Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
Đề bài
Phát biểu nào dưới đây không phải ứng dụng của ankan?
-
A.
Dùng làm dung môi
-
B.
Dùng làm nhiên liệu động cơ (xăng, dầu,..)
-
C.
Dùng làm chất đốt
-
D.
Dùng làm nguyên liệu tổng hợp polime
Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?
-
A.
(3) và (4).
-
B.
(1),(2) và (3).
-
C.
(1) và (2).
-
D.
(2),(3) và (4).
Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :
(1) (CH3)3CCH2Cl (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 (3) CH3ClC(CH3)3
-
A.
(1) và (2).
-
B.
(2) và (3).
-
C.
(2).
-
D.
(1).
Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?
-
A.
Nung muối natri malonat với vôi tôi xút
-
B.
Canxi cacbua tác dụng với nước
-
C.
Nung natri axetat với vôi tôi xút
-
D.
Điện phân dung dịch natri axetat
Công thức phân tử tổng quát của ankin là
-
A.
CnH2n-2 (n ≥ 3).
-
B.
CnH2n-2 (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n-6 (n ≥ 4).
-
D.
CnH2n (n ≥ 2).
Cho etin phản ứng với dung dịch brom dư thu được sản phẩm là
-
A.
CH2Br – CH2Br.
-
B.
CHBr2 – CHBr2.
-
C.
CHBr = CHBr.
-
D.
CH2Br – CHBr2.
Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?
-
A.
Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
-
B.
Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
-
C.
Phản ứng trùng hợp của anken.
-
D.
Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Cho các phản ứng sau:
(1) CH4 + O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2O + H2O
(2) 2C4H10 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 4C2H4O2 + 2H2O
(3) 2C2H6 + 12O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3C + 9CO2 + 6H2O
(4) C3H8 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4H2O
Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là
-
A.
3.
-
B.
4.
-
C.
1.
-
D.
2.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của
-
A.
anken.
-
B.
ankan.
-
C.
ankan và xicloankan.
-
D.
ankin.
Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là
-
A.
có kết tủa xanh.
-
B.
có kết tủa nâu đen.
-
C.
có kết tủa trắng.
-
D.
có kết tủa vàng.
Trùng hợp but-2-en, sản phẩm thu được có cấu tạo là
-
A.
(-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.
-
B.
[-CH(CH3)-CH(CH3)-]n.
-
C.
[-CH(CH3)=CH(CH3)-]n.
-
D.
[-CH2-CH(C2H5)-]n.
Công thức tổng quát của anken là
-
A.
CnH2n (n ≥ 2).
-
B.
CnH2n+2 (n ≥ 1).
-
C.
CnH2n-2 (n ≥ 2).
-
D.
CnH2n (n ≥ 1)
Có bao nhiêu ankađien liên hợp có phân tử khối là 68 ?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là :
-
A.
C2H6.
-
B.
C3H8.
-
C.
C4H10.
-
D.
C5H12.
Ankan
-
A.
1,1,3-trimetylheptan.
-
B.
2,4-đimetylheptan.
-
C.
2-metyl-4-propylpentan.
-
D.
4,6-đimetylheptan.
Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với H2 bằng 46,25. Tên của Y là :
-
A.
butan.
-
B.
propan.
-
C.
isobutan.
-
D.
cả A và C đều đúng
Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp nA : nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là :
-
A.
C2H6 và C4H10.
-
B.
C5H12 và C6H14.
-
C.
C2H6 và C3H8.
-
D.
C4H10 và C3H8
Cho 224,00 lít metan (đktc) qua hồ quang được V lít hỗn hợp A (đktc) chứa 12% C2H2 ;10% CH4 ; 78% H2 (về thể tích). Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng :
2CH4 $\xrightarrow{{}}$ C2H2 + 3H2 (1)
CH4 $\xrightarrow{{}}$ C + 2H2 (2)
Giá trị của V là :
-
A.
407,27.
-
B.
448,00.
-
C.
520,18.
-
D.
472,64.
Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5(IV);
C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V)
-
A.
(I), (IV), (V).
-
B.
(II), (IV), (V).
-
C.
(III), (IV).
-
D.
(II), III, (IV), (V).
Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:
-
A.
CH4, C2H4
-
B.
CH4, C3H6
-
C.
CH4, C4H8
-
D.
C2H6, C3H6
Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là
-
A.
3-etylpent-2-en.
-
B.
3-etylpent-3-en.
-
C.
3-etylpent-1-en.
-
D.
3,3- đimetylpent-1-en.
Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
-
A.
48 gam
-
B.
12 gam
-
C.
36 gam
-
D.
24 gam
Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng
-
A.
dd AgNO3/NH3 và nước brom.
-
B.
dung dịch AgNO3/NH3
-
C.
dd NaOH.
-
D.
dd KMnO4
Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là
-
A.
C2H2
-
B.
C3H4
-
C.
C6H10
-
D.
C4H6
Có 2,24 lít hỗn hợp A gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hiđro. Đốt cháy hết A cần 6,944 lít khí oxi. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng P2O5 thấy khối lượng bình tăng 3,96 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức cấu tạo 2 anken và % thể tích của hiđro trong hỗn hợp A là
-
A.
C3H6; C4H8 và 80%.
-
B.
C2H4, C3H6 và 80%.
-
C.
C2H4, C3H6 và 20%.
-
D.
C3H6; C4H8 và 20%.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào dưới đây không phải ứng dụng của ankan?
-
A.
Dùng làm dung môi
-
B.
Dùng làm nhiên liệu động cơ (xăng, dầu,..)
-
C.
Dùng làm chất đốt
-
D.
Dùng làm nguyên liệu tổng hợp polime
Đáp án : D
Ankan được dùng làm dung môi, nhiên liệu, chất đốt và nguyên liệu tổng hợp các chất khác,..
Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?
-
A.
(3) và (4).
-
B.
(1),(2) và (3).
-
C.
(1) và (2).
-
D.
(2),(3) và (4).
Đáp án : D
Xem lại lí thuyết anken
Tên gọi |
CTCT |
CTPT |
2-metylbut-1-en |
CH2=C(CH3)CH2-CH3 |
C5H10 |
3,3-đimetylbut-1-en |
CH2=CH-C(CH3)3 |
C6H12 |
3-metylpent-1-en |
CH2=CH-CH(CH3)-CH2-CH3 |
C6H12 |
3-metylpent-2-en |
CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3 |
C6H12 |
=> những chất đồng phân của nhau là những chất có cùng CTPT : (2), (3), (4)
Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :
(1) (CH3)3CCH2Cl (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 (3) CH3ClC(CH3)3
-
A.
(1) và (2).
-
B.
(2) và (3).
-
C.
(2).
-
D.
(1).
Đáp án : D
Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan
2,2-đimetylpropan: (CH3)3C-CH3 => chỉ có 1 vị trí thế Cl
(CH3)3C-CH3 + Cl2 → (CH3)3C-CH2Cl + HCl
Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?
-
A.
Nung muối natri malonat với vôi tôi xút
-
B.
Canxi cacbua tác dụng với nước
-
C.
Nung natri axetat với vôi tôi xút
-
D.
Điện phân dung dịch natri axetat
Đáp án : B
Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng canxicacbua tác dụng với nước vì
$Ca{C_2} + 2{H_2}O \to {C_2}{H_2} + Ca{(OH)_2}$
Công thức phân tử tổng quát của ankin là
-
A.
CnH2n-2 (n ≥ 3).
-
B.
CnH2n-2 (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n-6 (n ≥ 4).
-
D.
CnH2n (n ≥ 2).
Đáp án : B
Công thức phân tử tổng quát của ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2).
Cho etin phản ứng với dung dịch brom dư thu được sản phẩm là
-
A.
CH2Br – CH2Br.
-
B.
CHBr2 – CHBr2.
-
C.
CHBr = CHBr.
-
D.
