Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 03
Đề bài
Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều có \(p\) cặp cực, quay với tốc độ \(n\) vòng/ giây. Tần số của suất điện động xoay chiều mà máy tạo ra là
-
A.
\(n/p\)
-
B.
\(pn\)
-
C.
\(p/n\)
-
D.
\(\dfrac{{pn}}{{60}}\)
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần tạo ra từ trường là:
-
A.
Phần cảm
-
B.
Phần ứng
-
C.
Rôto
-
D.
Stato
Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là:
-
A.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
-
B.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} = {U_2}{N_2}\)
-
C.
\({U_1}{U_2} = {N_1}{N_2}\).
-
D.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?
-
A.
Máy biến áp có thể tăng hiệu điện thế.
-
B.
Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
-
C.
Máy biến áp có thể giảm hiệu điện thế.
-
D.
Máy biến áp có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần quay gọi là:
-
A.
Phần cảm
-
B.
Phần ứng
-
C.
Rôto
-
D.
Stato
Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:
-
A.
Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
-
B.
Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.
-
C.
Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.
-
D.
Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Một máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp là $2000$ vòng được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số $50Hz$. Cường độ dòng điện hiệu dụng cuộn sơ cấp là $2 A$ và cuộn thứ cấp là $10A$. Số vòng dây cuộn thức cấp là:
-
A.
10000 vòng
-
B.
4000 vòng
-
C.
400 vòng
-
D.
200 vòng
Trong cách mắc dòng điện xoay chiều 3 pha theo hình sao với 3 tải đối xứng. Chọn phát biểu sai
-
A.
Cường độ dòng điện dây trung hòa bằng không.
-
B.
Cường độ dòng điện trong mỗi dây bằng cường độ dòng điện trong mỗi pha.
-
C.
Điện áp giữa hai đầu mỗi pha bằng \(\sqrt 3 \)lần điện áp giữa hai dây pha.
-
D.
Công suất tiêu thụ của mạng điện bằng 3 lần công suất tiêu thụ ở mối pha.
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, B, C và D. Giữa hai điểm A và B chỉ có tụ điện, giữa hai điểm B và C chỉ có điện trở thuần, giữa 2 điểm C và D chỉ có cuộn cảm thuần cảm. Điện áp hiệu dụng giữa hai điểm A và D là \(100\sqrt 3 V\) và cường độ hiệu dụng chạy qua mạch là \(1{\rm{ }}\left( A \right)\). Điện áp tức thời trên đoạn AC và trên đoạn BD lệch pha nhau \({60^0}\) và giá trị hiệu dụng bằng nhau. Cảm kháng của mạch có giá trị là:
-
A.
\(40\Omega \)
-
B.
\(100\Omega \)
-
C.
\(50\sqrt 3 \Omega \)
-
D.
\(20\Omega \)
Đoạn mạch AC có điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. B là một điểm trên AC với \({u_{AB}} = \sin 100\pi t\left( V \right)\); \({u_{BC}} = \sqrt 3 \sin \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\left( V \right)\) . Tính biểu thức hiệu điện thế uAC.
-
A.
\({u_{AC}} = 2\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\)
-
B.
\({u_{AC}} = \sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)
-
C.
\({u_{AC}} = 2\sin \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)
-
D.
\({u_{AC}} = 2\sin \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)
Đoạn mạch AB chứa hai phần tử trong ba phần tử( R,L,C) nhưng chưa được xác định. Biết rẳng biểu thức dòng điện trong mạch là \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}4cos({\rm{ }}100\pi t{\rm{ }} - \pi /3)(A)\) . Và biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}200cos({\rm{ }}100\pi t{\rm{ }} + \pi /6)(V)\) . Hãy xác định hai phần tử trên? Và tính công suất trong mạch?
-
A.
R và C; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}0W\)
-
B.
R và L; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}400\sqrt 3 W\)
-
C.
L và C; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}0W\)
-
D.
L và C; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}400\sqrt 3 W\)
Một máy biến thế có tỉ số vòng, n1/n2 = 5 hiệu suất 96% nhận một công suất 10(kW) ở cuộn sơ cấp và hiệu thế ở hai đầu sơ cấp là 1(kV), hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8 thì cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là:
-
A.
