Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 4 - Vật lý 12>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 4 - Vật lý 12
Đề bài
(mỗi câu 1 điểm)
Câu 1: Tụ điện của một mạch dao động LC là một tụ điện phẳng. Khi khoảng cách giữa hai bản của tụ giảm đi một nửa thì chu kì dao động riêng của mạch
A.tăng 2 lần.
B.giảm \(\sqrt 2 \) lần.
C.tăng \(\sqrt 2 \) lần
D.giảm 2 lần.
Câu 2: Mạch dao động lí tưởng, tụ điện có điện dung C = 4pF. Cuộn cảm có độ tụ cảm L = 10mH. Tần số dao động riêng của mạch là:
A.0,796 MHz B.7,96 MHz
C.79,6 MHz D.796 MHz.
Câu 3: Sóng điện từ và sóng cơ không có chung tính chất nào sau đây?
A.có thể gây ra hiện tượng giao thoa
B.Phản xạ, khúc xạ.
C.Mang năng lượng.
D.Truyền được trong chân không.
Câu 4: Mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C = 175nF và một cuộn dây có độ tự cảm L = 7mH. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 60mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là:
A.U0=60V B.U0=12V
C.U0=1,2V D.U0=6V
Câu 5: Cho mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tụ cảm \(L = \dfrac{1}{\pi }F\) và một tụ điện có điện dung \(C = 4\pi pF.\) Biết lúc t = 0, cường độ dòng điện trong mạch đạt giá tri cực đại và bằng 6 mA. Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời là:
\(\begin{array}{l}A.i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(mA)\\B.i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(mA)\\C.i = 6cos({5.10^5}t)\,(mA)\\D.i = 6cos({5.10^5})\,(mA)\end{array}\)
Câu 6: Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,02H. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng \(9\mu J.\) Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng
A.I0 = 0,003A B.I0 = 30A
C.I0 = 0,03A D.I0 = 3A
Câu 7: Nguyên nhân của sự tắt dần dao động trong mạch dao động là do
A.tụ điện phóng điện.
B.tỏa nhiệt ở cuộn dây.
C.bức xạ ra sóng điện từ.
D.tỏa nhiệt ở cuộn dây và bức xạ ra sóng điện tử.
Câu 8: Điện tích trong mạch dao động LC biến thiên điều hòa với tần số f. Năng lượng từ trường trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số
\(\begin{array}{l}A.f\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.2f\\C.\dfrac{f}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{2}{f}\end{array}\)
Câu 9: Mạch dao động LC, dao động với tần số góc là \(\omega .\) Biết điện tích cực đại một bản tụ điện là Q0.Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây được tính bằng hệ thức nào sau đây?
\(\begin{array}{l}A.{I_0} = \omega {Q_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.{I_0} = \dfrac{{{Q_0}}}{\omega }\\C.{I_0} = 2\omega {Q_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.{I_0} = \omega Q_0^2\end{array}\)
Câu 10: Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ
A.vài trăm mét
B.vài mét
C.vài chục mét
D.vài nghìn mét.
Lời giải chi tiết
Đáp án
1. C |
2. A |
3. D |
4. B |
5. C |
6. C |
7. D |
8. B |
9. A |
10. C |
Giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp
Sử dụng công thức tính điện dung của tụ phẳng: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{k.4\pi d}}\)
Sử dụng công thức chu kì: \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)
Cách giải
Điện dung của tụ điện phẳng: \(C = \dfrac{{\varepsilon s}}{{k4\pi d}}\)
Khi d giảm đi một nửa thì C tăng 2 lần.
Vì \(T = 2\pi \sqrt {LC} \) nghĩa là \(T \sim \sqrt C \)
Vì vậy T tăng \(\sqrt 2 \) lần.
Chọn C
Câu 2:
Phương pháp
Sử dụng công thức tần số: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
Cách giải
Đổi đơn vị: \(C = 4pF = {4.10^{ - 12}}F;\)\(\,L = 10mH = {10^{ - 2}}H\)
\(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = 0,{796.10^6}Hz \)\(\,= 0,796MHz.\)
Chọn A
Câu 3:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết về sóng điện từ và sóng cơ.
Cách giải
Sóng cơ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.
Chọn D
Câu 4:
Phương pháp
Sử dụng công thức năng lượng mạch dao động LC: \(W = {W_{d\max }} = {W_{t\max }} = \frac{{CU_0^2}}{2} = \frac{{LI_0^2}}{2}\)
Cách giải
Đổi đơn vị \(L = 7mH = {7.10^{ - 3}}H;\)\(\,C = 175nF = {175.10^{ - 9}}F\)
\(\dfrac{1}{2}CU_0^2 = \dfrac{1}{2}LI_0^2 \)
\(\to {U_0} = {I_0}\sqrt {\dfrac{L}{C}} \)\(= 0,06\sqrt {\dfrac{{{{7.10}^{ - 3}}}}{{0,{{175.10}^{ - 6}}}}} = 12V\)
Chọn B
Câu 5:
Phương pháp
Sử dụng công thức: \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Phương trình cường độ dòng điện: \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Cách giải
\(\begin{array}{l}\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }} = \dfrac{1}{{\sqrt {{{7.10}^{ - 3}}.0,{{175.10}^{ - 6}}} }}\\\;\;\;\, = {5.10^5}rad/s;\\i = {I_0}cos(\omega t + \varphi )\end{array}\)
Chọn t = 0 khi \(i = {I_0} \)
\(\Rightarrow i = {I_0}cos\varphi = {I_0} \)
\(\Rightarrow cos\varphi = 1 \Rightarrow \varphi = 0\)
Suy ra \(i = 6cos({5.10^5}t)\,(mA)\)
Chọn C
Câu 6:
Phương pháp
Sử dụng công thức năng lượng điện từ: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}LI_0^2\)
Cách giải
\({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}LI_0^2 \)
\(\Rightarrow \sqrt {\dfrac{{2{\rm{W}}}}{L}} = \sqrt {\dfrac{{2,{{9.10}^{ - 6}}}}{{0,02}}} = 0,03A\)
Chọn C
Câu 7:
Phương pháp
Nguyên nhân tắt dần chủ yếu của mạch LC là do sự tỏa nhiệt trên dây dẫn.
Cách giải
Nguyên nhân tắt dần chủ yếu của mạch LC là do sự tỏa nhiệt trên dây dẫn.
Chọn D
Câu 8:
Chọn B
Câu 9:
Phương pháp
Sử dụng công thức năng lượng dao động:
\({\rm{W}} = \frac{{LI_0^2}}{2} = \frac{{CU_0^2}}{2} = \frac{{Q_0^2}}{{2C}}\)
Cách giải
Ta có: \(\frac{{LI_0^2}}{2} = \frac{{Q_0^2}}{{2C}} \Leftrightarrow I_0^2 = \frac{{Q_0^2}}{{LC}} = Q_0^2{\omega ^2} \Leftrightarrow {I_0} = \omega {Q_0}\)
Chọn A
Câu 10:
Phương pháp
Sóng dài \( \ge \) 1000m
Sóng trung 100 – 1000m
Sóng ngắn 10 – 100m
Sóng cực ngắn 1 - 10m
Cách giải
Ta có bước sóng của sóng ngắn trong khoảng 10 – 100m.
Chọn C
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử