Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 02
Đề bài
Cho L là độ tự cảm, f là tần số, T là chu kì, \(\omega \) là tần số góc. Biểu thức tính cảm kháng của cuộn cảm là:
-
A.
\({Z_L} = \frac{1}{{\omega L}}\)
-
B.
\({Z_L} = 2\pi fL\)
-
C.
\({Z_L} = 2\pi TL\)
-
D.
\({Z_L} = \frac{{TL}}{{2\pi }}\)
Đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện tức thời i chạy qua mạch 450. Chọn kết luận đúng:
-
A.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_L}-{\rm{ }}{Z_C}\)
-
B.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_L} > {\rm{ }}{Z_{C}}\)
-
C.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_C} - {\rm{ }}{Z_L}\)
-
D.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_C} > {\rm{ }}{Z_L}\)
Đoạn mạch \(RLC\) có \(L\) thay đổi được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế không đổi. Viết công thức xác định \({Z_L}\) để hiệu điện thế hai đầu tụ điện đạt cực đại?
-
A.
\({Z_L} = 2{Z_C}\)
-
B.
\({Z_L} = R\)
-
C.
\({Z_L} = \frac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}\)
-
D.
\({Z_L} = {Z_C}\)
Đặt vào hai đầu đoạn mạch chi có điện trở thuần \(R\) điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos (\omega t )\) (\(U_0\) và \(ω\) là hằng số). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này là
-
A.
\(\dfrac{{(U_0^2)}}{{4R}}.\)
-
B.
\(\dfrac{{(U_0^2)}}{{2R}}.\)
-
C.
\(U_0^2R\)
-
D.
\(\dfrac{{U_o^2}}{R}\).
Chọn phát biểu đúng
-
A.
Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần R chỉ có tác dụng nhiệt.
-
B.
Điện áp ở hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần biến thiên điều hòa cùng tần số, khác pha với cường độ dòng điện.
-
C.
Cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có điện trở thuần biến thiên điều hòa vuông pha với điện áp.
-
D.
Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở thuần tỉ lệ với cường độ hiệu dụng qua nó.
Trong đoạn mạch RLC nối tiếp, gọi Z là tổng trở của mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch được tính bởi:
-
A.
\(cos\varphi = \dfrac{Z}{{\sqrt {{R^2} + {Z^2}} }}\)
-
B.
\(cos\varphi = \dfrac{Z}{R}\)
-
C.
cosφ = \(\dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {Z^2}} }}\)
-
D.
\(cos\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Trong dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện cực đại \({I_0}\) liên hệ với cường độ dòng điện hiệu dụng \(I\) theo công thức
-
A.
\(I = {I_0}\sqrt 2 .\)
-
B.
\(I = \dfrac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}.\)
-
C.
\(I = \dfrac{{{I_0}}}{2}.\)
-
D.
\(I = 2{I_0}.\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi L=L0 thì công suất Pmax. Khi đó, Pmax đó được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
-
B.
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{{2R}}\)
-
C.
\({P_{{\rm{max}}}} = I_0^2R\)
-
D.
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U_0}^2}}{{{R^2}}}\)
Một khung dây phẳng quay đều quanh trục vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều B. Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào:
-
A.
Số vòng dây N của khung dây.
-
B.
Tốc độ góc của khung dây.
-
C.
Diện tích của khung dây.
-
D.
Độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.
Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:
-
A.
Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
-
B.
Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.
-
C.
Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.
-
D.
Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đặt vào hai đầu một điện trở thuần một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị cực đại U0 công suất tiêu thụ trên R là P. Khi đặt vào hai đầu điện trở đó một hiệu điện thế không đổi có giá trị U0 thì công suất tiêu thụ trên R là :
-
A.
P
-
B.
2P
-
C.
$\sqrt 2 $P
-
D.
4P
Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là:
-
A.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
-
B.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} = {U_2}{N_2}\)
-
C.
\({U_1}{U_2} = {N_1}{N_2}\).
-
D.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Phát biểu nào sau đây sai
-
A.
Một ưu điểm của dòng điện xoay chiều 3 pha là tiết kiệm dây.
-
B.
Dòng điện 3 pha có thể tạo ra từ trường quay.
-
C.
Phần cảm của máy phát điện xoay chiều 3 pha là nam châm có 3 cực.
-
D.
Máy phát điện xoay chiều 3 pha gồm có 2 phần chính: phần cảm và phần ứng.
Tại thời điểm t, điện áp \(u = 200\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị \(100\sqrt 2 \) và đang tăng. Sau thời điểm đó \(\dfrac{7}{{600}}s\), điện áp này có giá trị là:
-
A.
\( - 100\sqrt 6 V\)
-
B.
\(100\sqrt 6 V\)
-
C.
\( - 100\sqrt 2 V\)
-
D.
\(200V\)
Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung \(C = \dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }F\). Đặt điện áp xoay chiều có tần số \(50{\rm{ }}Hz\) vào hai đầu đoạn mạch. Tại thời điểm mà điện áp hai đầu mạch có giá trị \(100V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(2{\rm{ }}A\). Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có giá trị là:
-
A.
\(100\sqrt 2 V\)
-
B.
\(100\sqrt 6 V\)
-
C.
\(100V\)
-
D.
\(200V\)
Để xác định độ tự cảm \(L\) và điện trở trong \(r\) của một cuộn dây, một học sinh mắc nối tiếp điện trở \({\rm{R = 10 \Omega }}\) với cuộn dây như hình (hình a). Dùng vôn kế đo các điện áp trên mạch với các vị trí \(U_{ab}\), \(U_{bc}\), \(U_{ac}\), sau đó giản đồ Frenen với các véc-tơ tương ứng theo đúng tỉ lệ như hình (hình b). Độ tự cảm và điện trở trong của cuộn dây trong thí nghiệm này gần giá trị nào nhất? Biết tần số góc của mạch \(\omega =100\pi (rad/s)\)
-
A.
\(L = 0,159 H\), \(r = 4,8\) \({\rm{\Omega }}\)
-
B.
\(L = 30,3 mH\), \(r = 4,3\) \(\Omega \)
-
C.
\(L = 26,54 mH\), \(r = 3,3\) \({\rm{\Omega }}\)
-
D.
\(L = 13,8 mH\), \(r = 5,3\) \({\rm{\Omega }}\)
Đặt điện áp \(u{\rm{ }} = 120\sqrt 2 cos100\pi t{\rm{ }}\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở \(150\Omega \), tụ điện có điện dung \(\dfrac{{200}}{\pi }\mu F\)và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\dfrac{2}{\pi }H\). Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:
-
A.
\(i = 1,8\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
-
B.
\(i = 1,8\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
-
C.
\(i = 0,8\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
-
D.
\(i = 0,8\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:
-
A.
\(\cos \varphi = 0,5\)
-
B.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
-
C.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
-
D.
\(\cos \varphi = 1\)
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos(}}\omega {\rm{t)V}}\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm \(R = 40\Omega ,\)cuộn cảm có độ tự cảm L có thể thay đổi được và tụ điện có điện dung C. Khi \(L = {L_1} = \dfrac{1}{{2\pi }}H\) thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi \( {L_1} = \dfrac{{{L}}}{2}\) thì điện áp ở hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Tần số góc \(\omega \) bằng?
-
A.
\(160\pi \left( {rad/s} \right)\)
-
B.
\(50\pi \left( {rad/s} \right)\)
-
C.
\(100\pi \left( {rad/s} \right)\)
-
D.
\(80\pi \left( {rad/s} \right)\)
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn dây và hai đầu đoạn mạch lần lượt là \(35V,85V\) và \(75\sqrt 2 V\). Cuộn dây tiêu thụ công suất \(40W\). Tổng điện trở thuần của toàn mạch có giá trị là bao nhiêu?
-
A.
\(50\Omega \)
-
B.
\(35\Omega \)
-
C.
\(40\Omega \)
-
D.
\(75\Omega \)
Một đoạn mạch điện gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = 1/π (H)\) và điện trở thuần \(R = 100 Ω\). Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều \(u = 200cos(100πt + π/4) V\) thì biểu thức nào sau đây là của điện áp hai đầu cuộn cảm thuần ?
-
A.
\({u_L} = 100\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)V\)
-
B.
\({u_L} = 100cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)
-
C.
\({u_L} = 100\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)
-
D.
\({u_L} = 100\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)
Một động cơ điện xoay chiều sản ra công suất cơ học 7,5kW và có hiệu suất 80%. Mắc động cơ nối tiếp với một cuộn cảm rồi mắc chúng vào mạng điện xoay chiều. Giá trị hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu động cơ là UM biết rằng dòng điện qua động cơ có cường độ hiệu dụng I = 40A và trễ pha với uM một góc \(\pi /6\). Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm UL = 125V và sớm pha so với dòng điện qua cuộn cảm là \(\pi /3\). Tính điện áp hiệu dụng của mạng điện và độ lệch pha của nó so với dòng điện.
-
A.
384V; 400
-
B.
834V; 450
-
C.
384V; 390
-
D.
