Đề kiểm tra 15 phút chương Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
Đề bài
Câu 1 : Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:
-
A.
metylclorua
-
B.
clometan
-
C.
đimetyl ete
-
D.
A và B đều đúng
Câu 2 : Chất nào sau đây không phải là phenol ?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Câu 3 : Ancol metylic (CH3OH) không thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
-
A.
CH3Cl
-
B.
HCHO
-
C.
CH3 -COO-CH3
-
D.
HCOOH
Câu 4 : Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
-
A.
CH3CH(OH)CH2CH3
-
B.
(CH3)3COH
-
C.
CH3OCH2CH2CH3
-
D.
CH3CH(CH3)CH2OH
Câu 5 : Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là
-
A.
CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)
-
B.
CnH2n+2On (n ≥ 1)
-
C.
CnH2n+2O (n ≥ 1)
-
D.
CnH2nO (n ≥ 2)
Câu 6 : Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:
-
A.
Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức
-
B.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức
-
C.
Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức
-
D.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức
Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là
-
A.
ancol etylic
-
B.
ancol metylic
-
C.
ancol benzylic
-
D.
propenol
Câu 8 : Cho các chất sau: (1) ancol etylic, (2) metan, (3) đimetyl ete, (4) propanol. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi là
-
A.
(1) > (3) > (4) > (2)
-
B.
(2) > (4) > (3) > (1)
-
C.
(4) > (1) > (2) > (3)
-
D.
(4) > (1) > (3) > (2)
Câu 9 : Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 58,8 gam hỗn hợp 2 rượu A và B no, đơn chức, mạch hở sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Biết B có số nguyên tử cacbon gấp đôi A. Hai rượu A và B lần lượt là:
-
A.
CH3OH và C2H5OH.
-
B.
C2H5OH và C4H9OH.
-
C.
C3H7OH và C6H13OH.
-
D.
C5H11OH và C10H17OH.
Câu 10 : Cho hh A gồm 1 rượu no, đơn chức và 1 rượu no 2 chức tác dụng với Na dư thu được 0,616 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 1 lượng gấp đôi hh A thì thu được 7,92 gam CO2 và 4,5 gam H2O. CTPT của mỗi rượu là
-
A.
C2H5OH và C3H6(OH)2.
-
B.
C2H4(OH)2 và C3H7OH.
-
C.
C3H5OH và C2H4(OH)2.
-
D.
CH3OH và C3H6(OH)2.
Câu 11 : Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 olefin liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng hợp nước (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 12,9 gam hỗn hợp A gồm 3 ancol. Đun nóng hỗn hợp A trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được 10,65 gam hỗn hợp B gồm 6 ete khan. Công thức phân tử của 2 anken là
-
A.
C2H4 và C3H6
-
B.
C3H6 và C4H8
-
C.
C4H8 và C5H10
-
D.
C2H4 và C4H8
Câu 12 : Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là:
-
A.
750
-
B.
550
-
C.
810
-
D.
650
Lời giải và đáp án
Câu 1 : Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:
-
A.
metylclorua
-
B.
clometan
-
C.
đimetyl ete
-
D.
A và B đều đúng
Đáp án : D
Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit
CH3OH + HCl → CH3Cl + H2O
CH3Cl có tên là metylclorua và clometan
Câu 2 : Chất nào sau đây không phải là phenol ?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : D
D không phải là phenol mà là ancol thơm vì trong phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen
Câu 3 : Ancol metylic (CH3OH) không thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
-
A.
CH3Cl
-
B.
HCHO
-
C.
CH3 -COO-CH3
-
D.
HCOOH
Đáp án : D
Chất CH3Cl cho tác dụng với NaOH, HCHO cho tác dụng với CO, CH3COOCH3 tác dụng với NaOH
=> chỉ có HCOOH không thể trực tiếp điều chế ra CH3OH
Câu 4 : Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
-
A.
CH3CH(OH)CH2CH3
-
B.
(CH3)3COH
-
C.
CH3OCH2CH2CH3
-
D.
CH3CH(CH3)CH2OH
Đáp án : A
Loại dần đáp án không phù hợp; Loại B và C vì B, C không bị tách nước
Loại D do D chỉ có một hướng tách nên không thể tạo ra 3 anken
A đúng vì CH3CH(OH)CH2CH3 có 2 hướng tách và tạo đồng phân hình học
Câu 5 : Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là
-
A.
CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)
-
B.
CnH2n+2On (n ≥ 1)
-
C.
CnH2n+2O (n ≥ 1)
-
D.
CnH2nO (n ≥ 2)
Đáp án : C
Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2n+2O (n ≥ 1)
Câu 6 : Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:
-
A.
Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức
-
B.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức
-
C.
Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức
-
D.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức
Đáp án : C
Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức.
Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là
-
A.
ancol etylic
-
B.
ancol metylic
-
C.
ancol benzylic
-
D.
propenol
Đáp án : B
Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 thì ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin)
nH2O > 1,5.nCO2 => ancol đốt cháy là CH3OH
Câu 8 : Cho các chất sau: (1) ancol etylic, (2) metan, (3) đimetyl ete, (4) propanol. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi là
-
A.
(1) > (3) > (4) > (2)
-
B.
(2) > (4) > (3) > (1)
-
C.
(4) > (1) > (2) > (3)
-
D.
