Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Lí - Đề số 4
Đề bài
Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng điện phân?
-
A.
Hàn điện.
-
B.
Lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện.
-
C.
Mạ điện.
-
D.
Sơn tĩnh điện.
Ghép nối tiếp hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là 9V và \(1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(18{\rm{V}},1\Omega \)
-
B.
\({\rm{9V}},0,5\Omega \)
-
C.
\(9{\rm{V}},2\Omega \)
-
D.
\(18{\rm{V}},2\Omega \)
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của:
-
A.
các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
B.
các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
-
C.
các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
D.
các electron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại
-
A.
tăng theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc hai.
-
B.
tăng theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc nhất.
-
C.
giảm theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc nhất.
-
D.
giảm theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc hai.
Một nguồn điện có suất điện động 2V. Để chuyển một điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
-
A.
12J.
-
B.
20J.
-
C.
0,2J.
-
D.
5J.
Chọn phát biểu đúng: Dòng điện không đổi là dòng điện
-
A.
chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
-
B.
chỉ có cường độ không thay đổi theo thời gian.
-
C.
có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
-
D.
có chiều thay đổi theo thời gian.
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên
-
A.
hiện tượng điện phân
-
B.
hiện tượng mao dẫn
-
C.
hiện tượng khúc xạ ánh sáng
-
D.
hiện tượng cảm ứng điện từ
Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào môi trường trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300 Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
-
A.
\(\sqrt 3 \)
-
B.
\(\sqrt 2 \)
-
C.
2
-
D.
\(\frac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }}\)
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
-
A.
hóa năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
cơ năng
-
D.
quang năng
Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện đại lượng nào sau đây là không đổi?
-
A.
Khoảng cách giữa các điện tích.
-
B.
Tích độ lớn của các điện tích.
-
C.
Độ lớn mỗi điện tích.
-
D.
Tổng đại số các điện tích.
Hai vật nào sau đây tạo nên một tụ điện?
-
A.
Hai tờ giấy nhiễm điện đặt gần nhau.
-
B.
Hai tấm kim loại phẳng đặt gần nhau và cách điện với nhau.
-
C.
Hai tấm nhựa đặt gần nhau.
-
D.
Một tấm kim loại và một tấm nhựa đã nhiễm điện đặt gần nhau.
Hai điện tích điểm \({q_1} = {3.10^{ - 7}}C\) và \({q_2} = {\rm{ \;}} - {3.10^{ - 7}}C\) đặt cách nhau 3cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng
-
A.
\({9.10^{ - 3}}{\mkern 1mu} {\rm{N}}\)
-
B.
\({9.10^{ - 5}}{\mkern 1mu} {\rm{N}}.\)
-
C.
\(0,9{\mkern 1mu} {\rm{N}}.\)
-
D.
\(0,09{\mkern 1mu} {\rm{N}}.\)
Xung quanh vật nào sau đây luôn có điện trường?
-
A.
Một cốc nước.
-
B.
Quả cầu kim loại.
-
C.
Một tờ giấy.
-
D.
Một thanh nhựa đã nhiễm điện sau khi cọ xát trên mặt bàn.
Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
500
-
B.
200
-
C.
400
-
D.
300
Lực Lo ren xơ là
-
A.
lực từ tác dụng lên dòng điện
-
B.
lực Trái đất tác dụng lên vật
-
C.
lực điện tác dụng lên điện tích
-
D.
lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí, góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1 = 300 thì góc tới r2 = ?
-
A.
150
-
B.
300
-
C.
450
-
D.
600
Khi dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một điện trở R thì nhiệt lượng Q tỏa ra trên điện trở trong thời gian t được tính bằng công thức:
-
A.
\(Q = {I^2}Rt\)
-
B.
\(Q = RIt\)
-
C.
\(Q = RI{t^2}\)
-
D.
\(Q = {R^2}It\)
Một điện tích điểm \(q = {10^{ - 7}}C\) di chuyển được đoạn đường 10 cm dọc theo một đường sức và ngược chiều đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích \(q\) là:
-
A.