384184V; 390
Một máy biến thế có tỉ số vòng, n1/n2 = 5 hiệu suất 96% nhận một công suất 10(kW) ở cuộn sơ cấp và hiệu thế ở hai đầu sơ cấp là 1(kV), hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8 thì cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là:
-
A.
30(A)
-
B.
40(A)
-
C.
50(A)
-
D.
60(A)
Đặt điện áp \({u_{AB}} = {U_0}\cos \omega t\) (U0, w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên. Biết \({R_1} = {\rm{ }}3{R_2}\) . Gọi \(\Delta \varphi \) là độ lệch pha giữa \({u_{AB}}\) và điện áp \({u_{MB}}\). Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị mà \(\Delta \varphi \) đạt cực đại. Hệ số công suất của đoạn mạch AB lúc này bằng:
-
A.
\(0,866\).
-
B.
\(0,333\).
-
C.
\(0,894\).
-
D.
\(0,500\).
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm M và N chỉ có điện trở thuần, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm A và N là 60 V và điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm M và B là \(40\sqrt 3 V\) . Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau 900, điện áp tức thời trên đoạn MB và trên đoạn NB lệch pha nhau 300 và cường độ hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt 3 A\). Điện trở thuần của cuộn dây là:
-
A.
\(40 Ω\)
-
B.
\(10 Ω\)
-
C.
\(50 Ω\)
-
D.
\(20 Ω\)
Lời giải và đáp án
Cho L là độ tự cảm, f là tần số, T là chu kì, \(\omega \) là tần số góc. Biểu thức tính cảm kháng của cuộn cảm là:
-
A.
\({Z_L} = \frac{1}{{\omega L}}\)
-
B.
\({Z_L} = 2\pi fL\)
-
C.
\({Z_L} = 2\pi TL\)
-
D.
\({Z_L} = \frac{{TL}}{{2\pi }}\)
Đáp án : B
Cảm kháng của cuộn cảm được xác định bởi biểu thức:
\({Z_L} = \omega L = 2\pi fL\)
Đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện tức thời i chạy qua mạch 450. Chọn kết luận đúng:
-
A.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_L}-{\rm{ }}{Z_C}\)
-
B.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_L} > {\rm{ }}{Z_{C}}\)
-
C.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_C} - {\rm{ }}{Z_L}\)
-
D.
\(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{Z_C} > {\rm{ }}{Z_L}\)
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức tính độ lệch pha giữa u và i :
\(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)
Ta có :
+ u nhanh pha hơn i một góc 450
+ độ lệch pha giữa u và i được xác định bởi biểu thức :
\(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)
\(\begin{array}{l} \to \tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \tan \dfrac{\pi }{4}\\ \to {Z_L} - {Z_C} = R\end{array}\)
Đoạn mạch \(RLC\) có \(L\) thay đổi được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế không đổi. Viết công thức xác định \({Z_L}\) để hiệu điện thế hai đầu tụ điện đạt cực đại?
-
A.
\({Z_L} = 2{Z_C}\)
-
B.
\({Z_L} = R\)
-
C.
\({Z_L} = \frac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}\)
-
D.
\({Z_L} = {Z_C}\)
Đáp án : D
Bài toán L thay đổi để \({U_{{C_{{\rm{max}}}}}}\)khi đó mạch xảy ra công hưởng
Ta có hiệu điện thế \(2\) đầu tụ \({U_C} = I.{Z_C} = \frac{{U.{Z_C}}}{Z} = \frac{{U.{Z_C}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)
Thay đổi \(L\) để \({U_C}\) đạt cực đại thì \({Z_L} = {\rm{ }}{Z_C}\)
Đặt vào hai đầu đoạn mạch chi có điện trở thuần \(R\) điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos (\omega t )\) (\(U_0\) và \(ω\) là hằng số). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này là
-
A.
\(\dfrac{{(U_0^2)}}{{4R}}.\)
-
B.
\(\dfrac{{(U_0^2)}}{{2R}}.\)
-
C.
\(U_0^2R\)
-
D.
\(\dfrac{{U_o^2}}{R}\).
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức tính công suất của mạch điện.
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch chỉ có điện trở thuần: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R} = \dfrac{{U_0^2}}{{2R}}.\)
Chọn phát biểu đúng
-
A.
Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần R chỉ có tác dụng nhiệt.
-
B.
Điện áp ở hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần biến thiên điều hòa cùng tần số, khác pha với cường độ dòng điện.
-
C.
Cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có điện trở thuần biến thiên điều hòa vuông pha với điện áp.
-
D.
Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở thuần tỉ lệ với cường độ hiệu dụng qua nó.
Đáp án : A
A - đúng
B, C – sai vì: điện áp và cường độ dòng điện trong mạch chỉ có điện trở biến thiên cùng tần số, cùng pha so với nhau.
D - sai vì: Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở thuần tỉ lệ với bình phương cường độ hiệu dụng qua nó
\(Q = {I^2}Rt = \frac{{I_0^2Rt}}{2}\)
Trong đoạn mạch RLC nối tiếp, gọi Z là tổng trở của mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch được tính bởi:
-
A.
\(cos\varphi = \dfrac{Z}{{\sqrt {{R^2} + {Z^2}} }}\)
-
B.
\(cos\varphi = \dfrac{Z}{R}\)
-
C.
cosφ = \(\dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {Z^2}} }}\)
-
D.
\(cos\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Đáp án : D
Hệ số công suất của đoạn mạch: \(cos\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Trong dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện cực đại \({I_0}\) liên hệ với cường độ dòng điện hiệu dụng \(I\) theo công thức
-
A.
\(I = {I_0}\sqrt 2 .\)
-
B.
\(I = \dfrac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}.\)
-
C.
\(I = \dfrac{{{I_0}}}{2}.\)
-
D.
\(I = 2{I_0}.\)
Đáp án : B
Trong dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện cực đại \({I_0}\) liên hệ với cường độ dòng điện hiệu dụng I theo công thức \(I = \dfrac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}.\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi L=L0 thì công suất Pmax. Khi đó, Pmax đó được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
-
B.
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{{2R}}\)
-
C.
\({P_{{\rm{max}}}} = I_0^2R\)
-
D.
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U_0}^2}}{{{R^2}}}\)
Đáp án : A
Thay đổi L đến khi L=L0 thì điện áp Pmax khi đó, xảy ra cộng hưởng điện :\({Z_L} = {Z_C}\)
Công suất đạt giá trị cực đại: \({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
Một khung dây phẳng quay đều quanh trục vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều B. Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào:
-
A.
Số vòng dây N của khung dây.
-
B.
Tốc độ góc của khung dây.
-
C.
Diện tích của khung dây.
-
D.
Độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức tính tần số: $f = \dfrac{\omega }{{2\pi }}$
Ta có: \(f = \dfrac{\omega }{{2\pi }}\)
=> Tần số của suất điện động trong khung phụ thuộc vào tốc độ góc của khung dây
Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:
-
A.
Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
-
B.
Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.
-
C.
Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.
-
D.
Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ nghịch với số vòng dây
Đặt vào hai đầu một điện trở thuần một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị cực đại U0 công suất tiêu thụ trên R là P. Khi đặt vào hai đầu điện trở đó một hiệu điện thế không đổi có giá trị U0 thì công suất tiêu thụ trên R là :
-
A.
P
-
B.
2P
-
C.
$\sqrt 2 $P
-
D.
4P
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức tính công suất: $P = {I^2}R$
Khi đặt hiệu điện thế xoay chiều thì công suất tiêu thụ trên R là:
\(P = {I^2}R = \dfrac{{U_0^2}}{{2R}}\)
Khi đặt hiệu điện thế không đổi thì công suất tiêu thụ trên R là :
\(P' = \dfrac{{U_0^2}}{R}\)
\( \Rightarrow P' = 2P\)
Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là:
-
A.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)
-
B.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} = {U_2}{N_2}\)
-
C.
\({U_1}{U_2} = {N_1}{N_2}\).
-
D.
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Đáp án : D
Sử dụng biểu thức của máy biến áp lí tưởng: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
=> Phương án D đúng
Phát biểu nào sau đây sai
-
A.
Một ưu điểm của dòng điện xoay chiều 3 pha là tiết kiệm dây.
-
B.
Dòng điện 3 pha có thể tạo ra từ trường quay.
-
C.
Phần cảm của máy phát điện xoay chiều 3 pha là nam châm có 3 cực.
-
D.
Máy phát điện xoay chiều 3 pha gồm có 2 phần chính: phần cảm và phần ứng.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về máy phát điện
A, B, D - đúng
C - sai vì: Nam châm luôn luôn có 2 cực
Tại thời điểm t, điện áp \(u = 200\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị \(100\sqrt 2 \) và đang tăng. Sau thời điểm đó \(\dfrac{7}{{600}}s\), điện áp này có giá trị là:
-
A.
\( - 100\sqrt 6 V\)
-
B.
\(100\sqrt 6 V\)
-
C.
\( - 100\sqrt 2 V\)
-
D.