CH2Br – CHBr2.
Đáp án : B
CH≡CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2
Áp dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp vào trường hợp nào sau đây ?
-
A.
Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
-
B.
Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
-
C.
Phản ứng trùng hợp của anken.
-
D.
Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Đáp án : D
Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được dùng trong phản ứng cộng HX và anken bất đối xứng (xem ưu tiên X vào C nào…)
Cho các phản ứng sau:
(1) CH4 + O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH2O + H2O
(2) 2C4H10 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 4C2H4O2 + 2H2O
(3) 2C2H6 + 12O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3C + 9CO2 + 6H2O
(4) C3H8 + 5O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4H2O
Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là
-
A.
3.
-
B.
4.
-
C.
1.
-
D.
2.
Đáp án : A
Các phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là (1), (2) và (3) vì số oxi hóa của C trong sản phẩm chưa đạt tối đa
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CnH2n+2. X thuộc dãy đồng đẳng của
-
A.
anken.
-
B.
ankan.
-
C.
ankan và xicloankan.
-
D.
ankin.
Đáp án : B
X thuộc dãy đồng đẳng của ankan.
Khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, hiện tượng quan sát được là
-
A.
có kết tủa xanh.
-
B.
có kết tủa nâu đen.
-
C.
có kết tủa trắng.
-
D.
có kết tủa vàng.
Đáp án : D
Cho axetilen vào dung dịch AgNO3 :
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg ↓vàng nhạt + 2NH4NO3
=> phản ứng tạo kết tủa vàng nhạt
Trùng hợp but-2-en, sản phẩm thu được có cấu tạo là
-
A.
(-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.
-
B.
[-CH(CH3)-CH(CH3)-]n.
-
C.
[-CH(CH3)=CH(CH3)-]n.
-
D.
[-CH2-CH(C2H5)-]n.
Đáp án : B
Phương trình trùng hợp but-2-en: nCH3-CH=CH-CH3 → (-CH(CH3)-CH(CH2)-)n
Công thức tổng quát của anken là
-
A.
CnH2n (n ≥ 2).
-
B.
CnH2n+2 (n ≥ 1).
-
C.
CnH2n-2 (n ≥ 2).
-
D.
CnH2n (n ≥ 1)
Đáp án : A
Công thức tổng quát của anken là CnH2n (n ≥ 2).
Có bao nhiêu ankađien liên hợp có phân tử khối là 68 ?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : C
Ankađien có CTPT CnH2n-2 => M = 14n – 2 = 68 => n = 5 => ankađien là C5H8
Các ankađien liên hợp ứng với công thức phân tử C5H8 là
1. CH2=CH-CH=CH-CH3 (có 2 đồng phân hình học)
2. CH2=C(CH3)CH=CH2
=> có 3 ankađien
Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là :
-
A.
C2H6.
-
B.
C3H8.
-
C.
C4H10.
-
D.
C5H12.
Đáp án : D
ankan Y : CnH2n+2
$\% {m_C} = \frac{{12n}}{{12n + 2n + 2}}.100\%$.
=> n => Công thức phân tử của Y
Gọi công thức phân tử của ankan Y có dạng CnH2n+2
$\% {m_C} = \frac{{12n}}{{12n + 2n + 2}}.100\% = 83,33\% \,\, = > \,\,n = 5$.
=> Công thức phân tử của Y là C5H12
Ankan
-
A.
1,1,3-trimetylheptan.
-
B.
2,4-đimetylheptan.
-
C.
2-metyl-4-propylpentan.
-
D.
4,6-đimetylheptan.
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết ankan
- Đánh số vị trí C sao cho tổng số mạch nhánh là nhỏ nhất:
=> tên của X là: 2,4-đimetylheptan
Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với H2 bằng 46,25. Tên của Y là :
-
A.
butan.
-
B.
propan.
-
C.
isobutan.
