Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 7 - Vật lý 12>
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 7 - Vật lý 12 có đáp án và lời giải
Đề bài
Câu 1: Nơtron là hạt sơ cấp
A. không mang điện.
B. mang điện tích âm.
C. có tên gọi khác là hạt nơtrinô.
D. mang điện tích dương.
Câu 2: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có:
A. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
B. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
C. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.
D. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.
Câu 3: Chùm tia β+
A. là chùm các hạt nhân có cùng khối lượng với electron, mang điện là +e
B. tia β+ có tầm bay trong không khí ngắn hơn so với tia α
C. ít bị lệch đường đi hơn hạt α khi đi qua điện trường
D. tia β+ có khả năng đâm xuyên rất mạnh, giống như tia Rơnghen
Câu 4: Xác định số hạt proton và notron của hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\)
A. 11 proton và 13 notron
B. 12 proton và 14 notron
C. 24 proton và 11 notron
D. 11 proton và 24 notron
Câu 5: Trong phóng xạ β- thì hạt nhân con:
A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ phóng xạ (hoạt động phóng xạ)?
A. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.
B. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.
C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.
D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.
Câu 7: Một khối chất Astat \({}_{85}^{211}At\) có số nguyên tử ban đầu \({N_0} = 2,{86.10^{16}}\) nguyên tử và phóng xạ ra tia \(\alpha \). Trong giờ đầu tiên phát ra 2,29.1015 hạt \(\alpha \). Chu kì bán rã của Astat là:
A. 8 giờ 18 phút B. 8 giờ
C. 7 giờ 18 phút D. 8 giờ 10 phút
Câu 8: Trong khoảng thời gian 4 giờ, 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó bằng bao nhiêu?
A. 1 giờ B. 2 giờ
C. 3 giờ D. 4 giờ
Câu 9: Ban đầu có \(\sqrt 2 \)g Pôlôni nguyên chất, đó là chất phóng xạ có chu kì bán rã 138 ngày và có phương trình phân rã: \({}_{84}^{210}Po \to \alpha + {}_{82}^{206}Pb\). Sau bao lâu thì khối lượng chì được tạo ra là 0,4g?
A. 69 ngày B. 138 ngày
C. 34,5 ngày D. 276 ngày
Câu 10: Biết Cs137 là chất phóng xạ β-. Sau 15 năm độ phóng xạ của nó giảm bớt 29,3% và khối lượng chất phóng xạ còn lại là \(2,8\sqrt 2 {.10^{ - 8}}g\). Tính độ phóng xạ ban đầu của Cs137.
A. \(1,{8.10^5}Bq\) B. \(0,{8.10^5}Bq\)
C. \(0,9\sqrt 2 {.10^5}Bq\) D. \(1,8\sqrt 2 {.10^5}Bq\)
Lời giải chi tiết
1. A |
2. B |
3. A |
4. A |
5. D |
6. D |
7. A |
8. B |
9. A |
10. a |
Câu 1:
Nơtron là hạt sơ cấp không mang điện.
Chọn A
Câu 2:
Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số proton nhưng khác số nơtron.
Chọn B
Câu 3:
Chùm tia β+ là chùm các hạt có cùng khối lượng với electron, mang điện là +e.
Chọn A
Câu 4:
Số khối A = 24
Số Proton Z = 11
Số notron N = A – Z =13
Chọn A
Câu 5:
Trong phóng xạ β- thì hạt nhân con tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.
Chọn D
Câu 6:
Phát biểu này sai vì độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ không phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.
Chọn D
Câu 7:
Số nguyên tử α tạo ra chính bằng số nguyên tử At đã phóng xạ, do đó:
\({N_\alpha } = \Delta N = {N_0} - N = {N_0}\left( {1 - {e^{ - \lambda t}}} \right)\)
\( \Rightarrow {e^{ - \lambda t}} = 1 - \frac{{\Delta N}}{{{N_0}}} = 1 - \frac{{2,{{29.10}^{15}}}}{{2,{{86.10}^{16}}}} = \frac{{2631}}{{2860}}\)
\( \Rightarrow T = - \frac{{\ln 2}}{{\ln \left( {\frac{{2631}}{{2860}}} \right)}} = 8,3h = 8h18ph\)
Chọn A
Câu 8:
Ta có:
\(\frac{{\Delta N}}{{{N_0}}}.100\% = \left( {1 - \frac{1}{{{2^{t/T}}}}} \right).100\% = 75\% \)
\( \Rightarrow \frac{1}{{{2^{t/T}}}} = \frac{1}{4} = \frac{1}{{{2^2}}} \Rightarrow \frac{t}{T} = 2\)
Suy ra \(T = \frac{t}{2} = 2h\)
Chọn B
Câu 9:
Số nguyên tử ban đầu của \({}^{210}Po\) là:
\({N_0} = \frac{{{m_0}}}{{{A_{Po}}}}.{N_A}\)
=> Vì số nguyên tử Pb tạo ra bằng số nguyên tử Po đã bị phân rã, do đó:
\({N_{Pb}} = \Delta {N_{Po}} = {N_0}\left( {1 - \frac{1}{{{2^{t/T}}}}} \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{{{2^{t/T}}}} = 1 - \frac{{{N_{Pb}}}}{{{N_0}}} = 1 - \frac{{{m_{Pb}}}}{{{m_0}}}.\frac{{{A_{Po}}}}{{{A_{Pb}}}}\\ = 1 - \frac{{0,4}}{{\sqrt 2 }}.\frac{{210}}{{206}} = \frac{1}{{{2^{1/2}}}}\end{array}\)
Suy ra \(t = \frac{T}{2} = 69\) (ngày)
Chọn A
Câu 10:
Ta có:
\(\frac{H}{{{H_0}}}.100\% = 70,7\% \Rightarrow \frac{{{2^{\frac{{{H_0}}}{{t/T}}}}}}{{{H_0}}} = 0,707\)
\( \Rightarrow {2^{\frac{t}{T}}} = {2^{\frac{1}{2}}} \Rightarrow T = 2t = 30\) (năm)
Khối lượng ban đầu của chát phóng xạ:
\({m_0} = m{.2^{t/T}} = 2,8\sqrt 2 {.10^{ - 8}}{.2^{15/30}} = 5,{6.10^{ - 8}}g\)
Độ phóg xạ ban đầu:
\({H_0} = \lambda {N_0} = \frac{{\ln 2}}{T}.\frac{{{m_0}}}{A}.{N_A}\)
\( = \frac{{0,693.5,{{6.10}^{ - 8}}.6,{{02.10}^{23}}}}{{30.365.24.3600.137}} = 1,{8.10^5}Bq\)
Chọn A
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử