Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 01

Đề bài

Câu 1 :

Trạng thái của dao động gồm yếu tố nào?

  • A.

    Biên độ

  • B.

    Li độ \(x\)

  • C.

    Chiều chuyển động \(\overrightarrow v \)

  • D.

    Cả B và C

Câu 2 :

Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là:

  • A.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} = {U_2}{N_2}\)

  • C.

    \({U_1}{U_2} = {N_1}{N_2}\).

  • D.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

Câu 3 :

Một sóng cơ có bước sóng λ1 truyền từ không khí vào nước. Khi ở trong nước, người ta đo được bước sóng λ2. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Bước sóng λ2 bằng:

  • A.

    ${\lambda _2} = 0,75{\lambda _1}$

  • B.

    ${\lambda _2} = {\lambda _1}$

  • C.

    ${\lambda _2} = \frac{4}{3}{\lambda _1}$

  • D.

    ${\lambda _2} = 0,5{\lambda _1}$

Câu 4 :

Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên một mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Chu kì dao động của con lắc tỉ lệ thuận với căn bậc hai của  khối lượng m

  • B.

    Chu kì dao động của con lắc tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng k

  • C.

    Thời gian thực hiện một dao động càng lớn khi biên độ càng lớn.

  • D.

    Số dao động thực hiện được trong 1s tỉ lệ thuận với độ cứng k.

Câu 5 :

Âm nghe được là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng:

  • A.

    $16Hz$ đến $2.10^4 Hz$

  • B.

    $16Hz$ đến $20MHz$

  • C.

    $16Hz$ đến $200KHz$

  • D.

    $16Hz$ đến $2KHz$

Câu 6 :

Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m, \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Tần số của con lắc được xác định bởi biểu thức:

  • A.

    \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • B.

     \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

  • C.

    \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • D.

     \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

Câu 7 :

Cho một khung dây dẫn phẳng có diện tích S quay đều với tốc độ góc  quanh một trục vuông góc với các đường cảm ứng từ \(\vec B\). Trong khung dây sẽ xuất hiện:

  • A.

    Hiện tượng tự cảm.

  • B.

    Suất điện động cảm ứng.

  • C.

    Dòng điện một chiều. 

  • D.

    Suất điện động tự cảm.

Câu 8 :

Dao động tự do là hệ dao động xảy ra dưới tác dụng của:

  • A.

    Nội lực kéo về và tần số dao động của hệ không nhất thiết phải phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

  • B.

    Ngoại lực kéo về và tần số dao động của hệ không nhất thiết phải phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ

  • C.

    Nội lực kéo về và tần số dao động của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

  • D.

    Ngoại lực kéo về và tần số dao động của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

Câu 9 :

Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=Acos(ωt+φ)$. Pha dao động tại thời điểm $t$ là:

  • A.

    \(\omega t\)

  • B.

    \(\varphi \)

  • C.

    $ωt-φ$

  • D.

    \(\omega t + \varphi \)

Câu 10 :

Một vật dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ:

Pha ban đầu của dao động bằng:

  • A.

    \( - \dfrac{\pi }{3}\)

  • B.

    \(\dfrac{\pi }{3}\)

  • C.

    \( - \dfrac{{2\pi }}{3}\)

  • D.

    \(\dfrac{{2\pi }}{3}\)

Câu 11 :

Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s = 2cos\left( {2\pi t} \right)cm\) (t tính bằng giây). Tần số dao động của con lắc là:

  • A.

    1 Hz

  • B.

    2 Hz

  • C.

    \(\pi Hz\)

  • D.

    \(2\pi Hz\)

Câu 12 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

  • A.

    là sóng ngang.           

  • B.

    có bản chất sóng. 

  • C.

    gồm các hạt phôtôn. 

  • D.

    là sóng dọc.

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

  • A.

    Cơ năng của vật dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.

  • B.

    Biên độ của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

  • C.

    Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

  • D.

    Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 14 :

Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L được mắc vào điện áp xoay chiều có tần số \(f\). Chọn phát biểu sai.

  • A.

    Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa cùng pha với điện áp u.   

  • B.

    Cường độ hiệu dụng qua mạch tỉ lệ nghịch với f.

  • C.

    Cường độ dòng điện qua mạch tỉ lệ nghịch với L.

  • D.

    Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa với tần số f

Câu 15 :

Đặt điện áp \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_0}cos(\omega t)\)  vào hai đầu điện trở thuần thì cường độ dòng điện qua R là:

  • A.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{R}cos\left( {\omega t} \right)\)

  • B.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 R}}cos\left( {\omega t} \right)\)

  • C.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{R}cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

  • D.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 R}}cos\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

Câu 16 :

Công suất của một đoạn mạch RLC nối tiếp có tính dung kháng (ZL < ZC). Nếu ta tăng tần số của dòng điện thì hệ số công suất của mạch:

  • A.

    Không thay đổi.

     

  • B.

    Giảm

     

  • C.

    Tăng

     

  • D.

    Tăng lên rồi giảm

     

Câu 17 :

Sóng cơ là:

  • A.

    Sự truyền chuyển động cơ trong không khí

  • B.

    Những dao động cơ lan truyền trong môi trường.

  • C.

    Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.

  • D.

    Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử của môi trường

Câu 18 :

Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:

  • A.

    Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

  • B.

    Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.

  • C.

    Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.

  • D.

    Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 19 :

Một vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại là \(8\pi cm/s\) và gia tốc cực đại là \(16{\pi ^2}cm/{s^2}\). Chu kì dao động của vật là:

  • A.

    \(1s\)

  • B.

    \(0,5s\)

  • C.

    \(2s\)

  • D.

    \(0,25s\)

Câu 20 :

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ \(8cm\). Tại thời điểm ban đầu vật đang ở vị trí cân bằng và chuyển động theo chiều dương với độ lớn vận tốc \(16\pi cm/{s}\). Phương trình dao động điều hòa của vật là:

  • A.

    \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

  • B.

    \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

  • C.

    \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

  • D.

    \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

Câu 21 :

Vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = Acos\left( {\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\). Thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng là:

  • A.

    \(t = \frac{2}{3} + 2k\left( s \right);k \in N\)

  • B.

    \(t =  - \frac{1}{3} + 2k\left( s \right);k \in N\)

  • C.

    \(t = \frac{2}{3} + k\left( s \right);k \in N\)

  • D.

    \(t = \frac{1}{3} + k\left( s \right);k \in N\)

Câu 22 :

Khi gắn vật có khối lượng \({m_1} = 3kg\) vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, nó dao động với chu kì \({T_1} = 1,2s\). Khi gắn một vật khác có khối lượng \({m_2}\) vào lò xo trên nó dao động với chu kì \({T_2} = 0,6s\). Khối lượng \({m_2}\) bằng?