(4) > (1) > (3) > (2)
Đáp án : D
Ancol có nhiệt độ sôi lớn nhất và tăng theo phân tử khối => (4) > (1)
Ankan có nhiệt độ sôi thấp nhất => (2) thấp nhất
=> thứ tự đúng là (4) > (1) > (3) > (2)
Câu 9 : Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 58,8 gam hỗn hợp 2 rượu A và B no, đơn chức, mạch hở sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Biết B có số nguyên tử cacbon gấp đôi A. Hai rượu A và B lần lượt là:
-
A.
CH3OH và C2H5OH.
-
B.
C2H5OH và C4H9OH.
-
C.
C3H7OH và C6H13OH.
-
D.
C5H11OH và C10H17OH.
Đáp án : C
Gọi CTPT của A → CTPT của B
Gọi nA = x mol; nB = y mol
+) mA + mB = 58,8 => PT (1)
+) Ancol đơn chức => nancol = 2.nH2 → PT (2)
+) Tính n(x + 2y) => khoảng giá trị
Gọi CTPT của A là CnH2n+2O → CTPT của B là C2nH4n+2O
Gọi nA = x mol; nB = y mol
mA + mB = 58,8 => (14n + 2)x + (14.2n + 2)y = 58,8 (1)
nH2= 0,35 mol → nancol = 0,35.2 = 0,7 mol => x + y = 0,7 (2)
Thay (2) vào (1) ta có: n(x + 2y) = 3,3
Ta có: n(x + y) < n(x + 2y) < n(2x + 2y) => n(x + y) < 3,3 < 2n(x + y)
=> 2,3 < n < 4 => n = 3 → 2 rượu là C3H7OH và C6H13OH
Câu 10 : Cho hh A gồm 1 rượu no, đơn chức và 1 rượu no 2 chức tác dụng với Na dư thu được 0,616 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 1 lượng gấp đôi hh A thì thu được 7,92 gam CO2 và 4,5 gam H2O. CTPT của mỗi rượu là
-
A.
C2H5OH và C3H6(OH)2.
-
B.
C2H4(OH)2 và C3H7OH.
-
C.
C3H5OH và C2H4(OH)2.
-
D.
CH3OH và C3H6(OH)2.
Đáp án : A
+) nH2 = 0,5.nCnH2n+2O + nCmH2m+2O2
Đốt 1 lượng gấp đôi A thu được 0,18 mol CO2 và 0,25 mol H2O
+) Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2xn + 2ym = 0,18
+) Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 2x(n+1) + 2y(m+1) = 0,25
Gọi CTPT của rượu no đơn chức là CnH2n+2O (x mol) và rượu no, 2 chức là CmH2m+2O2 (y mol)
Ta có: nH2 = 0,5.nCnH2n+2O + nCmH2m+2O2 => 0,5x + y = 0,0275 (1)
Đốt 1 lượng gấp đôi A thu được 0,18 mol CO2 và 0,25 mol H2O
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2xn + 2ym = 0,18 (2)
Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 2x(n+1) + 2y(m+1) = 0,25 (3)
Từ (1), (2) và (3) => x = 0,015; y = 0,02 và 3n + 4m = 18
=> 2 ancol là C2H5OH và C3H6(OH)2
Câu 11 : Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 olefin liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng hợp nước (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 12,9 gam hỗn hợp A gồm 3 ancol. Đun nóng hỗn hợp A trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được 10,65 gam hỗn hợp B gồm 6 ete khan. Công thức phân tử của 2 anken là
-
A.
C2H4 và C3H6
-
B.
C3H6 và C4H8
-
C.
C4H8 và C5H10
-
D.
C2H4 và C4H8
Đáp án : A
+) mnước = mancol – mete
+) nancol = 2nnước
+) ¯Mancol=12,90,25=51,6=>¯R= 51,6−17 = 34,6
Mà 2 anken là đồng đẳng liên tiếp nên 3 ancol có 2 ancol là đồng phân của nhau và cũng là các ancol đồng đẳng liên tiếp. Nên 3 ancol là C2H5OH và C3H7OH => 2 anken là C2H4 và C3H6.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mnước = mancol – mete = 12,9 – 10,65 = 2,25 gam; nnước = 2,2518 = 0,125 mol
Ta có nancol = 2nnước = 2. 0,125= 0,25 mol. Gọi công thức chung của 2 ancol là ¯ROH
Suy ra ¯Mancol=12,90,25=51,6=>¯R=51,6 − 17 = 34,6
Mà 2 anken là đồng đẳng liên tiếp nên 3 ancol có 2 ancol là đồng phân của nhau và cũng là các ancol đồng đẳng liên tiếp. Nên 3 ancol là C2H5OH và C3H7OH 2 anken là C2H4 và C3H6.
Câu 12 : Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là:
-
A.
750
-
B.
550
-
C.
810
-
D.
650
Đáp án : A
nCO2=550+2.100100 => nC6H12O6=nCO22
+) m = 3,75 . 162 . 100/81
Các phản ứng:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
C6H12O6→ 2C2H6O + 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 + H2O → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2→ CO2 + CaCO3 + H2O
nCO2=550+2.100100=7,5mol
=> nC6H12O6=nCO22 = 3,75 mol
=> m = 3,75 . 162 . 100/81 = 750g
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1