\({10^{ - 4}}J\)
-
B.
\({10^{ - 2}}J\)
-
C.
\( - {10^{ - 2}}J\)
-
D.
\( - {10^{ - 4}}J\)
Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn 10 mT thì chịu một lực Lo ren xơ có độ lớn 1,6.10-12N. Vận tốc của electron là
-
A.
1,6.106 m/s
-
B.
106 m/s
-
C.
1,6.109 m/s
-
D.
109m/s
Một nguồn sáng điểm được đặt dưới đáy một bể nước sâu 1m. Biết chiết suất của nước là 1,33. Vùng có ánh sáng phát từ điểm sáng ló ra trên mặt nước là
-
A.
hình vuông cạnh 1,133m
-
B.
hình tròn bán kính 1m
-
C.
hình tròn bán kính 1,133m
-
D.
hình vuông cạnh 1m
Một điện tích \(Q = 1,{6.10^{ - 8}}C\) gây ra một điện trường tại \(A\) có cường độ là \({9.10^4}\) V/m (\(Q\) và \(A\) đều đặt trong chân không). Điểm \(A\) cách \(Q\) một đoạn là
-
A.
1,6 cm
-
B.
16 cm
-
C.
4 cm
-
D.
40 cm
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong là \(1\Omega .\) Mạch ngoài gồm hai điện trở \(3\Omega \) và \(6\Omega \) mắc nối tiếp. Hiệu suất của nguồn điện là:
-
A.
60 %
-
B.
90 %
-
C.
66,7 %
-
D.
42,8 %
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r. Mạch ngoài là một biến trở R. Khi giá trị của biến trở tăng từ \(2\Omega \) đến \(8\Omega \) thì hiệu suất của nguồn điện tăng 1,6 lần. Điện trở trong của nguồn điện bằng
-
A.
\(2\Omega \)
-
B.
\(3\Omega \)
-
C.
\(1\Omega \)
-
D.
\(4\Omega \)
Hai điện tích điểm \({q_1} = {2.10^{ - 8}}C\) và \({q_2} = - {2.10^{ - 8}}C\) đặt tại hai điểm \(A\) và \(B\) cách nhau 30 cm trong không khí. Tại điểm C, cường độ điện trường tổng hợp do \({q_1}\) và \({q_2}\) gây ra bằng 2000 V/m. Chọn câu đúng về vị trí của điểm C.
-
A.
C thẳng hàng với A, B theo thứ tự A, B, C
-
B.
A, B, C tạo thành một tam giác đều
-
C.
C là trung điểm của đoạn AB
-
D.
C thẳng hàng với A, B theo thứ tự C, A, B
Một thanh dây dẫn dài 20cm chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều có B = 5.10-4T. Vec tơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh, vuông góc với vec tơ cảm ứng từ và có độ lớn 5m/s. Suất điện động cảm ứng trong thanh là
-
A.
0,05V
-
B.
5mV
-
C.
50mV
-
D.
0,5mV
Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí, góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1 = 300 thì góc tới r2 =?
-
A.
600
-
B.
150
-
C.
450
-
D.
300
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
cáp dẫn sáng trong nội soi
-
B.
thấu kính
-
C.
gương cầu
-
D.
gương phẳng
Một khung dây hình vuông cạnh 20cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2T về 0. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn
-
A.
2,4V
-
B.
1,2V
-
C.
240V
-
D.
240mV
Công thức góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là
-
A.
D = i1 – A
-
B.
D = i1 + i2 – A
-
C.
D = (n – 1)A
-
D.
D = r1 + r2 –A
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
-
D.
Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng 0.
Lời giải và đáp án
Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng điện phân?
-
A.
Hàn điện.
-
B.
Lọc bụi bằng phương pháp tĩnh điện.
-
C.
Mạ điện.
-
D.
Sơn tĩnh điện.
Đáp án : C
Sử dụng ứng dụng hiện tượng điện phân.
Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng, điều chế clo, xút, mạ điện, đúc điện, ...
Ghép nối tiếp hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là 9V và \(1\Omega \) thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
-
A.
\(18{\rm{V}},1\Omega \)
-
B.
\({\rm{9V}},0,5\Omega \)
-
C.
\(9{\rm{V}},2\Omega \)
-
D.
\(18{\rm{V}},2\Omega \)
Đáp án : D
Sử dụng công thức ghép nguồn điện thành bộ.
Khi có n nguồn giống nhau ghép nối tiếp thì điện trở trong và suất điện động của bộ nguồn là: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = nE}\\{{r_b} = nr}\end{array}} \right.\)
Vì có hai nguồn giống nhau nên: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = 2E = 2.9 = 18\left( V \right)}\\{{r_b} = 2r = 2.1 = 2\left( \Omega \right)}\end{array}} \right.\)
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của:
-
A.
các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
B.
các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
-
C.
các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
-
D.
các electron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Đáp án : D
Sử dụng định nghĩa dòng điện trong chất bán dẫn.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại
-
A.
tăng theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc hai.
-
B.
tăng theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc nhất.
-
C.
giảm theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc nhất.
-
D.
giảm theo nhiệt độ gần đúng với hàm số bậc hai.
Đáp án : B
Sử dụng công thức: \(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất: \(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\).
Một nguồn điện có suất điện động 2V. Để chuyển một điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
-
A.
12J.
-
B.
20J.
-
C.
0,2J.
-
D.
5J.
Đáp án : B
Áp dụng công thức: \(E = \frac{A}{q} \Rightarrow A = qE\)
Công của lực lạ là: \(A = qE = 2.10 = 20{\mkern 1mu} {\rm{J}}\).
Chọn phát biểu đúng: Dòng điện không đổi là dòng điện
-
A.
chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
-
B.
chỉ có cường độ không thay đổi theo thời gian.
-
C.
có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
-
D.
có chiều thay đổi theo thời gian.
Đáp án : C
Sử dụng định nghĩa dòng điện không đổi.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên
-
A.
hiện tượng điện phân
-
B.
hiện tượng mao dẫn
-
C.
hiện tượng khúc xạ ánh sáng
-
D.
hiện tượng cảm ứng điện từ
Đáp án : D
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào môi trường trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300 Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
-
A.
\(\sqrt 3 \)
-
B.
\(\sqrt 2 \)
-
C.
2
-
D.
\(\frac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }}\)
Đáp án : B
Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr
Trong chân không chiết suất n = 1
Áp dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr => sin450 = n.sin300 => n = \(\sqrt 2 \)
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
-
A.
hóa năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
cơ năng
-
D.
quang năng
Đáp án : C
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ cơ năng
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ cơ năng
Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện đại lượng nào sau đây là không đổi?
-
A.
Khoảng cách giữa các điện tích.
-
B.
Tích độ lớn của các điện tích.
-
C.
Độ lớn mỗi điện tích.
-
D.
Tổng đại số các điện tích.
Đáp án : D
Sử dụng lí thuyết về định luật bảo toàn điện tích.
Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
Hai vật nào sau đây tạo nên một tụ điện?
-
A.
Hai tờ giấy nhiễm điện đặt gần nhau.
-
B.
Hai tấm kim loại phẳng đặt gần nhau và cách điện với nhau.
-
C.
Hai tấm nhựa đặt gần nhau.
-
D.
Một tấm kim loại và một tấm nhựa đã nhiễm điện đặt gần nhau.
Đáp án : B
Sử dụng lí thuyết cấu tạo của tụ điện.
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
Ta thấy chỉ có đáp án B tạo nên một tụ điện.
Hai điện tích điểm \({q_1} = {3.10^{ - 7}}C\) và \({q_2} = {\rm{ \;}} - {3.10^{ - 7}}C\) đặt cách nhau 3cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng
-
A.
\({9.10^{ - 3}}{\mkern 1mu} {\rm{N}}\)
-
B.
\({9.10^{ - 5}}{\mkern 1mu} {\rm{N}}.\)
-
C.
\(0,9{\mkern 1mu} {\rm{N}}.\)
-
D.
\(0,09{\mkern 1mu} {\rm{N}}.\)
Đáp án : C
Áp dụng công thức: \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Lực tương tác giữa hai điện tích là: \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {{{3.10}^{ - 7}}.\left( { - 3} \right){{.10}^{ - 7}}} \right|}}{{{{\left( {{{3.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}} = 0,9{\mkern 1mu} \left( N \right)\)
Xung quanh vật nào sau đây luôn có điện trường?
-
A.
Một cốc nước.
-
B.
Quả cầu kim loại.
-
C.
Một tờ giấy.
-
D.
Một thanh nhựa đã nhiễm điện sau khi cọ xát trên mặt bàn.
Đáp án : D
Điện trường là môi trường bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Xung quanh một thanh nhựa đã nhiễm điện sau khi cọ xát trên mặt bàn luôn có điện trường.
Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
500
-
B.
200
-
C.
400
-
D.
300
Đáp án : A
Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần: Tia sáng chiếu từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn với góc tới i ≥ igh trong đó sinigh = n2/n1
Ta có n1 = 1,33; n2 = 1
Góc tới giới hạn: sini = 1/1,33 => i = 48,750
Để xảy ra phản xạ toàn phần thì góc tới i ≥ igh. Vậy góc tới i có thể bằng 500
Lực Lo ren xơ là
-
A.
lực từ tác dụng lên dòng điện
-
B.
lực Trái đất tác dụng lên vật
-
C.
lực điện tác dụng lên điện tích
-
D.
lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
Đáp án : D
Lực loren xơ là lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
Lực loren xơ là lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí, góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1 = 300 thì góc tới r2 = ?
-
A.
150
-
B.
300
-
C.
450
-
D.
600
Đáp án : D
Công thức lăng kính: A = r1 + r2
Áp dụng công thức lăng kính: A = r1 + r2 => 900 = 300 + r2 => r2 = 600
Khi dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một điện trở R thì nhiệt lượng Q tỏa ra trên điện trở trong thời gian t được tính bằng công thức:
-
A.
\(Q = {I^2}Rt\)
-
B.
\(Q = RIt\)
-
C.
\(Q = RI{t^2}\)
-
D.
\(Q = {R^2}It\)
Đáp án : A
Vận dụng lý thuyết định luật Jun-Lenxo: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện, với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.
Nhiệt lượng \(Q\) tỏa ra trên điện trở trong thời gian \(t\) được tính bằng công thức: \(Q = {I^2}Rt\)
Một điện tích điểm \(q = {10^{ - 7}}C\) di chuyển được đoạn đường 10 cm dọc theo một đường sức và ngược chiều đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích \(q\) là:
-
A.
\({10^{ - 4}}J\)
-
B.
\({10^{ - 2}}J\)
-
C.
\( - {10^{ - 2}}J\)
-
D.
\( - {10^{ - 4}}J\)
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính công: \(A = q.E.d\)
Công của lực điện thực hiện trong quá trình di chuyển của điện tích q là
\(A = qEd = {10^{ - 7}}.10000.0,1 = {10^{ - 4}}\left( J \right)\)
Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn 10 mT thì chịu một lực Lo ren xơ có độ lớn 1,6.10-12N. Vận tốc của electron là
-
A.
1,6.106 m/s
-
B.
106 m/s
-
C.
1,6.109 m/s
-
D.
109m/s
Đáp án : D
Độ lớn lực lo ren xơ: f = |q|vB
Độ lớn lực lo ren xơ: f = |q|vB=> 1,6.10-12 = 1,6.10-19.v.10.10-3 => v = 109m/s
Một nguồn sáng điểm được đặt dưới đáy một bể nước sâu 1m. Biết chiết suất của nước là 1,33. Vùng có ánh sáng phát từ điểm sáng ló ra trên mặt nước là
-
A.
hình vuông cạnh 1,133m
-
B.
hình tròn bán kính 1m
-
C.
hình tròn bán kính 1,133m
-
D.