  • A.

    0,75kg

  • B.

    1,5 kg

  • C.

    12 kg

  • D.

    0,433 kg

Câu 23 :

Ở một thời điểm, vận tốc của một vật dao động điều hòa bằng 20% vận tốc cực đại, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là:

  • A.

    $24$

  • B.

    \(\dfrac{1}{{24}}\)

  • C.

    $5$

  • D.

    \(\dfrac{1}{5}\)

Câu 24 :

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc bằng \(9,{6^0}\)  dưới tác dụng của trọng lực. Ở thời điểm \({t_0}\), vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là \(4,{8^0}\) và \(3,2\pi cm\). Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}m/{s^2}\). Tốc độ của vật ở thời điểm \({t_0}\) bằng:

  • A.

    16,23 cm/s.

  • B.

    25,6 cm/s

  • C.

    51,3 cm/s.

  • D.

    32,24 cm/s.

Câu 25 :

Xét $2$ dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động $x_1 = 5cos(3πt + 0,75π)cm$, $x_2= 5sin(3πt – 0,25π)cm$. Pha ban đầu của dao động tổng hợp là:

  • A.

    $0,5π$

  • B.

    $-0,75π$

  • C.

    $-0,5π$

  • D.

    $π$

Câu 26 :

Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ \(0,2s\). Vận tốc truyền sóng bằng \(120cm/s\). Hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau \(3cm\), có độ lệch pha:

  • A.

    \(\pi \)

  • B.

    \(\dfrac{\pi }{4}\)

  • C.

    \(\dfrac{\pi }{8}\)

  • D.

    \(6\pi \)

Câu 27 :

Một sóng cơ ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình \(u = 6\cos \left( {4\pi t - 0,02\pi x} \right)\); trong đó u và x có đơn vị là cm, t có đơn vị là giây. Hãy xác định li độ dao động của một điểm trên dây có toạ độ \(x = \frac{{50}}{3}cm\) tại thời điểm \(t = 2s\).

  • A.

    0 cm

  • B.

    6 cm

  • C.

    3 cm

  • D.

    -6 cm

Câu 28 :

Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở  hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là

  • A.

    90 cm/s

  • B.

    40 m/s

  • C.

    40 cm/s

  • D.

    90 m/s

Câu 29 :

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt \(6\) nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn \(d\) có mức cường độ âm là \(60dB\). Nếu tại điểm C cách B một đoạn \(\dfrac{d}{3}\)  đặt \(9\) nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

  • A.

    \(71,3dB\)

  • B.

    \(48,7dB\)

  • C.

    \(67,8dB\)

  • D.

    \(52,2dB\)

Câu 30 :

Một chiếc đèn neon đặt dưới một điện áp xoay chiều \(120V - 50Hz\). Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn \(120V\). Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kì là bao nhiêu?

  • A.

    \(\Delta t = 0,0100s\)

  • B.

    \(\Delta t = 0,0133s\)

  • C.

    \(\Delta t = 0,0200s\)

  • D.

    \(\Delta t = 0,0233s\)

Câu 31 :

Khi đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \omega t\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây thuần cảm và hai đầu tụ điện lần lượt là \(15V ; 50V ; 70V\). Giá trị của \(U_0\) bằng :

  • A.
    \(25\sqrt 2 V\)
  • B.

    \(25V\)

  • C.
    \(15\sqrt 2 V\)
  • D.

    \(35V\)

Câu 32 :

Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch chỉ có điện trở \(R\)có dạng \(i = 2\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)A\). Biết điện trở có giá trị \(R = 10\Omega \), biểu thức điện áp của mạch là:

  • A.

    \(u = 20cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{2}){\rm{ }}V\)

  • B.

    \(u = 20\sqrt 2 cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{2}){\rm{ }}V\)

  • C.

    \(u = 20cos(100\pi t){\rm{ }}V\)

  • D.

    \(u = 20\sqrt 2 cos(100\pi t + {\rm{ }}\pi ){\rm{ }}V\)

Câu 33 :

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) ­ và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:

  • A.

    \(\cos \varphi  = 0,5\)

  • B.

    \(\cos \varphi  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

  • C.

    \(\cos \varphi  = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)

  • D.

    \(\cos \varphi  = 1\)

Câu 34 :

Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần \(R\) và cuộn dây thuần cảm kháng có hệ số tự cảm \(L\). Khi \(R=R_0\) mạch có công suất trong mạch đạt giá trị cực đại \(P_{max}\). Nếu chỉ tăng giá trị điện trở lên \(R’=2R_0\) thì công suất của mạch là: {các đại lượng khác (U, f, L) không đổi}

  • A.

    2Pmax

  • B.

    Pmax/2

  • C.

    0,4Pmax

  • D.

    0,8Pmax

Câu 35 :

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một cuộn dây chỉ có độ tự cảm L = \(\frac{1}{{2\pi }}H\) thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có biểu thức : \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}3\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (A). Nếu đặt điện áp nói trên vào hai bản tụ của tụ điện có điện dung \(C{\rm{ }} = \frac{1}{\pi }{.10^{ - 4}}\)F  thì biểu thức nào trong các biểu thức sau đúng với biểu thức dòng điện ?

 

  • A.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

  • B.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5{\rm{cos}}\left( {100\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

  • C.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t - \frac{{7\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

  • D.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5{\rm{cos}}\left( {100\pi t - \frac{{7\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

Câu 36 :

Một máy phát điện xoay chiều với khung dây có 500 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 0,2mWb, tốc độ góc của khung dây là 3000 vòng/phút. Biên độ của suất điện động là:

 

  • A.

    62,8V

     

  • B.

    47,1V

     

  • C.

    15,7V

     

  • D.

    31,4V

     

Câu 37 :

Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số, trên hai đường thẳng song song với nhau và song song với trục \(Ox\) có phương trình lần lượt là \({x_1} = {\rm{ }}{A_1}cos\left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \({x_2} = {\rm{ }}{A_2}cos\left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\). Giả sử \(x{\rm{ }} = {\rm{ }}{x_1} + {\rm{ }}{x_2}\) và \(y{\rm{ }} = {\rm{ }}{x_1} - {\rm{ }}{x_2}\). Biết rằng biên độ dao động của \(x\) gấp ba lần biên độ dao động của \(y\).  Độ lệch pha cực đại giữa \({x_1}\) và \({x_2}\) gần với giá trị nào nhất sau đây?

  • A.

    \(73,{74^0}\)

  • B.

    \(36,{87^0}\)

  • C.

    \(22,{62^0}\)

  • D.

    \(45,{24^0}\)

Câu 38 :

Trên một sợi dây đàn hồi có ba điểm M, N và P với N là trung điểm của đoạn MP. Trên dây có sóng lan truyền từ M đến B với chu kì \(T\)  \(\left( {T > 0,5s} \right)\). Hình vẽ bên mô tả hình dạng của sợi dây ở thời điểm \({t_1}\) (nét liền) và \({t_2} = {t_1} + 0,5s\) (nét đứt). M, N và P lần lượt là các vị trí cân bằng tương ứng. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tại thời điểm \({t_0} = {t_1} - \dfrac{1}{9}s\) vận tốc của phần tử dây tại N là:

  • A.

    \(3,53cm/s\)

  • B.

    \( - 3,53cm/s\)

  • C.

    \(4,71cm/s\)

  • D.

    \( - 4,71cm/s\)

Câu 39 :

Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn gần nhất là:

  • A.

    18,67mm

  • B.

    17,96mm

  • C.

    19,97mm

  • D.

    15,34mm

Câu 40 :

Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm M và N chỉ có điện trở thuần, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm A và N là 60 V và điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm M và B là \(40\sqrt 3 V\) . Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau 900, điện áp tức thời trên đoạn MB và trên đoạn NB lệch pha nhau 300 và cường độ hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt 3 A\). Điện trở thuần của cuộn dây là:

  • A.

    \(40 Ω\)

  • B.

    \(10 Ω\)

  • C.

    \(50 Ω\)

  • D.

    \(20 Ω\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trạng thái của dao động gồm yếu tố nào?

  • A.

    Biên độ

  • B.

    Li độ \(x\)

  • C.

    Chiều chuyển động \(\overrightarrow v \)

  • D.

    Cả B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Pha của dao động \(\left( {\omega t + \varphi } \right)\)cho biết trạng thái dao động (gồm li độ \(x\) và chiều chuyển động \(\overrightarrow v \) )

Câu 2 :

Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là:

  • A.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} = {U_2}{N_2}\)

  • C.

    \({U_1}{U_2} = {N_1}{N_2}\).

  • D.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức của máy biến áp lí tưởng: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

=> Phương án D đúng

Câu 3 :

Một sóng cơ có bước sóng λ1 truyền từ không khí vào nước. Khi ở trong nước, người ta đo được bước sóng λ2. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Bước sóng λ2 bằng:

  • A.

    ${\lambda _2} = 0,75{\lambda _1}$

  • B.

    ${\lambda _2} = {\lambda _1}$

  • C.

    ${\lambda _2} = \frac{4}{3}{\lambda _1}$

  • D.

    ${\lambda _2} = 0,5{\lambda _1}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính bước sóng trong khi thay đổi môi trường truyền:

$\lambda  = \frac{{{\lambda _{kk/ck}}}}{n}$

Lời giải chi tiết :

Ta có: $\lambda  = \frac{{{\lambda _{kk/ck}}}}{n} \to {\lambda _2} = \frac{{{\lambda _1}}}{{\frac{4}{3}}} = \frac{3}{4}{\lambda _1}$

Câu 4 :

Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên một mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Chu kì dao động của con lắc tỉ lệ thuận với căn bậc hai của  khối lượng m

  • B.

    Chu kì dao động của con lắc tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng k

  • C.

    Thời gian thực hiện một dao động càng lớn khi biên độ càng lớn.

  • D.

    Số dao động thực hiện được trong 1s tỉ lệ thuận với độ cứng k.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính tần số và chu kì dao động của con lắc lò xo:

+ Chu kì: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)

+ Tần số: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)

Lời giải chi tiết :

Ta có, chu kì và tần số của con lắc lò xo:

+ Chu kì: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)

+ Tần số: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)

A – đúng

B – sai vì: chu kì tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của độ cứng

C - sai vì: chu kì dao động không phụ thuộc vào biên độ

D – sai vì: số dao động vật thực hiện trong 1s là tần số  \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \) (tỉ lệ thuận với căn bậc 2 của k)

Câu 5 :

Âm nghe được là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng:

  • A.

    $16Hz$ đến $2.10^4 Hz$

  • B.

    $16Hz$ đến $20MHz$

  • C.

    $16Hz$ đến $200KHz$

  • D.

    $16Hz$ đến $2KHz$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Âm nghe được (âm thanh) là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng $16 Hz- 20000 Hz$

Câu 6 :

Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m, \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Tần số của con lắc được xác định bởi biểu thức:

  • A.

    \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • B.

     \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

  • C.

    \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

  • D.

     \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Độ dãn của con lắc lò xo treo thẳng đứng tại vị trí cân bằng: \(\Delta l = \dfrac{{mg}}{k}\)

Tần số của con lắc lò xo treo thẳng đứng: \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

Câu 7 :

Cho một khung dây dẫn phẳng có diện tích S quay đều với tốc độ góc  quanh một trục vuông góc với các đường cảm ứng từ \(\vec B\). Trong khung dây sẽ xuất hiện:

  • A.

    Hiện tượng tự cảm.

  • B.

    Suất điện động cảm ứng.

  • C.

    Dòng điện một chiều. 

  • D.

    Suất điện động tự cảm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi khung dây dẫn phẳng có diện tích S quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục vuông góc với các đường cảm ứng từ \(\vec B\), theo hiện tượng cảm ứng điện từ trong khung hình thành suất điện động cảm ứng

Câu 8 :

Dao động tự do là hệ dao động xảy ra dưới tác dụng của:

  • A.

    Nội lực kéo về và tần số dao động của hệ không nhất thiết phải phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

  • B.

    Ngoại lực kéo về và tần số dao động của hệ không nhất thiết phải phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ

  • C.

    Nội lực kéo về và tần số dao động của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

  • D.

    Ngoại lực kéo về và tần số dao động của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dao động tự do là hệ dao động xảy ra dưới tác dụng của nội lực kéo về và tần số dao động của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

Câu 9 :

Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=Acos(ωt+φ)$. Pha dao động tại thời điểm $t$ là:

  • A.

    \(\omega t\)

  • B.

    \(\varphi \)

  • C.

    $ωt-φ$

  • D.

    \(\omega t + \varphi \)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết đại cương về phương trình dao động điều hòa: $x=Acos(ωt+φ)$

Lời giải chi tiết :

Ta có: x=Acos(ωt+φ)

+ x: li độ dao động của vật

+ A: Biên độ dao động của vật

+ ω: Tần số góc của dao động

+ φ: Pha ban đầu của dao động

+ ωt+φ: Pha dao động tại thời điểm t

Câu 10 :

Một vật dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ:

Pha ban đầu của dao động bằng:

  • A.