\(200V\)
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức góc quét trong khoảng thời gian: \(\Delta \varphi = \omega \Delta t\)
+ Sử dụng vòng tròn lượng giác
Góc quay từ t đến \(\dfrac{7}{{600}}s\) : \(\Delta \varphi = \omega \Delta t = 100\pi \dfrac{7}{{600}} = \dfrac{{7\pi }}{6}(ra{\rm{d}})\)
Xác định các điểm trên vòng tròn lượng giác, ta được:
Từ vòng tròn ta có:
Tại thời điểm: \(t + \dfrac{7}{{600}}s\): điện áp có giá trị: \({u_2} = - {U_0}cos\alpha \)
Ta có: \(\alpha = \dfrac{\pi }{6}\left( {rad} \right) \to {u_2} = - {U_0}cos\dfrac{\pi }{6} = - 200\sqrt 2 cos\dfrac{\pi }{6} = - 100\sqrt 6 V\)
Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung \(C = \dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }F\). Đặt điện áp xoay chiều có tần số \(50{\rm{ }}Hz\) vào hai đầu đoạn mạch. Tại thời điểm mà điện áp hai đầu mạch có giá trị \(100V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(2{\rm{ }}A\). Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có giá trị là:
-
A.
\(100\sqrt 2 V\)
-
B.
\(100\sqrt 6 V\)
-
C.
\(100V\)
-
D.
\(200V\)
Đáp án : C
+ Áp dụng công thức tính dung kháng : \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}}\)
+ Áp dụng hệ thức liên hệ ta được: \({\left( {\dfrac{{{u_C}}}{{{U_{0C}}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\)
+ Áp dụng mối liên hệ giữa cường U0 - I0 - ZC: \({Z_C} = \dfrac{{{U_0}}}{{{I_0}}}\)
Dung kháng của mạch là : \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 50\Omega \)
Áp dụng hệ thức liên hệ ta được:
\(\begin{array}{l}{\left( {\dfrac{{{u_C}}}{{{U_{0C}}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\\ \leftrightarrow {\left( {\dfrac{{100}}{{50{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{2}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\\ \leftrightarrow \dfrac{4}{{I_0^2}} + \dfrac{4}{{I_0^2}} = 1\\ \to {I_0} = 2\sqrt 2 A\\ \to {U_{0C}} = {I_0}{Z_C} = 2\sqrt 2 .50 = 100\sqrt 2 V\\ \to {U_C} = \dfrac{{{U_{0C}}}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{100\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 100V\end{array}\)
Để xác định độ tự cảm \(L\) và điện trở trong \(r\) của một cuộn dây, một học sinh mắc nối tiếp điện trở \({\rm{R = 10 \Omega }}\) với cuộn dây như hình (hình a). Dùng vôn kế đo các điện áp trên mạch với các vị trí \(U_{ab}\), \(U_{bc}\), \(U_{ac}\), sau đó giản đồ Frenen với các véc-tơ tương ứng theo đúng tỉ lệ như hình (hình b). Độ tự cảm và điện trở trong của cuộn dây trong thí nghiệm này gần giá trị nào nhất? Biết tần số góc của mạch \(\omega =100\pi (rad/s)\)
-
A.
\(L = 0,159 H\), \(r = 4,8\) \({\rm{\Omega }}\)
-
B.
\(L = 30,3 mH\), \(r = 4,3\) \(\Omega \)
-
C.
\(L = 26,54 mH\), \(r = 3,3\) \({\rm{\Omega }}\)
-
D.
\(L = 13,8 mH\), \(r = 5,3\) \({\rm{\Omega }}\)
Đáp án : C
Dựa theo tỉ lệ của các điện áp hiệu như hình vẽ:
\({U_{bc}} = \dfrac{{\sqrt 5 }}{3}{U_{ab}}\) và \({U_{ac}} = \dfrac{{2\sqrt 5 }}{3}{U_{ab}}\)
Từ đồ thị ta có:
\({U_{bc}} = \dfrac{{\sqrt 5 }}{3}{U_{ab}} \\\Leftrightarrow Z_L^2 + {r^2} = \dfrac{5}{9}{R^2}\)
\({U_{ac}} = \dfrac{{2\sqrt 5 }}{3}{U_{ab}} \\\Leftrightarrow {\left( {R + r} \right)^2} + Z_L^2 = \dfrac{{20}}{9}{R^2}\)
\( \Rightarrow {R^2} + 2Rr + \dfrac{5}{9}{R^2} = \dfrac{{20}}{9}{R^2} \\\Leftrightarrow \dfrac{1}{3}{R^2} = Rr \\\Leftrightarrow r = \dfrac{R}{3} = \dfrac{{10}}{3}(\Omega ) \approx 3,{\rm{3 (\Omega )}}\)
\( \Leftrightarrow Z_L^2 + \dfrac{{{R^2}}}{9} = \dfrac{5}{9}{R^2} \\\Rightarrow {Z_L} = \dfrac{2}{3}R = \dfrac{{20}}{3}(\Omega ) \\\Rightarrow L = \dfrac{{{Z_L}}}{\omega } = \dfrac{{20}}{{3.100\pi }} = 0,02{\rm{1 (H)}}\)
Đặt điện áp \(u{\rm{ }} = 120\sqrt 2 cos100\pi t{\rm{ }}\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở \(150\Omega \), tụ điện có điện dung \(\dfrac{{200}}{\pi }\mu F\)và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\dfrac{2}{\pi }H\). Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:
-
A.
\(i = 1,8\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
-
B.
\(i = 1,8\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
-
C.
\(i = 0,8\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
-
D.
\(i = 0,8\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)A\)
Đáp án : D
- Tính tổng trở: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} ;{Z_L} = \omega L;{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}}\)
- Tính cường độ dòng điện cực đại: \({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{Z}\)
- Độ lệch pha giữa u và i: \(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)
- Ta có:
+ Cảm kháng của đoạn mạch: \({Z_L} = \omega L = 200\Omega \)
+ Dung kháng của đoạn mạch: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = 50\Omega \)
- Tổng trở: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} = 150\sqrt 2 \Omega \)
- Cường độ dòng điện cực đại: \({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{Z} = 0,8A\)
- Độ lệch pha giữa u và i:
\(\begin{array}{l}\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = 1 \Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi }{4} \Rightarrow {\varphi _i} = - \dfrac{\pi }{4}\\ \Rightarrow i = 0,8\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)A\end{array}\)
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:
-
A.
\(\cos \varphi = 0,5\)
-
B.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
-
C.
\(\cos \varphi = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
-
D.
\(\cos \varphi = 1\)
Đáp án : C
+ Áp dụng công thức tính hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch: \(U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \)
+ Áp dụng công thức tính hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Ta có:
+ Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch:
\(\begin{array}{l}U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + {\left( {\dfrac{U}{{\sqrt 2 }} - \sqrt 2 U} \right)^2}\\ \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + \dfrac{{{U^2}}}{2}\\ \leftrightarrow U_R^2 = \dfrac{{{U^2}}}{2} \to {U_R} = \dfrac{U}{{\sqrt 2 }}\end{array}\)
+ Hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{{U_R}}}{U} = \dfrac{{\dfrac{U}{{\sqrt 2 }}}}{U} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos(}}\omega {\rm{t)V}}\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm \(R = 40\Omega ,\)cuộn cảm có độ tự cảm L có thể thay đổi được và tụ điện có điện dung C. Khi \(L = {L_1} = \dfrac{1}{{2\pi }}H\) thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi \( {L_1} = \dfrac{{{L}}}{2}\) thì điện áp ở hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Tần số góc \(\omega \) bằng?
-
A.
\(160\pi \left( {rad/s} \right)\)
-
B.
\(50\pi \left( {rad/s} \right)\)
-
C.
\(100\pi \left( {rad/s} \right)\)
-
D.
\(80\pi \left( {rad/s} \right)\)
Đáp án : D
Ta có:
+ Khi \(L = {L_1}\): cường độ dòng điện qua mạch cực đại
=> Khi đó mạch cộng hưởng: \({Z_C} = {Z_{{L_1}}}\)(1)
+ Khi \(L = 2{L_1} \to {Z_L} = 2{Z_{{L_1}}}\): thì \({U_L}max\) , khi đó ta có:
\({Z_L} = \dfrac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}} = 2{Z_{{L_1}}}\) (2)
Từ (1) và (2): \( \to \dfrac{{{R^2} + {Z_C}^2}}{{{Z_C}}} = 2{Z_{{L_1}}} = 2{Z_C} \to R = {Z_L} = {Z_{{C_1}}} = 40\Omega \)
Mặt khác: \({Z_{{L_1}}} = \omega {L_1} \to \omega = \dfrac{{{Z_{{L_1}}}}}{{{L_1}}} = \dfrac{{40}}{{\dfrac{1}{{2\pi }}}} = 80\pi \left( {rad/s} \right)\)
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn dây và hai đầu đoạn mạch lần lượt là \(35V,85V\) và \(75\sqrt 2 V\). Cuộn dây tiêu thụ công suất \(40W\). Tổng điện trở thuần của toàn mạch có giá trị là bao nhiêu?
-
A.
\(50\Omega \)
-
B.
\(35\Omega \)
-
C.
\(40\Omega \)
-
D.
\(75\Omega \)
Đáp án : D
Sử dụng giản đồ véc-tơ và hệ thức trong tam giác
Ta có:
Từ giản đồ, xét tam giác MAB, có:
\(\begin{array}{l}M{B^2} = A{B^2} + A{M^2} - 2AB.AM.cos\varphi \\ \Rightarrow cos\varphi = \dfrac{{A{B^2} + A{M^2} - M{B^2}}}{{2AB.AM}}\\ = \dfrac{{{{\left( {75\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( {35} \right)}^2} - {{85}^2}}}{{2.75\sqrt 2 .35}} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\end{array}\)
Trong \(\Delta AEB\) , có:
\(cos\varphi = \dfrac{{AE}}{{AB}} = \dfrac{{{U_{R + r}}}}{{75\sqrt 2 }} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow {U_{R + r}} = 75V\)
Mà \({U_R} = 35V \Rightarrow {U_r} = 75 - 35 = 40V\)
+ Theo đầu bài ta có, cuộn dây tiêu thụ công suất:
\(\begin{array}{l}P = {I^2}r = I.{U_r} = 40W\\ \Rightarrow I = \dfrac{P}{{{U_r}}} = \dfrac{{40}}{{40}} = 1A\end{array}\)
+ Lại có : \(R + r = \dfrac{{{U_{R + r}}}}{I} = \dfrac{{75}}{1} = 75\Omega \)
Một đoạn mạch điện gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = 1/π (H)\) và điện trở thuần \(R = 100 Ω\). Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều \(u = 200cos(100πt + π/4) V\) thì biểu thức nào sau đây là của điện áp hai đầu cuộn cảm thuần ?
-
A.
\({u_L} = 100\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)V\)
-
B.
\({u_L} = 100cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)
-
C.
\({u_L} = 100\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)
-
D.
\({u_L} = 100\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)
Đáp án : D
Sử dụng máy tính casio
Cài đặt máy tính ở chế độ radian SHIFT MODE 4
Bấm máy tính MODE 2 (Chọn CMPLX)
Cảm kháng của cuộn dây ZL = ωL = 100 Ω
Tổng trở của đoạn mạch \(\overline Z = R + {Z_L}i = 100 + 100i\)
Cường độ dòng điện trong mạch \(\overline I = \displaystyle{{\overline U } \over {\overline Z }} = {{200\angle \displaystyle{\pi \over 4}} \over {100 + 100i}}\) SHIFT 2 3 =
Ta đọc kết quả \(\overline I = \sqrt 2 \angle 0\)
Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là \(\overline {{U_L}} = \overline I .\overline {{Z_L}} = \left( {\sqrt 2 \angle 0} \right).100i\) SHIFT 2 3 =
Ta đọc kết quả \(\overline {{U_L}} = 100\sqrt 2 \angle \displaystyle{\pi \over 2}\)
Vậy biểu thức điện áp hai đầu cuộn cảm là \(u_L=100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \displaystyle{\pi \over 2}} \right)V\)
Một động cơ điện xoay chiều sản ra công suất cơ học 7,5kW và có hiệu suất 80%. Mắc động cơ nối tiếp với một cuộn cảm rồi mắc chúng vào mạng điện xoay chiều. Giá trị hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu động cơ là UM biết rằng dòng điện qua động cơ có cường độ hiệu dụng I = 40A và trễ pha với uM một góc \(\pi /6\). Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm UL = 125V và sớm pha so với dòng điện qua cuộn cảm là \(\pi /3\). Tính điện áp hiệu dụng của mạng điện và độ lệch pha của nó so với dòng điện.
-
A.
384V; 400
-
B.
834V; 450
-
C.
384V; 390
-
D.
384184V; 390
Đáp án : C
+ Vận dụng biểu thức tính công suất
+ Áp dụng định lý hàm số cos trong tam giác
Ta có
\(\begin{array}{l}P{\rm{ }} = {\rm{ }}{P_{cohoc}}.\frac{{100}}{{80}} = 9,375{\rm{ }}KW\\ \to {U_M} = {\rm{ }}\frac{P}{{Ic{\rm{os}}\frac{\pi }{6}}} = 270,633{\rm{ }}V\end{array}\)
Áp dụng định lý cos trong tam giác ta có:
\(\begin{array}{l}U = {\rm{ }}U{_{RL}}{\rm{ }} + {\rm{ }}U{_M}{\rm{ }} - {\rm{ }}2{U_{RL}}.{U_M}.cos{150^0}\\ \to {\rm{ }}U = 384{\rm{ }}V\end{array}\)
gọi\(\left( {u;{\rm{ }}{u_M}} \right) = \varphi \to U{_{RL}}{\rm{ }} = U{\rm{ }} + U{_M} - 2.U.{U_M}.cos\varphi \to \varphi = {9^0}\)
=> góc hợp bởi u và i là 390
Một máy biến thế có tỉ số vòng, n1/n2 = 5 hiệu suất 96% nhận một công suất 10(kW) ở cuộn sơ cấp và hiệu thế ở hai đầu sơ cấp là 1(kV), hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8 thì cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là:
-
A.