hình vuông cạnh 1m
Đáp án : C
Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần: Tia sáng chiếu từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn với góc tới i ≥ igh trong đó sinigh = n2/n1
Ta có sinigh = 1/1,33 => igh = 48,750
Tại các điểm có i < igh sẽ có chùm tia sáng ló ra => tani ≤ tan48,750
=> Vùng sáng là hình tròn bán kính R với: R/1 = 1,14m
Một điện tích \(Q = 1,{6.10^{ - 8}}C\) gây ra một điện trường tại \(A\) có cường độ là \({9.10^4}\) V/m (\(Q\) và \(A\) đều đặt trong chân không). Điểm \(A\) cách \(Q\) một đoạn là
-
A.
1,6 cm
-
B.
16 cm
-
C.
4 cm
-
D.
40 cm
Đáp án : C
Sử dụng công thức tính điện trường: \(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Ta có: \(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} \Rightarrow r = \sqrt {\frac{{k\left| Q \right|}}{{\varepsilon E}}} \)
Điểm \(A\) cách \(Q\) một khoảng là:
\(r = \sqrt {\frac{{{{9.10}^9}.1,{{6.10}^{ - 8}}}}{{{{9.10}^4}}}} = 0,04{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) = 4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong là \(1\Omega .\) Mạch ngoài gồm hai điện trở \(3\Omega \) và \(6\Omega \) mắc nối tiếp. Hiệu suất của nguồn điện là:
-
A.
60 %
-
B.
90 %
-
C.
66,7 %
-
D.
42,8 %
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính hiệu suất của nguồn điện:
\(H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{ip}}}} = \frac{{{U_N}It}}{{EIt}} = \frac{{{U_N}}}{E} = \frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}\)
Điện trở mạch ngoài là: \({R_N} = 3 + 6 = 9\Omega \)
Hiệu suất của nguồn điện là: \(H = \frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}} = \frac{9}{{9 + 1}} = 0,9 = 90\% \)
Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r. Mạch ngoài là một biến trở R. Khi giá trị của biến trở tăng từ \(2\Omega \) đến \(8\Omega \) thì hiệu suất của nguồn điện tăng 1,6 lần. Điện trở trong của nguồn điện bằng
-
A.
\(2\Omega \)
-
B.
\(3\Omega \)
-
C.
\(1\Omega \)
-
D.
\(4\Omega \)
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính hiệu suất của nguồn điện: \(H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}} = \frac{{{U_N}It}}{{EIt}} = \frac{{{U_N}}}{E} = \frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}\)
Khi \(R = 2\Omega \) thì: \({H_1} = \frac{{{R_1}}}{{{R_1} + r}} = \frac{2}{{2 + r}}\)
Khi \(R = 8\Omega \) thì: \({H_2} = \frac{{{R_2}}}{{{R_2} + r}} = \frac{8}{{8 + r}}\)
Theo đề bài ta có: \({H_2} = 1,6{H_1}\)
\( \Rightarrow \frac{8}{{8 + r}} = 1,6 \cdot \frac{2}{{2 + r}} \Rightarrow r = 2\Omega \)
Hai điện tích điểm \({q_1} = {2.10^{ - 8}}C\) và \({q_2} = - {2.10^{ - 8}}C\) đặt tại hai điểm \(A\) và \(B\) cách nhau 30 cm trong không khí. Tại điểm C, cường độ điện trường tổng hợp do \({q_1}\) và \({q_2}\) gây ra bằng 2000 V/m. Chọn câu đúng về vị trí của điểm C.
-
A.
C thẳng hàng với A, B theo thứ tự A, B, C
-
B.
A, B, C tạo thành một tam giác đều
-
C.
C là trung điểm của đoạn AB
-
D.
C thẳng hàng với A, B theo thứ tự C, A, B
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính điện trường: \(E = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Ta có: \({E_1} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = {9.10^9} \cdot \frac{{{{2.10}^{ - 8}}}}{{r_1^2}}\)
\({E_2} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_2^2}} = {9.10^9} \cdot \frac{{{{2.10}^{ - 8}}}}{{r_2^2}}\)
Ta thấy \(\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| \Rightarrow {r_1} = {r_2} \Rightarrow {E_1} = {E_2}\)
\( \Rightarrow \) Điểm \({\rm{C}}\) cách đều \({\rm{A}},{\rm{B}} \Rightarrow \) loại đáp án \({\rm{A}},{\rm{D}}\)
- Giả sử \({\rm{C}}\) là trung điểm \({\rm{AB}}\) thì: \({r_1} = {r_2} = 0,15m.\)
Khi đó: \({E_1} = {E_2} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = {9.10^9} \cdot \frac{{{{2.10}^{ - 8}}}}{{0,{{15}^2}}} = 8000\left( {{\rm{V}}/{\rm{m}}} \right)\)
Suy ra \(E = {E_1} + {E_2} = 2{{\rm{E}}_1} = 2.8000 = 16000 \ne 2000 \Rightarrow \) Loại \({\rm{C}}\)
- A, B, C tạo thành tam giác đều thì: \({r_1} = {r_2} = 0,3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m\)
Khi đó: \({E_1} = {E_2} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = {9.10^9} \cdot \frac{{2 \cdot {{10}^{ - 8}}}}{{0,{3^2}}} = 2000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {V/m} \right)\)
Suy ra: \(E = \sqrt {E_1^2 + E_2^2 + 2{{\rm{E}}_1}{E_2}.\cos {{120}^0}} = 2000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {V/m} \right)\)
Vậy A, B, C tạo thành tam giác đều.
Một thanh dây dẫn dài 20cm chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều có B = 5.10-4T. Vec tơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh, vuông góc với vec tơ cảm ứng từ và có độ lớn 5m/s. Suất điện động cảm ứng trong thanh là
-
A.
0,05V
-
B.
5mV
-
C.
50mV
-
D.
0,5mV
Đáp án : D
Suất điện động cảm ứng: e = Blvsinα
Suất điện động cảm ứng: e = Blvsinα = 5.10-4.0,2.5.sin90 = 5.10-4V = 0,5mV
Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí, góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1 = 300 thì góc tới r2 =?
-
A.
600
-
B.
150
-
C.
450
-
D.
300
Đáp án : A
Công thức lăng kính: A = r1 + r2
Áp dụng công thức lăng kính: A = r1 + r2 => 900 = 300 + r2 => r2 = 600
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là
-
A.
cáp dẫn sáng trong nội soi
-
B.
thấu kính
-
C.
gương cầu
-
D.
gương phẳng
Đáp án : A
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng trong cáp quang
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng trong cáp quang
Một khung dây hình vuông cạnh 20cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2T về 0. Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn
-
A.
2,4V
-
B.
1,2V
-
C.
240V
-
D.
240mV
Đáp án : D
Từ thông φ = Bscosα
Suất điện động cảm ứng có độ lớn e = Δφ/Δt
Từ thông φ = Bscosα
Suất điện động cảm ứng có độ lớn \(e = \left| { - \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}} \right| = \left| { - \frac{{\Delta BS\cos 0}}{{{\raise0.7ex\hbox{$1$} \!\mathord{\left/
{\vphantom {1 5}}\right.\kern-\nulldelimiterspace}
\!\lower0.7ex\hbox{$5$}}}}} \right| = \frac{{1,2.0,{2^2}}}{{{\raise0.7ex\hbox{$1$} \!\mathord{\left/
{\vphantom {1 5}}\right.\kern-\nulldelimiterspace}
\!\lower0.7ex\hbox{$5$}}}} = 0,24V = 240mV\)
Công thức góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là
-
A.
D = i1 – A
-
B.
D = i1 + i2 – A
-
C.
D = (n – 1)A
-
D.
D = r1 + r2 –A
Đáp án : B
Công thức góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là D = i1 + i2 – A
Công thức góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là D = i1 + i2 – A
Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
-
A.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
-
B.
Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
-
C.
Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
-
D.
Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng 0.
Đáp án : C
Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr
Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr
Vì vậy không phải góc khúc xạ luôn bằng góc tới.