30(A)
-
B.
40(A)
-
C.
50(A)
-
D.
60(A)
Lời giải và đáp án
Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều có \(p\) cặp cực, quay với tốc độ \(n\) vòng/ giây. Tần số của suất điện động xoay chiều mà máy tạo ra là
-
A.
\(n/p\)
-
B.
\(pn\)
-
C.
\(p/n\)
-
D.
\(\dfrac{{pn}}{{60}}\)
Đáp án : B
Máy phát điện xoay chiều tạo ra dòng điện có tần số \(f = np\) với \(n\) là tốc độ quay của roto (vòng/s) và \(p\) là số cặp cực
Tần số của suất điện động xoay chiều mà máy tạo ra là \(f = np\)
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần tạo ra từ trường là:
-
A.
Phần cảm
-
B.
Phần ứng
-
C.
Rôto
-
D.
Stato
Đáp án : A
Xem lí thuyết phần 1
Phần cảm: Là nam châm dùng để tạo ra từ trường. Nam châm của phần cảm có thể là nam châm vĩnh cữu hoặc nam châm điện.
Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là:
-
A.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
-
B.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} = {U_2}{N_2}\)
-
C.
\({U_1}{U_2} = {N_1}{N_2}\).
-
D.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Đáp án : D
Sử dụng biểu thức của máy biến áp lí tưởng: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
=> Phương án D đúng
Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?
-
A.
Máy biến áp có thể tăng hiệu điện thế.
-
B.
Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
-
C.
Máy biến áp có thể giảm hiệu điện thế.
-
D.
Máy biến áp có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B - sai vì Máy biến áp không làm thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần quay gọi là:
-
A.
Phần cảm
-
B.
Phần ứng
-
C.
Rôto
-
D.
Stato
Đáp án : C
Xem lí thuyết phần 1
Ở máy phát điện xoay chiều một pha phần quay gọi là rôto
Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:
-
A.
Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
-
B.
Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.
-
C.
Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.
-
D.
Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ nghịch với số vòng dây
Một máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp là $2000$ vòng được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số $50Hz$. Cường độ dòng điện hiệu dụng cuộn sơ cấp là $2 A$ và cuộn thứ cấp là $10A$. Số vòng dây cuộn thức cấp là:
-
A.
10000 vòng
-
B.
4000 vòng
-
C.
400 vòng
-
D.
200 vòng
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\)
Ta có:
\(\dfrac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \leftrightarrow \dfrac{{10}}{2} = \dfrac{{2000}}{{{N_2}}} = 10 \to {N_2} = 400\)
=> Số vòng dây ở cuộn thứ cấp là 400 vòng
Trong cách mắc dòng điện xoay chiều 3 pha theo hình sao với 3 tải đối xứng. Chọn phát biểu sai
-
A.
Cường độ dòng điện dây trung hòa bằng không.
-
B.
Cường độ dòng điện trong mỗi dây bằng cường độ dòng điện trong mỗi pha.
-
C.
Điện áp giữa hai đầu mỗi pha bằng \(\sqrt 3 \)lần điện áp giữa hai dây pha.
-
D.
Công suất tiêu thụ của mạng điện bằng 3 lần công suất tiêu thụ ở mối pha.
Đáp án : C
Xem lí thuyết phần 1
\({U_d} = \sqrt 3 {U_p},{I_d} = {I_p}\)
=> Phương án C sai
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, B, C và D. Giữa hai điểm A và B chỉ có tụ điện, giữa hai điểm B và C chỉ có điện trở thuần, giữa 2 điểm C và D chỉ có cuộn cảm thuần cảm. Điện áp hiệu dụng giữa hai điểm A và D là \(100\sqrt 3 V\) và cường độ hiệu dụng chạy qua mạch là \(1{\rm{ }}\left( A \right)\). Điện áp tức thời trên đoạn AC và trên đoạn BD lệch pha nhau \({60^0}\) và giá trị hiệu dụng bằng nhau. Cảm kháng của mạch có giá trị là:
-
A.
\(40\Omega \)
-
B.
\(100\Omega \)
-
C.
\(50\sqrt 3 \Omega \)
-
D.
\(20\Omega \)
Đáp án : B
Sử dụng giản đồ véctơ
Vẽ lại mạch điện và vẽ giản đồ véctơ, ta được:
Ta có: \({U_{AC}} = {\rm{ }}{U_{BD}}\) và góc \({U_{BD}}O{U_{AC}}\) bằng \({60^0}\)
=> Tam giác \({U_{BD}}O{U_{AC}}\) là tam giác đều (do tam giác cân có 1 góc = \({60^0}\) là tam giác đều)
Từ giản đồ véctơ, ta có: \({U_L} = {U_C} = \dfrac{{{U_R}}}{{\sqrt 3 }}\) => Mạch cộng hưởng
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {U_R} = U = 100\sqrt 3 \,V\\ \Rightarrow {U_L} = \frac{{{U_R}}}{{\sqrt 3 }} = \frac{{100\sqrt 3 }}{{\sqrt 3 }} = 100V\\ \Rightarrow {Z_L} = \frac{{{U_L}}}{I} = 100\Omega \end{array}\)
Đoạn mạch AC có điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. B là một điểm trên AC với \({u_{AB}} = \sin 100\pi t\left( V \right)\); \({u_{BC}} = \sqrt 3 \sin \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\left( V \right)\) . Tính biểu thức hiệu điện thế uAC.
-
A.
\({u_{AC}} = 2\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\)
-
B.
\({u_{AC}} = \sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)
-
C.
\({u_{AC}} = 2\sin \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)
-
D.
\({u_{AC}} = 2\sin \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\)
Đáp án : D
Casio giải điện xoay chiều
(Cộng các hiệu điện thế thành phần lại với nhau)
Chuyển uAB và uBC sang dạng số phức
\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_{AB}} = {\rm{ }}1}\\{{u_{BC}} = \sqrt 3 \angle - \dfrac{\pi }{2}}\end{array}} \right. \\\to {u_{AC}} = {u_{AB}} + {u_{BC}} = 1 + \sqrt 3 \angle - \dfrac{\pi }{2} = 2\angle - \dfrac{\pi }{3}\\ \to {u_{AC}} = 2\sin \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\end{array}\)
Đoạn mạch AB chứa hai phần tử trong ba phần tử( R,L,C) nhưng chưa được xác định. Biết rẳng biểu thức dòng điện trong mạch là \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}4cos({\rm{ }}100\pi t{\rm{ }} - \pi /3)(A)\) . Và biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}200cos({\rm{ }}100\pi t{\rm{ }} + \pi /6)(V)\) . Hãy xác định hai phần tử trên? Và tính công suất trong mạch?
-
A.
R và C; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}0W\)
-
B.
R và L; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}400\sqrt 3 W\)
-
C.
L và C; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}0W\)
-
D.
L và C; \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}400\sqrt 3 W\)
Đáp án : C
Vận dụng các phương pháp giải bài toán hộp đen (Xem lí thuyết phần 1)
Do hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mach sớm pha hơn cường độ dòng điện \(\pi /2\) và trong mạch chỉ có 2 phần tử
=> Trong mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm và tụ điện.
=> P = 0
Một máy biến thế có tỉ số vòng, n1/n2 = 5 hiệu suất 96% nhận một công suất 10(kW) ở cuộn sơ cấp và hiệu thế ở hai đầu sơ cấp là 1(kV), hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8 thì cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là:
-
A.
30(A)
-
B.
40(A)
-
C.
50(A)
-
D.
60(A)
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = UIc{\rm{os}}\varphi \)
Công suất mạh thứ cấp:
\({P_2} = 96\% {P_1} = \dfrac{{{{96.10.10}^3}}}{{100}} = {9,6.10^3}{\rm{W}}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = > {U_2} = \dfrac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}} = {10^3}.\dfrac{1}{5} = 200V\\{I_2} = \dfrac{{{P_2}}}{{{U_2}\cos \varphi }} = \dfrac{{{{9,6.10}^3}}}{{200.0,8}} = 60A\end{array}\)