Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 01

Đề bài

Câu 1 :

Biên độ dao động:

  • A.

    Là quãng đường vật đi trong một chu kỳ dao động

  • B.

    Là quãng đường vật đi được trong nửa chu kỳ dao động

  • C.

    Là độ dời lớn nhất của vật trong quá trình dao động

  • D.

    Là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật

Câu 2 :

Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x = 2cos\left( {5\pi t + \frac{{7\pi }}{3}} \right)cm\). Biên độ dao động của vật là:

  • A.

    $A=2 mm $

  • B.

    $A = 1 cm$ 

  • C.

    $A=2cm$

  • D.

    $A =1mm$

Câu 3 :

Biểu thức nào sau đây là sai khi xác định cơ năng của con lắc lò xo?

  • A.

    \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)

  • B.

    \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}mv_{max}^2\)

  • C.

    \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)

  • D.

    \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} = {{\rm{W}}_d}\)

Câu 4 :

Trong dao động điều hoà

  • A.

    Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc

  • B.

    Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc

  • C.

    Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha $π/2$ so với vận tốc

  • D.

    Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha $π/2$ so với vận tốc

Câu 5 :

Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng \(m\), lò xo có độ cứng \(k\) được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường là \(g\). Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ. Khi vật đi qua vị trí biên dương thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn :

  • A.

    Fđh = mg + kA

  • B.

    Fđh = 0

  • C.

    Fđh = mg - kA

  • D.

    Fđh = mg

Câu 6 :

Một vật dao động điều hoà chu kỳ T. Gọi \({v_{max}}\) và \({a_{max}}\) tuơng ứng là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ sai giữa \({v_{max}}\) và \({a_{max}}\) là:

  • A.

    $\dfrac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = \omega $

  • B.

    $\dfrac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v^2}_{{\text{max}}}}} = \dfrac{1}{A}$

  • C.

    $\dfrac{{{a^2}_{{\text{max}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = A$

  • D.

    $\dfrac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = \dfrac{{2\pi }}{T}$

Câu 7 :

Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng $k$, khối lượng $m$, \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, $g$ là gia tốc trọng trường. Chu kì và độ dãn của con lắc lò xo tại vị trí cân bằng là:

  • A.

    \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k};T = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • B.

    \(\Delta l = \dfrac{k}{{mg}};T = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • C.

    \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k};T = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

  • D.

    \(\Delta l = \dfrac{k}{{mg}};T = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

Câu 8 :

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng \(m\) và lò xo có độ cứng \(k\) đang dao động điều hòa với biên độ \(A\).Tốc độ cực đại của vật là:

  • A.

    \(A.\sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)

  • B.

    \(\dfrac{{Am}}{k}.\)

  • C.

    \(A\sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)                     

  • D.

    \(\dfrac{{Ak}}{m}.\)

Câu 9 :

Một vật dao động điều hoà có đồ thị như hình vẽ.

Phương trình dao động của vật là:

  • A.

    \(x = 6cos\left( {\dfrac{\pi }{3}t - \dfrac{\pi }{3}} \right)cm\)

  • B.

    \(x = 6cos\left( {\dfrac{\pi }{3}t + \dfrac{\pi }{6}} \right)cm\)

  • C.

    \(x = 6cos\left( {\pi t - \dfrac{\pi }{6}} \right)cm\)

  • D.

    \(x = 6cos\left( {\dfrac{{2\pi }}{3}t - \dfrac{{5\pi }}{6}} \right)cm\)

Câu 10 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa với chu kì $T$ và biên độ $8 cm$. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ có độ lớn vận tốc không vượt quá $16 cm/s$ là $\dfrac{T}{3}$. Tần số góc của dao động là:

  • A.

    $2rad/s$

  • B.

    $3rad/s$

  • C.

    $4rad/s$

  • D.

    $5rad/s$

Câu 11 :

Con lắc lò xo gồm vật m và lò xo $k = 100 N/m$, dao động điều hòa với tần số $3,18 Hz$. Khối lượng vật nặng là:

  • A.

    $0,2 kg$

  • B.

    $250g$

  • C.

    $0,3kg$

  • D.

