1u{c^2} = 931MeV\)

  • A.

    1616 kg

  • B.

    1717 kg

  • C.

    1818 kg

  • D.

    1919 kg

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Sử dụng công thức xác định số hạt: \(N = \dfrac{{{m_A}}}{A}.{N_A}\)

- Năng lượng tỏa ra trong phản ứng: \(\Delta E{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {{\rm{ }}{M_0}-{\rm{ }}M{\rm{ }}} \right).{c^2}\)  

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\({m_U} = {\rm{ }}234,99{\rm{ }}u\)

\({m_{M0}} = {\rm{ }}94,88{\rm{ }}u\)

\({m_{La}} = {\rm{ }}138,87{\rm{ }}u\)

\({m_n} = {\rm{ }}1,0087{\rm{ }}u\)

\(q{\rm{ }} = {\rm{ }}{46.10^6}J/kg\)

Số hạt nhân nguyên tử  235U trong  \(1g{\rm{ }}U\) là :

\(N = \dfrac{{{m_A}}}{A}.{N_A} = \dfrac{1}{{235}}.6,{02.10^{23}} = {\rm{ }}2,{5617.10^{21}}\)  hạt

Năng lượng toả ra khi giải phóng hoàn toàn 1 hạt nhân  U phân hạch là:

\(\begin{array}{l}\Delta E = \left( {{M_0} - M} \right){c^2}\\ = \left[ {\left( {{m_U} + {m_n}} \right) - \left( {{m_{Mo}} + {m_{La}} + 2{m_n}} \right)} \right]{c^2}\\ = \left[ {\left( {234,99u + 1,0087u} \right) - \left( {94,88u + 138,87u + 2.1,0087u} \right)} \right]{c^2}\\ = 0,2313u{c^2} = 215,3403MeV\end{array}\)

Năng lượng khi 1 gam U phản ứng phân hạch :

\(\begin{array}{l}E = \Delta E.N = 215,3403.2,{5617.10^{21}}\\ = 5,{5164.10^{23}}MeV = 8,{826.10^{10}}J\end{array}\)

Khối lượng xăng cần dùng để có năng lượng tương đương    

\(m = \dfrac{{\Delta E}}{{{{46.10}^6}}} = \dfrac{{8,{{826.10}^{10}}}}{{{{46.10}^6}}} \approx 1919kg\)

Câu 23 :

Bom nhiệt hạch dùng làm phản ứng \(D{\rm{ }} + {\rm{ }}T \to He{\rm{ }} + {\rm{ }}n{\rm{ }} + {\rm{ }}18MeV\) Nếu có 1kmol He tạo thành thì năng lượng tỏa ra là: (khối lượng nguyên tử đã biết)

  • A.

    23,5.1014J

  • B.

    28,5.1014J  

  • C.

    25,5.1014J  

  • D.

    17,34.1014 J

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính số hạt chứa trong n (mol) nguyên tử N = n.NA

Lời giải chi tiết :

1kmol He chứa: N = n.NA = 103.6,02.1023 = 6,02.1026 nguyên tử He

Theo bài cho, 1 hạt nhân He tạo thành toả năng lượng 18MeV

 1kmol He tạo thành thì năng lượng tỏa ra là : Q = 18.6,02.1026  = 1,0836.1028 MeV = 17,34.1014 J

Câu 24 :

Cho phản ứng hạt nhân \({}_0^1n + {}_3^6Li \to {}_1^3H + \alpha \). Hạt nhân \({}_3^6Li\) đứng yên, nơtron có động năng Kn = 2 MeV. Hạt α và hạt nhân \({}_1^3H\) bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng θ = 150 và φ = 300. Lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng?

  • A.

    thu 1,52 MeV

  • B.

     tỏa 1,66 MeV

  • C.

    thu 1,66 MeV

  • D.

    tỏa 1,52 MeV

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng và công thức liên hệ giữa động lượng và động năng

+ Áp dụng định lí hàm số sin trong tam giác.

+ Công thức liên hệ giữa động năng và động lượng: p2 = 2mK.

+ Công thức tính năng lượng toả ra hoặc thu vào của phản ứng:\(\Delta E{\rm{ }} = {\rm{ }}{K_s}-{\rm{ }}{K_t}\)      

(Ks, Kt lần lượt là tổng động năng của các hạt sau và tổng động năng của các hạt trước phản ứng)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng đinh luật bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow {{P_n}}  + \overrightarrow {{P_{Li}}}  = \overrightarrow {{P_H}}  + \overrightarrow {{P_\alpha }} \)

Ta có: P2 = 2mK, Kn = 2 MeV

Áp dụng định lí hàm số sin trong tam giác ta được:  \(\frac{{{P_H}}}{{\sin 15}} = \frac{{{P_n}}}{{\sin 135}} = \frac{{{P_\alpha }}}{{\sin 30}}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {\left( {\frac{{{P_H}}}{{\sin 15}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{{P_n}}}{{\sin 135}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{{P_\alpha }}}{{\sin 30}}} \right)^2} \Leftrightarrow \frac{{3{K_H}}}{{{{\sin }^2}15}} = \frac{{1.{K_n}}}{{{{\sin }^2}135}} = \frac{{4{K_\alpha }}}{{{{\sin }^2}30}}\\ \Rightarrow {K_H} = 0,089MeV;{K_\alpha } = 0,25MeV\end{array}\)

∆E = Kα +  KH  – Kn = - 1,66 MeV  < 0

=> Thu 1,66 MeV         

Câu 25 :

Cho khối lượng của hạt nhân \({}_2^4He\); prôtôn và nơtron lần lượt là 4,0015 u; 1,0073 u và 1,0087 u.Lấy 1 u = 1,66.10–27 kg; c = 3.108 m/s; NA = 6,02.1023 mol–1. Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 mol \({}_2^4He\) từ các nuclôn là

  • A.

    2,74.106 J

  • B.

    2,74.1012 J

  • C.

    1,71.106 J

  • D.

    1,71.1012 J.

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối để viết phương trình phản ứng

+ Áp dụng công thức tính năng lượng toả ra hay thu vào của phản ứng hạt nhân ∆E = (mt – ms)c2

+ Công thức tính số hạt chứa trong n (mol) chất: N = n.NA (NA = 6,02.1023 (số Avogadro))

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng: \(2{}_1^1p + 2{}_0^1n \to {}_2^4He\)

1MeV = 1,6.10-13J

Năng lượng toả ra khi tạo thành một hạt nhân He là: \(\Delta E{\rm{ = (2}}{{\rm{m}}_p} + 2{m_n} - {m_{He}}){c^2} = 28,41075MeV\)

Số hạt nhân nguyên tử He chứa trong 1 mol nguyên tử He là: N = 6,02.1023 

\( \to \)  Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 mol heli là:

\({\rm{E }} = {\rm{ }}N.\Delta E{\rm{ }} = {6,02.10^{23}}.28,41075{.1,6.10^{ - 13}} = {2,74.10^{12}}J\)

Đề kiểm tra 1 tiết chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Dao động cơ - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Dao động cơ - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Dao động cơ - Đề số 01

Xem chi tiết

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.