30(A)
-
B.
40(A)
-
C.
50(A)
-
D.
60(A)
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = UIc{\rm{os}}\varphi \)
Công suất mạh thứ cấp:
\({P_2} = 96\% {P_1} = \dfrac{{{{96.10.10}^3}}}{{100}} = {9,6.10^3}{\rm{W}}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = > {U_2} = \dfrac{{{U_1}.{n_2}}}{{{n_1}}} = {10^3}.\dfrac{1}{5} = 200V\\{I_2} = \dfrac{{{P_2}}}{{{U_2}\cos \varphi }} = \dfrac{{{{9,6.10}^3}}}{{200.0,8}} = 60A\end{array}\)
Đặt điện áp \({u_{AB}} = {U_0}\cos \omega t\) (U0, w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên. Biết \({R_1} = {\rm{ }}3{R_2}\) . Gọi \(\Delta \varphi \) là độ lệch pha giữa \({u_{AB}}\) và điện áp \({u_{MB}}\). Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị mà \(\Delta \varphi \) đạt cực đại. Hệ số công suất của đoạn mạch AB lúc này bằng:
-
A.
\(0,866\).
-
B.
\(0,333\).
-
C.
\(0,894\).
-
D.
\(0,500\).
Đáp án : C
- Hệ số công suất: \(\cos \varphi = \dfrac{{{R_1} + {R_2}}}{Z}\)
- Biểu thức có giá trị cực đại khi đạo hàm của nó bằng 0
Ta có: Δφ = φAB- φR2C
\(\tan \Delta \varphi = \dfrac{{\tan {\varphi _{AB}} - \tan {\varphi _{R2C}}}}{{1 + \tan {\varphi _{AB}}.\tan {\varphi _{R2C}}}} = \dfrac{{\dfrac{{ - {Z_C}}}{{{R_1} + {R_2}}} - \dfrac{{ - {Z_C}}}{{{R_2}}}}}{{1 + \dfrac{{Z_C^2}}{{({R_1} + {R_2}).{R_2}}}}} = \dfrac{{ - {Z_C}.(\dfrac{1}{{4{R_2}}} - \dfrac{1}{{{R_2}}})}}{{1 + \dfrac{{Z_C^2}}{{4R_2^2}}}}\)
Δφ cực đại tức là tanΔφ cực đại hay đạo hàm của tanΔφ bằng 0
Tiến hành đạo hàm ta được : \( - \left( {\dfrac{1}{{4{R_2}}} - \dfrac{1}{{{R_2}}}} \right) + \dfrac{1}{{Z_C^2}}\left( {\dfrac{1}{{4{R_2}}} - \dfrac{1}{{{R_2}}}} \right).4R_2^2 = 0\)
Vậy ZC = 2R2
Hệ số công suất \(\cos \varphi = \dfrac{{{R_1} + {R_2}}}{Z} = \dfrac{{3{R_2} + {R_2}}}{{\sqrt {16R_2^2 + 4R_2^2} }} = 0,894\)
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm M và N chỉ có điện trở thuần, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm A và N là 60 V và điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm M và B là \(40\sqrt 3 V\) . Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau 900, điện áp tức thời trên đoạn MB và trên đoạn NB lệch pha nhau 300 và cường độ hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt 3 A\). Điện trở thuần của cuộn dây là:
-
A.
\(40 Ω\)
-
B.
\(10 Ω\)
-
C.
\(50 Ω\)
-
D.
\(20 Ω\)
Đáp án : B
Sử dụng phương pháp giản đồ véctơ
Vẽ lại mạch điện và vẽ giản đồ véctơ, ta được:
Từ giản đồ véctơ, ta có:
\(\begin{array}{l}{U_R} = 40\sqrt 3 \sin {30^0} = 20\sqrt 3 V\\{U_{R + r}} = 60\sin {60^0} = 30\sqrt 3 V \\\to {U_r} = 10\sqrt 3 V\\ \to r = \dfrac{{{U_r}}}{I} = 10\Omega \end{array}\)