    $100g$

Câu 12 :

Một con lắc lò xo có độ cứng \(k = 160N/m\), đầu trên cố định còn đầu dưới gắn vật nặng \(m = 1,2kg\). Cho vật \(m\) dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo nén trong một chu kì là \(0,14s\). Cho \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Biên độ dao động của vật là:

  • A.

     \(7,5\sqrt 2 cm\)

  • B.

     \(7,5 cm\)

  • C.

    \(4\sqrt 2 cm\)       

  • D.

    \(4\sqrt 3 cm\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biên độ dao động:

  • A.

    Là quãng đường vật đi trong một chu kỳ dao động

  • B.

    Là quãng đường vật đi được trong nửa chu kỳ dao động

  • C.

    Là độ dời lớn nhất của vật trong quá trình dao động

  • D.

    Là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Quãng đường vật đi trong một chu kỳ dao động là $4A$

Quãng đường vật đi được trong nửa chu kỳ dao động là $2A$

Độ dời lớn nhất của vật trong quá trình dao động là $A$

Độ dài quỹ đạo chuyển động của vật là $2A$

Câu 2 :

Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x = 2cos\left( {5\pi t + \frac{{7\pi }}{3}} \right)cm\). Biên độ dao động của vật là:

  • A.

    $A=2 mm $

  • B.

    $A = 1 cm$ 

  • C.

    $A=2cm$

  • D.

    $A =1mm$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đồng bộ hóa với phương trình dao động điều hòa: \(x = Acos(\omega t + \varphi )\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(x = Acos(\omega t + \varphi )\)

PT đầu bài: \(x = 2cos(5\pi t{\rm{ }} + {\rm{ }}\frac{{7\pi }}{3})cm\)

=> Biên độ dao động của vật: \(A = 2cm\)

Câu 3 :

Biểu thức nào sau đây là sai khi xác định cơ năng của con lắc lò xo?

  • A.

    \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)

  • B.

    \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}mv_{max}^2\)

  • C.

    \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)

  • D.

    \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} = {{\rm{W}}_d}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về năng lượng của con lắc lò xo

Lời giải chi tiết :

A, B, C – đúng

D – sai vì: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d} = {{\rm{W}}_{{t_{max}}}} = {{\rm{W}}_{{d_{max}}}}\)

Câu 4 :

Trong dao động điều hoà

  • A.

    Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc

  • B.

    Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc

  • C.

    Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha $π/2$ so với vận tốc

  • D.

    Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha $π/2$ so với vận tốc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

$\begin{gathered}x = Acos(\omega t + \varphi ) \hfill \\v = x' =  - \omega A\sin (\omega t + \varphi ) = \omega Acos(\omega t + \varphi  + \frac{\pi }{2}) \hfill \\a = v' =  - {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi ) =  - {\omega ^2}x = {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi  + \pi ) \hfill \\\end{gathered} $

Câu 5 :

Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng \(m\), lò xo có độ cứng \(k\) được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường là \(g\). Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ. Khi vật đi qua vị trí biên dương thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn :

  • A.

    Fđh = mg + kA

  • B.

    Fđh = 0

  • C.

    Fđh = mg - kA

  • D.

    Fđh = mg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính độ dãn của lò xo treo thẳng đứng: \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k}\)

+ Áp dụng công thức tính lực đàn hồi: Fđh = -k∆x (∆x: độ biến dạng của lò xo)

Lời giải chi tiết :

Ta có, tại vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k}\)

=> Lực đàn hồi, tại vị trí biên dương: \(\left| {{F_{dh}}} \right| = k\left( {\Delta l + A} \right) = k\left( {\dfrac{{mg}}{k} + A} \right) = mg + kA\)

Câu 6 :

Một vật dao động điều hoà chu kỳ T. Gọi \({v_{max}}\) và \({a_{max}}\) tuơng ứng là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ sai giữa \({v_{max}}\) và \({a_{max}}\) là:

  • A.

    $\dfrac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = \omega $

  • B.

    $\dfrac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v^2}_{{\text{max}}}}} = \dfrac{1}{A}$

  • C.

    $\dfrac{{{a^2}_{{\text{max}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = A$

  • D.

    $\dfrac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = \dfrac{{2\pi }}{T}$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức xác định vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật trong dao động điều hòa.

+ Vận tốc cực đại: \({v_{{\rm{max}}}} = \omega A\)

+ Gia tốc cực đại: \({a_{{\rm{max}}}} = {\omega ^2}A\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: $\left\{ \begin{gathered}{v_{{\text{max}}}} = \omega A \hfill \\{a_{{\text{max}}}} = {\omega ^2}A \hfill \\\end{gathered} \right. \to \left[ \begin{gathered}\frac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = \frac{{{\omega ^2}A}}{{\omega A}} = \omega  = \frac{{2\pi }}{T} \hfill \\\frac{{{a_{{\text{max}}}}}}{{{v^2}_{{\text{max}}}}} = \frac{{{\omega ^2}A}}{{{{(\omega A)}^2}}} = \frac{1}{A} \hfill \\\frac{{{a^2}_{{\text{max}}}}}{{{v_{{\text{max}}}}}} = \frac{{{{({\omega ^2}A)}^2}}}{{\omega A}} = {\omega ^3}A \hfill \\\end{gathered}  \right.$

 

Câu 7 :

Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng $k$, khối lượng $m$, \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, $g$ là gia tốc trọng trường. Chu kì và độ dãn của con lắc lò xo tại vị trí cân bằng là:

  • A.

    \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k};T = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • B.

    \(\Delta l = \dfrac{k}{{mg}};T = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • C.

    \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k};T = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

  • D.

    \(\Delta l = \dfrac{k}{{mg}};T = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Độ dãn của con lắc lò xo treo thẳng đứng tại vị trí cân bằng: \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k}\)

Chu kì dao động của con lắc lò xo treo thẳng đứng:

\(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

Câu 8 :

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng \(m\) và lò xo có độ cứng \(k\) đang dao động điều hòa với biên độ \(A\).Tốc độ cực đại của vật là:

  • A.

    \(A.\sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)

  • B.

    \(\dfrac{{Am}}{k}.\)

  • C.

    \(A\sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)                     

  • D.

    \(\dfrac{{Ak}}{m}.\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính tốc độ cực đại: \(v = \omega A\)

Lời giải chi tiết :

Tốc độ góc của con lắc: \(\omega  = \sqrt {\dfrac{k}{m}} \)

Tốc độ cực đại của vật là   \({v_{{\rm{max}}}} = \omega A = A.\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)

Câu 9 :

Một vật dao động điều hoà có đồ thị như hình vẽ.

Phương trình dao động của vật là:

  • A.

    \(x = 6cos\left( {\dfrac{\pi }{3}t - \dfrac{\pi }{3}} \right)cm\)

  • B.

    \(x = 6cos\left( {\dfrac{\pi }{3}t + \dfrac{\pi }{6}} \right)cm\)

  • C.

    \(x = 6cos\left( {\pi t - \dfrac{\pi }{6}} \right)cm\)

  • D.

    \(x = 6cos\left( {\dfrac{{2\pi }}{3}t - \dfrac{{5\pi }}{6}} \right)cm\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về phương trình dao động điều hoà kết hợp kĩ năng đọc đồ thị

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta có:

+ Biên độ dao động : $A{\rm{ }} = {\rm{ }}4cm$

+ Thời gian khi vật đi từ vị trí  \(\dfrac{A}{2}\) theo chiều dương đến vị trí cân bằng lần đầu tiên là:

\(\begin{array}{l}\Delta t = \dfrac{T}{6} + \dfrac{T}{4} = \dfrac{{5T}}{{12}} = 2,5s\\ \to T = 6s\\ \to \omega  = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2\pi }}{6} = \dfrac{\pi }{3}rad/s\end{array}\)

+ Ban đầu vật ở vị trí \(x = 3cm\) theo chiều dương

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = Acos\varphi  = 3cm\\v =  - A\omega \sin \varphi  > 0\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}cos\varphi  = \dfrac{1}{2}\\\sin \varphi  < 0\end{array} \right. \to \varphi  =  - \dfrac{\pi }{3}\)

=> Pha ban đầu của vật là \(\varphi  =  - \dfrac{\pi }{3}rad\)

=>Phương trình dao động của vật là: $x{\rm{ }} = 6cos(\dfrac{\pi }{3}t - \dfrac{\pi }{3})cm$

Câu 10 :

Một vật nhỏ dao động điều hòa với chu kì $T$ và biên độ $8 cm$. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ có độ lớn vận tốc không vượt quá $16 cm/s$ là $\dfrac{T}{3}$. Tần số góc của dao động là:

  • A.

    $2rad/s$

  • B.

    $3rad/s$

  • C.

    $4rad/s$

  • D.

    $5rad/s$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng vòng tròn lượng giác và thời gian trên đường thẳng được suy ra từ đường tròn

+ Sử dụng công thức tính vận tốc cực đại: vmax = Aω

Lời giải chi tiết :

Khoảng thời gian \(\dfrac{T}{3}\) ứng với vùng màu xám trong hình trên

Ta suy ra: Khoảng thời gian vận tốc biến thiên từ 0 đến vị trí vận tốc có độ lớn \(16cm/{s^2}\) là: \(\Delta t = \dfrac{{\dfrac{T}{3}}}{4} = \dfrac{T}{{12}}\)

Cách 1:

=> Vị trí \(\left| v \right| = 16cm/s = \dfrac{{{v_{{\rm{max}}}}}}{2} \to {v_{{\rm{max}}}} = 2v \leftrightarrow A\omega  = 2v \to \omega  = \dfrac{{2v}}{A} = \frac{{2.16}}{8} = 4{\rm{r}}a{\rm{d}}/s\)

Cách 2:

Từ vòng tròn lượng giác, ta có góc quét \(\Delta \varphi  = \omega .\Delta t = \dfrac{{2\pi }}{T}.\dfrac{T}{{12}} = \dfrac{\pi }{6}rad\)

\(\begin{array}{l}OM.\sin \Delta \varphi  = 16\\ \leftrightarrow A\omega .\sin \Delta \varphi  = 16\\ \to \omega  = \dfrac{{16}}{{A.\sin \Delta \varphi }} = \dfrac{{16}}{{8.\sin \dfrac{\pi }{6}}} = 4\left( {rad/s} \right)\end{array}\)

Câu 11 :

Con lắc lò xo gồm vật m và lò xo $k = 100 N/m$, dao động điều hòa với tần số $3,18 Hz$. Khối lượng vật nặng là:

  • A.

    $0,2 kg$

  • B.

    $250g$

  • C.

    $0,3kg$

  • D.

    $100g$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức tính tần số dao động của con lắc lò xo: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)

Lời giải chi tiết :

Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo:

\(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}}  \to m = \dfrac{k}{{4{\pi ^2}{f^2}}} = \dfrac{{100}}{{4{\pi ^2}{{\left( {3,18} \right)}^2}}} = 0,25kg = 250g\)

Câu 12 :

Một con lắc lò xo có độ cứng \(k = 160N/m\), đầu trên cố định còn đầu dưới gắn vật nặng \(m = 1,2kg\). Cho vật \(m\) dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo nén trong một chu kì là \(0,14s\). Cho \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Biên độ dao động của vật là:

  • A.

     \(7,5\sqrt 2 cm\)

  • B.

     \(7,5 cm\)

  • C.

    \(4\sqrt 2 cm\)       

  • D.

    \(4\sqrt 3 cm\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính độ dãn của lò xo ở VTCB: \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k}\)

+ Sử dụng công thức tính chu kỳ dao động của con lắc: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)

+ Vận dụng tỉ số thời gian nén trên chu kì => tỉ lệ => Biên độ

Lời giải chi tiết :

Ta có:  

+ Độ dãn của lò xo ở VTCB: \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k} = \dfrac{{1,2.10}}{{160}} = 0,075m = 7,5cm\)

Chu kỳ dao động của con lắc: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}}  = 2\pi \sqrt {\dfrac{{1,2}}{{160}}}  \approx 0,55{\rm{s}}\)

\(\dfrac{{{t_n}}}{T} = \dfrac{{0,14}}{{0,55}} \approx 0,25 \to {t_n} = 0,25T = \dfrac{T}{4}\)

Ta có: \(\Delta \varphi  = \omega \Delta t = \dfrac{{2\pi }}{T}.\dfrac{T}{4} = \dfrac{\pi }{2}\)

\(\begin{array}{l} \to \Delta l = Acos\dfrac{{\Delta \varphi }}{2} = Acos\dfrac{\pi }{4} = \dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\\ \to A = \sqrt 2 \Delta l = 7,5\sqrt 2 cm\end{array}\)

Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 3

Xem chi tiết

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.