    \( - \dfrac{\pi }{3}\)

  • B.

    \(\dfrac{\pi }{3}\)

  • C.

    \( - \dfrac{{2\pi }}{3}\)

  • D.

    \(\dfrac{{2\pi }}{3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Đọc đồ thị x - t

+ Thay t = 0 vào phương trình dao động của vật \(\left\{ \begin{array}{l}x = Ac{\rm{os}}\varphi \\{\rm{v =  - A}}\omega {\rm{sin}}\varphi \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{\rm{cos}}\varphi {\rm{ = }}\dfrac{{{x_0}}}{A}\\\sin \varphi  =  - \dfrac{v}{{A\omega }}\end{array} \right. \to \varphi  = ?\)

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta có, biên độ: \(A = 8cm\)

Ta có: tại t = 0: \(\left\{ \begin{array}{l}x = Ac{\rm{os}}\varphi {\rm{ =   -  4cm}}\\v =  - A\omega \sin \varphi  < 0\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{\rm{cos}}\varphi  =  - \dfrac{4}{8} =  - \dfrac{1}{2}\\\sin \varphi  > 0\end{array} \right. \to \varphi  = \dfrac{{2\pi }}{3}\)

Câu 11 :

Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s = 2cos\left( {2\pi t} \right)cm\) (t tính bằng giây). Tần số dao động của con lắc là:

  • A.

    1 Hz

  • B.

    2 Hz

  • C.

    \(\pi Hz\)

  • D.

    \(2\pi Hz\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính tần số \(f = \dfrac{1}{T} = \dfrac{\omega }{{2\pi }}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có, phương trình dao động của con lắc đơn: \(s = 2cos\left( {2\pi t} \right)cm\)

=> Tần số góc dao động của con lắc: \(\omega  = 2\pi \left( {rad/s} \right)\)

=> Tần số dao động của con lắc: \(f = \dfrac{\omega }{{2\pi }} = \dfrac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1Hz\)

Câu 12 :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

  • A.

    là sóng ngang.           

  • B.

    có bản chất sóng. 

  • C.

    gồm các hạt phôtôn. 

  • D.

    là sóng dọc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về giao thoa sóng ánh sáng

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng có bản chất sóng.          

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

  • A.

    Cơ năng của vật dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.

  • B.

    Biên độ của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

  • C.

    Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

  • D.

    Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

Mặt khác: Cơ  năng tỉ lệ thuận với bình phương biên độ:

\({\text{W}} = \frac{1}{2}k{A^2}\)

=> Cơ năng của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian

Câu 14 :

Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L được mắc vào điện áp xoay chiều có tần số \(f\). Chọn phát biểu sai.

  • A.

    Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa cùng pha với điện áp u.   

  • B.

    Cường độ hiệu dụng qua mạch tỉ lệ nghịch với f.

  • C.

    Cường độ dòng điện qua mạch tỉ lệ nghịch với L.

  • D.

    Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa với tần số f

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A- sai vì: Cường độ dòng điện trong mạch chỉ có L trễ pha hơn điện áp u

B, C – đúng vì: \(I = \dfrac{U}{{{Z_L}}} = \dfrac{U}{{\omega L}} = \dfrac{U}{{2\pi fL}}\) => cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với L và f

D - đúng vì cường độ dòng điện biến thiên điều hòa với tần số f

Câu 15 :

Đặt điện áp \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_0}cos(\omega t)\)  vào hai đầu điện trở thuần thì cường độ dòng điện qua R là:

  • A.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{R}cos\left( {\omega t} \right)\)

  • B.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 R}}cos\left( {\omega t} \right)\)

  • C.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{R}cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

  • D.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 R}}cos\left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ uR luôn luôn cùng pha với i

+ cường độ dòng điện cực đại:

 \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{R}\)

=> Biểu thức cường độ dòng điện qua R là:

\(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{{U_0}}}{R}cos\left( {\omega t} \right)\)

Câu 16 :

Công suất của một đoạn mạch RLC nối tiếp có tính dung kháng (ZL < ZC). Nếu ta tăng tần số của dòng điện thì hệ số công suất của mạch:

  • A.

    Không thay đổi.

     

  • B.

    Giảm

     

  • C.

    Tăng

     

  • D.

    Tăng lên rồi giảm

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có, hệ số công suất:

\({\rm{cos}}\varphi {\rm{ = }}\dfrac{R}{Z} = k\)

Mạch có tính dung kháng: ZL < ZC

Khi ta tăng tần số của dòng điện thì khi đó:

+ Hiệu số cảm kháng và dung kháng giảm dần về 0, khi đó hệ số công suất tăng dần đến k0

+ Sau đó hiệu số cảm kháng và dung kháng tăng dần từ 0 đến giá trị nào đó=> hệ số công suất k giảm từ k0

=> Chọn D - k tăng lên rồi giảm

Câu 17 :

Sóng cơ là:

  • A.

    Sự truyền chuyển động cơ trong không khí

  • B.

    Những dao động cơ lan truyền trong môi trường.

  • C.

    Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.

  • D.

    Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử của môi trường

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sóng cơ: là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

Câu 18 :

Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:

  • A.

    Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

  • B.

    Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.

  • C.

    Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.

  • D.

    Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ nghịch với số vòng dây

Câu 19 :

Một vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại là \(8\pi cm/s\) và gia tốc cực đại là \(16{\pi ^2}cm/{s^2}\). Chu kì dao động của vật là:

  • A.

    \(1s\)

  • B.

    \(0,5s\)

  • C.

    \(2s\)

  • D.

    \(0,25s\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức xác định gia tốc cực đại và vận tốc cực đại trong dao động điều hòa: \({v_{max}} = A\omega ,{\rm{ }}{a_{max}} = {\omega ^2}A\)

+ Sử dụng biểu thức tính chu kì: \(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega }\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_{{\rm{max}}}} = \omega A\\{a_{{\rm{max}}}} = {\omega ^2}A\end{array} \right. \to \dfrac{{{a_{{\rm{max}}}}}}{{{v_{{\rm{max}}}}}} = \dfrac{{{\omega ^2}A}}{{\omega A}} = \omega  = \dfrac{{16{\pi ^2}}}{{8\pi }} = 2\pi \)

Mặt khác, ta có: \(\omega  = \dfrac{{2\pi }}{T} \to T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1s\)

Câu 20 :

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ \(8cm\). Tại thời điểm ban đầu vật đang ở vị trí cân bằng và chuyển động theo chiều dương với độ lớn vận tốc \(16\pi cm/{s}\). Phương trình dao động điều hòa của vật là:

  • A.

    \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

  • B.

    \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

  • C.

    \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

  • D.

    \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Dựa vào đầu bài xác định biên độ

+ Vật ở VTCB thì có độ lớn vận tốc cực đại

+ Vận dụng biểu thức vận tốc cực đại \({v_{max}} = \omega A\)

+ Xác định pha ban đầu \(\varphi \): \(t = 0 \to \left\{ \begin{array}{l}x = Acos\varphi \\v =  - A\omega \sin \varphi \end{array} \right. \to \varphi  = ?\)

=> Viết phương trình dao động của vật: \(x = Acos\left( {\omega t + \varphi } \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Biên độ dao động: \(A = 8cm\)

+ Khi vật qua VTCB, vận tốc của vật cực đại: \({v_{max}} = \omega A \to \omega  = \dfrac{{{v_{max}}}}{A} = \dfrac{{16\pi }}{8} = 2\pi \left( {rad/s} \right)\)

+ Mặt khác, tại thời điểm ban đầu, vật đang ở VTCB và chuyển động theo chiều dương

\(t = 0:\left\{ \begin{array}{l}x = Acos\varphi  = 0\\v =  - A\omega \sin \varphi  > 0\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}cos\varphi  = 0\\\sin \varphi  < 0\end{array} \right. \to \varphi  =  - \dfrac{\pi }{2}\)

=> Phương trình dao động của vật: \(x = 8cos\left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)cm\)

Câu 21 :

Vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = Acos\left( {\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\). Thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng là:

  • A.

    \(t = \frac{2}{3} + 2k\left( s \right);k \in N\)

  • B.

    \(t =  - \frac{1}{3} + 2k\left( s \right);k \in N\)

  • C.

    \(t = \frac{2}{3} + k\left( s \right);k \in N\)

  • D.

    \(t = \frac{1}{3} + k\left( s \right);k \in N\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giải phương trình lượng giác: \(x = m\)

Lời giải chi tiết :

Khi ở vị trí cân bằng, vật có li độ: \(x = 0\)

\(\begin{array}{l}Acos\left( {\pi t - \frac{\pi }{6}} \right) = 0\\ \leftrightarrow cos\left( {\pi t - \frac{\pi }{6}} \right) = 0\\ \to \pi t - \frac{\pi }{6} = \frac{\pi }{2} + k\pi \\ \to t = \frac{2}{3} + k\end{array}\)

Câu 22 :

Khi gắn vật có khối lượng \({m_1} = 3kg\) vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, nó dao động với chu kì \({T_1} = 1,2s\). Khi gắn một vật khác có khối lượng \({m_2}\) vào lò xo trên nó dao động với chu kì \({T_2} = 0,6s\). Khối lượng \({m_2}\) bằng?

  • A.

    0,75kg

  • B.

    1,5 kg

  • C.

    12 kg

  • D.

    0,433 kg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức xác định chu kì dao động của con lắc lò xo: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)

Lời giải chi tiết :

Chu kì dao động của vật: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)

\( \to \dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}} = \sqrt {\dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}}  \to {m_2} = \dfrac{{{m_1}T_2^2}}{{T_1^2}} = \dfrac{{3.0,{6^2}}}{{1,{2^2}}} = 0,75kg\)

Câu 23 :

Ở một thời điểm, vận tốc của một vật dao động điều hòa bằng 20% vận tốc cực đại, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là:

  • A.

    $24$

  • B.

    \(\dfrac{1}{{24}}\)

  • C.

    $5$

  • D.

    \(\dfrac{1}{5}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng hệ thức độc lập A-x-v: \({A^2} = {x^2} + \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)

+ Áp dụng biểu thức xác định động năng của vật: \({{\text{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

+ Áp dụng biểu thức xác định thế năng của vật: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{{\rm{x}}^2}\)

Lời giải chi tiết :

Khi v = 20%vmax = 0,2 Aω

Áp dụng hệ thức độ lập ta có:

\({A^2} = {x^2} + \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} \to {x^2} = {A^2} - \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2} - \dfrac{{{{(0,2A\omega )}^2}}}{{{\omega ^2}}} = 0,96{A^2}\)

Khi đó, ta có:

+ Động năng của vật: \({{\text{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}m{(0,2)^2}{\omega ^2}{A^2}\)

+ Thế năng của vật: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{{\rm{x}}^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{x^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}0,96.{A^2}\)

\(\dfrac{{{{\text{W}}_d}}}{{{{\text{W}}_t}}} = \dfrac{{\dfrac{1}{2}m{{(0,2)}^2}{\omega ^2}{A^2}}}{{\dfrac{1}{2}m{\omega ^2}0,96.{A^2}}} = \dfrac{1}{{24}}\) 

Câu 24 :

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc bằng \(9,{6^0}\)  dưới tác dụng của trọng lực. Ở thời điểm \({t_0}\), vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là \(4,{8^0}\) và \(3,2\pi cm\). Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}m/{s^2}\). Tốc độ của vật ở thời điểm \({t_0}\) bằng:

  • A.

    16,23 cm/s.

  • B.

    25,6 cm/s

  • C.

    51,3 cm/s.

  • D.

    32,24 cm/s.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng mối liên hệ giữa li độ dài và li độ góc: \(s = l\alpha \)

+ Áp dụng công thức tính vận tốc của con lắc đơn dao động điều hòa: \(v = \sqrt {gl(\alpha _0^2 - {\alpha ^2})} \)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(9,{6^0} = \dfrac{{9,6\pi }}{{180}} \approx 0,17rad\)

\(4,{8^0} = \dfrac{{4,8\pi }}{{180}} \approx 0,0834rad\)

+ Theo bài ra ta có: \(s = l\alpha \)

Ta suy ra: \(l = \dfrac{s}{\alpha } = \dfrac{{3,2\pi }}{{\dfrac{{4,8\pi }}{{180}}}} = 120cm\)

Ta có, vận tốc: \(v = \sqrt {gl\left( {\alpha _0^2 - {\alpha ^2}} \right)} \\ = \sqrt {10.1,2\left( {0,{{17}^2} - 0,{{0834}^2}} \right)}  \\\approx 0,513m/s = 51,3cm/s\)

Câu 25 :

Xét $2$ dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động $x_1 = 5cos(3πt + 0,75π)cm$, $x_2= 5sin(3πt – 0,25π)cm$. Pha ban đầu của dao động tổng hợp là:

  • A.

    $0,5π$

  • B.

    $-0,75π$

  • C.

    $-0,5π$

  • D.

    $π$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính pha ban đầu của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số:

\(\tan \varphi  = \dfrac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}{\rm{cos}}{\varphi _1} + {A_2}{\rm{cos}}{\varphi _2}}}\)

Lời giải chi tiết :

$x_2 = 5sin(3πt – 0,25π) = 5cos(3πt – 0,75π)cm$

Dao động tổng hợp có pha ban đầu φ được xác định:

\(\tan \varphi  = \dfrac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}{\rm{cos}}{\varphi _1} + {A_2}{\rm{cos}}{\varphi _2}}} = \dfrac{{5.\sin (0,75\pi ) + 5\sin ( - 0,75\pi )}}{{5.c{\rm{os}}(0,75\pi ) + 5c{\rm{os}}( - 0,75\pi )}} \Rightarrow \varphi  = \pi \)

Câu 26 :

Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ \(0,2s\). Vận tốc truyền sóng bằng \(120cm/s\). Hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau \(3cm\), có độ lệch pha:

  • A.

    \(\pi \)

  • B.

    \(\dfrac{\pi }{4}\)

  • C.

    \(\dfrac{\pi }{8}\)

  • D.

    \(6\pi \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính bước sóng: \(\lambda  = vT\)

+ Áp dụng biểu thức tính độ lệch pha giữa 2 điểm:  \(\Delta \varphi  = \dfrac{{2\pi d}}{\lambda }\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Bước sóng: \(\lambda  = vT = 120.0,2 = 24cm\)

+ Độ lệch pha của hai dao động tại hai điểm là: \(\Delta \varphi  = \dfrac{{2\pi d}}{\lambda } = \dfrac{{2\pi 3}}{{24}} = \dfrac{\pi }{4}\left( {rad} \right)\)

Câu 27 :

Một sóng cơ ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình \(u = 6\cos \left( {4\pi t - 0,02\pi x} \right)\); trong đó u và x có đơn vị là cm, t có đơn vị là giây. Hãy xác định li độ dao động của một điểm trên dây có toạ độ \(x = \frac{{50}}{3}cm\) tại thời điểm \(t = 2s\).

  • A.

    0 cm

  • B.

    6 cm

  • C.

    3 cm

  • D.

    -6 cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay x và t vào phương trình dao động

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(u = 6\cos \left( {4\pi t - 0,02\pi x} \right)\)

Thay \(x = \frac{{50}}{3}cm\) và \(t = 2s\) vào, ta được: \(u = 6\cos \left( {4\pi .2 - 0,02\pi .\frac{{50}}{3}} \right) = 6cos\left( {\frac{{23\pi }}{3}} \right) = 3cm\)

Câu 28 :

Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở  hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là

  • A.

    90 cm/s

  • B.

    40 m/s

  • C.

    40 cm/s

  • D.

    90 m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính bước sóng: \(\lambda  = \frac{v}{f}\)

+Vận dụng điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: $l = k\frac{\lambda }{2}{\text{  }}(k \in {N^*})$

Số bụng sóng = số bó sóng = k ; Số nút sóng = k + 1

Lời giải chi tiết :

Ta có điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:

$l = k\frac{\lambda }{2}{\text{  }}(k \in {N^*})$

Số bụng sóng = số bó sóng = k ; Số nút sóng = k + 1

$l = k\frac{\lambda }{2} \leftrightarrow 0,9 = 9\frac{\lambda }{2} \to \lambda  = 0,2m$

tốc độ truyền sóng trên dây:

\(v = \lambda f = 0,2.200 = 40m/s\)

Câu 29 :

Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt \(6\) nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn \(d\) có mức cường độ âm là \(60dB\). Nếu tại điểm C cách B một đoạn \(\dfrac{d}{3}\)  đặt \(9\) nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

  • A.

    \(71,3dB\)

  • B.

    \(48,7dB\)

  • C.

    \(67,8dB\)

  • D.

    \(52,2dB\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng công thức tính cường độ âm \(I = \dfrac{P}{{4\pi {R^2}}}\)

+ Sử dụng công thức tính mức cường độ âm: \(L = 10\log \dfrac{I}{{{I_0}}}\left( {dB} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Gọi công suất mỗi nguồi là P

+ Cường độ âm tại B do A gây ra: \({I_{AB}} = \dfrac{{6P}}{{4\pi {d^2}}}\)  (1)

Cường độ âm tại B do C gây ra: \({I_{CB}} = \dfrac{{9P}}{{4\pi \dfrac{{{d^2}}}{9}}}\) (2)

Mặt khác, ta có:

\(\begin{array}{l}{L_{AB}} = 10\log \dfrac{{{I_{AB}}}}{{{I_0}}} = 60dB\\ \to \log \dfrac{{{I_{AB}}}}{{{I_0}}} = 6 \to {I_{AB}} = {10^6}{I_0}\end{array}\)

Lại có: \(\dfrac{{{I_{AB}}}}{{{I_{CB}}}} = \dfrac{{\dfrac{{6P}}{{4\pi {d^2}}}}}{{\dfrac{{9P}}{{4\pi \dfrac{{{d^2}}}{9}}}}} = \dfrac{2}{{27}} \to {I_{CB}} = \dfrac{{27}}{2}{I_{AB}} = \dfrac{{27}}{2}{.10^6}{I_0}\)

Ta suy ra, mức cường độ âm do C gây ra tại B:

\({L_{CB}} = 10\log \dfrac{{{I_{CB}}}}{{{I_0}}} = 10\log \dfrac{{\dfrac{{27}}{2}{{.10}^6}{I_0}}}{{{I_0}}} \approx 71,3dB\)

Câu 30 :

Một chiếc đèn neon đặt dưới một điện áp xoay chiều \(120V - 50Hz\). Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn \(120V\). Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kì là bao nhiêu?

  • A.

    \(\Delta t = 0,0100s\)

  • B.

    \(\Delta t = 0,0133s\)

  • C.

    \(\Delta t = 0,0200s\)

  • D.

    \(\Delta t = 0,0233s\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Nhận biết cách ghi các thông số trên đèn

+ Sử dụng vòng tròn lượng giác

+ Vận dụng biểu thức tính tần số góc: \(\omega  = 2\pi f\)

+ Vận dụng biểu thức: \(\Delta \varphi  = \omega \Delta t\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Hiệu điện thế cực đại: \({U_0} = 120\sqrt 2 (V)\)

+ Tần số góc: \(\omega  = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi (ra{\rm{d}}/s)\)

+ Vẽ trên vòng tròn lượng giác, ta được:

Biết đèn chỉ sáng lên khi \(u \ge {U_1}\)

Ta có:

+ \(c{\rm{os}}\Delta \varphi  = \dfrac{{{U_1}}}{{{U_0}}} = \dfrac{{120}}{{120\sqrt 2 }} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \to \Delta \varphi  = \dfrac{\pi }{4}\)

Thời gian đèn sáng trong 1 chu kì: \(\Delta t = \dfrac{{4\Delta \varphi }}{\omega } = \dfrac{{4\dfrac{\pi }{4}}}{{100\pi }} = \dfrac{1}{{100}} = 0,01s\)

Câu 31 :

Khi đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \omega t\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây thuần cảm và hai đầu tụ điện lần lượt là \(15V ; 50V ; 70V\). Giá trị của \(U_0\) bằng :

  • A.
    \(25\sqrt 2 V\)
  • B.

    \(25V\)

  • C.
    \(15\sqrt 2 V\)
  • D.

    \(35V\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính điện áp hiệu dụng : \(U = \sqrt {U_R^2 + {{\left( {{U_L} - {U_C}} \right)}^2}} \)

+ Sử dụng Công thức liên hệ giữa điện áp hiệu dụng và cực đại : \({U_0} = U\sqrt 2 \)

Lời giải chi tiết :

+ Điện áp hiệu dụng bằng : \(U = \sqrt {U_R^2 + {{\left( {{U_L} - {U_C}} \right)}^2}}  = \sqrt {{{15}^2} + {{\left( {50 - 70} \right)}^2}}  = 25V\)

→ Điện áp cực đại : \({U_0} = U\sqrt 2  = 25\sqrt 2 V\)

Câu 32 :

Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch chỉ có điện trở \(R\)có dạng \(i = 2\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)A\). Biết điện trở có giá trị \(R = 10\Omega \), biểu thức điện áp của mạch là:

  • A.

    \(u = 20cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{2}){\rm{ }}V\)

  • B.

    \(u = 20\sqrt 2 cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{2}){\rm{ }}V\)

  • C.

    \(u = 20cos(100\pi t){\rm{ }}V\)

  • D.

    \(u = 20\sqrt 2 cos(100\pi t + {\rm{ }}\pi ){\rm{ }}V\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta có: \({u_R} = i.R\) (do \({u_R}\) và \(i\) luôn cùng pha với nhau)

Lời giải chi tiết :

+ Ta có \(u = {\rm{iR}} = 2\sqrt 2 .10cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right) = 20\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)

Câu 33 :

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) ­ và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:

  • A.

    \(\cos \varphi  = 0,5\)

  • B.

    \(\cos \varphi  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

  • C.

    \(\cos \varphi  = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)

  • D.

    \(\cos \varphi  = 1\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng công thức tính hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch: \(U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \)

+ Áp dụng công thức tính hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi  = \dfrac{R}{Z}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+  Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch:

\(\begin{array}{l}U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}}  \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + {\left( {\dfrac{U}{{\sqrt 2 }} - \sqrt 2 U} \right)^2}\\ \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + \dfrac{{{U^2}}}{2}\\ \leftrightarrow U_R^2 = \dfrac{{{U^2}}}{2} \to {U_R} = \dfrac{U}{{\sqrt 2 }}\end{array}\)

+ Hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi  = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{{U_R}}}{U} = \dfrac{{\dfrac{U}{{\sqrt 2 }}}}{U} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)

Câu 34 :

Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần \(R\) và cuộn dây thuần cảm kháng có hệ số tự cảm \(L\). Khi \(R=R_0\) mạch có công suất trong mạch đạt giá trị cực đại \(P_{max}\). Nếu chỉ tăng giá trị điện trở lên \(R’=2R_0\) thì công suất của mạch là: {các đại lượng khác (U, f, L) không đổi}

  • A.

    2Pmax

  • B.

    Pmax/2

  • C.

    0,4Pmax

  • D.

    0,8Pmax

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng các biểu thức tính công suất:

+ R thay đổi công suất cực đại: \({P_{max}} = \dfrac{{{U^2}}}{{2{R_0}}}\)

+ Công suất: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Khi \(R = {R_0}\)  thì công suất trong mạch đạt giá trị cực đại \({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{{2{R_0}}}\)  (1)

Khi đó: \({R_0} = \left| {{Z_L} - {Z_C}} \right| = {Z_L}\) (theo BĐT Cosy và mạch không có tụ điện nên \({Z_C} = 0\))

+ Khi \(R' = 2{R_0}\), ta có:

Tổng trở: \(Z = \sqrt {R{'^2} + Z_L^2}  = \sqrt {{{\left( {2{R_0}} \right)}^2} + R_0^2}  = \sqrt 5 {R_0}\)

Công suất: \(P' = \dfrac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R' = \dfrac{{{U^2}}}{{5R_0^2}}.2{R_0} = \dfrac{2}{5}\dfrac{{{U^2}}}{{{R_0}}}\)  (2)

Từ (1), (2) ta suy ra: 

\(\begin{array}{l}\dfrac{{P'}}{{{P_{max}}}} = \dfrac{{\dfrac{2}{5}\dfrac{{{U^2}}}{{{R_0}}}}}{{\dfrac{{{U^2}}}{{2{R_0}}}}} = \dfrac{4}{5} = 0,8\\ \Rightarrow P' = 0,8{P_{max}}\end{array}\)

Câu 35 :

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một cuộn dây chỉ có độ tự cảm L = \(\frac{1}{{2\pi }}H\) thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có biểu thức : \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}3\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (A). Nếu đặt điện áp nói trên vào hai bản tụ của tụ điện có điện dung \(C{\rm{ }} = \frac{1}{\pi }{.10^{ - 4}}\)F  thì biểu thức nào trong các biểu thức sau đúng với biểu thức dòng điện ?

 

  • A.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

  • B.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5{\rm{cos}}\left( {100\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

  • C.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t - \frac{{7\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

  • D.

    \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5{\rm{cos}}\left( {100\pi t - \frac{{7\pi }}{6}} \right)\) (A).

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Casio giải điện xoay chiều:

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}u = {i_1}{Z_L}\\ \to {i_2} = \frac{u}{{{Z_C}}} = \frac{{{i_1}{Z_L}}}{{{Z_C}}} = 3\sqrt 2 \angle \frac{\pi }{6}x\left( {50i} \right):\left( { - 100i} \right) = 1,5\sqrt 2 \angle  - \frac{{5\pi }}{6}\\ \to {i_2} = 1,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\end{array}\)

Câu 36 :

Một máy phát điện xoay chiều với khung dây có 500 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 0,2mWb, tốc độ góc của khung dây là 3000 vòng/phút. Biên độ của suất điện động là:

 

  • A.

    62,8V

     

  • B.

    47,1V

     

  • C.

    15,7V

     

  • D.

    31,4V

     

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức: \(f = np\)

+ Vận dụng biểu thức tính biên độ suất điện động: \({E_0} = \omega NBS = \omega N{\Phi _0}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Tần số: \(f = np = \frac{{3000}}{{60}} = 50(H{\rm{z}})\)

\( \to \omega  = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi (ra{\rm{d}}/s)\)

+ Biên độ suất điện động: \({E_0} = \omega NBS = \omega N{\Phi _0} = 100\pi {.500.0,2.10^{ - 3}} = 10\pi  \approx 31,42(V)\)

Câu 37 :

Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số, trên hai đường thẳng song song với nhau và song song với trục \(Ox\) có phương trình lần lượt là \({x_1} = {\rm{ }}{A_1}cos\left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \({x_2} = {\rm{ }}{A_2}cos\left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\). Giả sử \(x{\rm{ }} = {\rm{ }}{x_1} + {\rm{ }}{x_2}\) và \(y{\rm{ }} = {\rm{ }}{x_1} - {\rm{ }}{x_2}\). Biết rằng biên độ dao động của \(x\) gấp ba lần biên độ dao động của \(y\).  Độ lệch pha cực đại giữa \({x_1}\) và \({x_2}\) gần với giá trị nào nhất sau đây?

  • A.

    \(73,{74^0}\)

  • B.

    \(36,{87^0}\)

  • C.

    \(22,{62^0}\)

  • D.

    \(45,{24^0}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}A_x^2 = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} - {\varphi _2})\\A_y^2 = A_1^2 + A_2^2 - 2{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} - {\varphi _2})\end{array}\)

Mặt khác, ta có:

\(\begin{array}{l}{A_x} = 3{A_y}\\ \to A_x^2 = 9A_y^2\\ \leftrightarrow A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos}}\left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right) = 9\left( {A_1^2 + A_2^2 - 2{A_1}{A_2}cos\left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)} \right)\\ \leftrightarrow 20{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} - {\varphi _2}) = 8A_1^2 + 8A_2^2\\ \to {\rm{cos(}}{\varphi _1} - {\varphi _2}) = \frac{{8A_1^2 + 8A_2^2}}{{20{A_1}{A_2}}} \ge \frac{{2\sqrt {8A_1^2.8A_2^2} }}{{20{A_1}{A_2}}} = \frac{4}{5}\\ \to \Delta \varphi  \le 36,{87^0}\end{array}\)

Vậy độ lệch pha cực đại của hai dao động là \(\Delta \varphi  = 36,{87^0}\)

Câu 38 :

Trên một sợi dây đàn hồi có ba điểm M, N và P với N là trung điểm của đoạn MP. Trên dây có sóng lan truyền từ M đến B với chu kì \(T\)  \(\left( {T > 0,5s} \right)\). Hình vẽ bên mô tả hình dạng của sợi dây ở thời điểm \({t_1}\) (nét liền) và \({t_2} = {t_1} + 0,5s\) (nét đứt). M, N và P lần lượt là các vị trí cân bằng tương ứng. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tại thời điểm \({t_0} = {t_1} - \dfrac{1}{9}s\) vận tốc của phần tử dây tại N là:

  • A.

    \(3,53cm/s\)

  • B.

    \( - 3,53cm/s\)

  • C.

    \(4,71cm/s\)

  • D.

    \( - 4,71cm/s\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Đọc đồ thị và áp dụng các công thức sóng cơ học.

+ Viết phương trình dao động sóng

+ Áp dụng công thức tính khoảng cách giữa hai phần tử sóng: \(d = \sqrt {{x^2} + \Delta {u^2}} \)

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta thấy rằng 2 thời điểm \({t_1}\) và \({t_2}\) vuông pha nhau, do đó:

\(\begin{array}{l}\Delta \varphi  = \omega \Delta t = \omega 0,5 = \left( {2k + 1} \right)\dfrac{\pi }{2}\\ \to \omega  = \left( {2k + 1} \right)\pi ra{\rm{d}}/s\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{\left( {\dfrac{{{u_{1N}}}}{A}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{{{u_{2N}}}}{A}} \right)^2} = 1\\ \to A = \sqrt {{u_{1N}}^2 + {u_{2N}}^2}  = \sqrt {{{\left( 8 \right)}^2} + {{\left( { - 6} \right)}^2}}  = 10mm\end{array}\)

- Tại thời điểm t1 điểm N đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm do vậy tốc độ của N sẽ là:

\({v_{{N_1}}} = \omega A = 10\pi \left( {2k + 1} \right)mm/s\)

- Vận tốc của N tại thời điểm \({t_0} = {t_1} - \dfrac{1}{9}s\) là \({v_{{N_0}}} =  - {v_{{N_1}}}{\rm{cos}}\left( {2k + 1} \right)\dfrac{\pi }{9}mm/s\)

Với k = 1 \( \to {v_{{N_0}}} =  - 10\pi .3{\rm{cos}}\dfrac{{3\pi }}{9}mm/s =  - 47,12mm/s =  - 4,71cm/s\)

Câu 39 :

Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn gần nhất là:

  • A.

    18,67mm

  • B.

    17,96mm

  • C.

    19,97mm

  • D.

    15,34mm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng điều kiện dao động cực đại của 2 nguồn cùng pha: d2 - d1 = kλ

Lời giải chi tiết :

\( =  > h = \sqrt {d_2^2 - {x^2}}  = \sqrt {{{20}^2} - 1}  = \sqrt {399}  = 19,97mm\)

Câu 40 :

Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm M và N chỉ có điện trở thuần, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm A và N là 60 V và điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm M và B là \(40\sqrt 3 V\) . Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau 900, điện áp tức thời trên đoạn MB và trên đoạn NB lệch pha nhau 300 và cường độ hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt 3 A\). Điện trở thuần của cuộn dây là:

  • A.

    \(40 Ω\)

  • B.

    \(10 Ω\)

  • C.

    \(50 Ω\)

  • D.

    \(20 Ω\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp giản đồ véctơ

Lời giải chi tiết :

Vẽ lại mạch điện và vẽ giản đồ véctơ, ta được:

Từ giản đồ véctơ, ta có:

\(\begin{array}{l}{U_R} = 40\sqrt 3 \sin {30^0} = 20\sqrt 3 V\\{U_{R + r}} = 60\sin {60^0} = 30\sqrt 3 V \\\to {U_r} = 10\sqrt 3 V\\ \to r = \dfrac{{{U_r}}}{I} = 10\Omega \end{array}\)

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.