-
D.
cả A và C đều đúng
Đáp án : D
+) Đặt CTPT của ankan là CnH2n+2 => CTPT của dẫn xuất
+) Từ tỉ khối của dẫn xuất với hiđro => tính n
+) Biện luận công thức cấu tạo
Đặt CTPT của ankan là CnH2n+2
Phản ứng của CnH2n+2 với clo tạo ra dẫn xuất monoclo :
${{C}_{n}}{{H}_{2n+2}}+C{{l}_{2}}\xrightarrow{\text{as}}{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}Cl+HCl$ (1)
Theo giả thiết ta thấy CnH2n+1Cl gồm hai đồng phân và ${{M}_{{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}Cl}}=46,25.2=92,5\,\,gam/mol$
=> 14n + 36,5 = 92,5 => n = 4 => CTPT của ankan là C4H10
+) Vì phản ứng tạo 2 dẫn xuất => X là butan hoặc isobutan
Phương trình phản ứng :
Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp nA : nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là :
-
A.
C2H6 và C4H10.
-
B.
C5H12 và C6H14.
-
C.
C2H6 và C3H8.
-
D.
C4H10 và C3H8
Đáp án : A
Gọi công thức phân tử trong bình là ${{C}_{{\bar{n}}}}{{H}_{2\bar{n}+2}}$
+) Từ khối lượng phân tử trung bình => tính n trung bình
Giả sử A đúng => số mol mỗi chất $=>\,\bar{C}$
Giả sử D đúng => số mol mỗi chất $=>\,\bar{C}$
Gọi công thức phân tử trong bình là ${{C}_{{\bar{n}}}}{{H}_{2\bar{n}+2}}$
$=>14\bar{n}+2=52,4\,\,=>\,\bar{n}=3,6$ => loại B vì 2 chất có số C > 3,6 và loại C vì 2 chất đều có số C < 3,6
Giả sử A đúng => nC2H6 = 1 mol ; nC4H10 = 4 mol $=>\,\,\bar{C}=\frac{2.1+4.4}{1+4}=3,6$ (thỏa mãn)
Giả sử D đúng => nC4H10 = 1 mol ; nC3H8 = 4 mol $=>\,\,\bar{C}=\frac{4.1+3.4}{1+4}=3,2$ (loại)
Cho 224,00 lít metan (đktc) qua hồ quang được V lít hỗn hợp A (đktc) chứa 12% C2H2 ;10% CH4 ; 78% H2 (về thể tích). Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng :
2CH4 $\xrightarrow{{}}$ C2H2 + 3H2 (1)
CH4 $\xrightarrow{{}}$ C + 2H2 (2)
Giá trị của V là :
-
A.
407,27.
-
B.
448,00.
-
C.
520,18.
-
D.
472,64.
Đáp án : A
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với H ta có :
nH (trong CH4 ban đầu) = nH (trong CH4 dư, C2H2 và H2 trong A) => tính x
Sơ đồ phản ứng : $10\,mol\,C{H_4}\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{gathered} {C_2}{H_2}\, \uparrow :\,\,\,12\%V \hfill \\ {H_2}\,\, \uparrow :\,\,\,78\%V \hfill \\ C{H_4} \uparrow \,\,:\,\,\,10\%V \hfill \\ C \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Đặt số mol của C2H2 ; CH4 ; H2 trong hỗn hợp A lần lượt là 12x ; 10x ; 78x (vì đối với các chất khí tỉ lệ % về thể tích bằng tỉ lệ % về số mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với H ta có :
nH (trong CH4 ban đầu) = nH (trong CH4 dư, C2H2 và H2 trong A) => 10.4 = 4.10x + 2.12x + 2.78x
=> x = 0,1818 mol => VA = 100x.22,4 = 407,27 lít
Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5(IV);
C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V)
-
A.
(I), (IV), (V).
-
B.
(II), (IV), (V).
-
C.
(III), (IV).
-
D.
(II), III, (IV), (V).
Đáp án : B
Điều kiện để có đồng phân cis - trans:
+) Trong cấu tạo phân tử phải có 1 liên kết đôi.
+) 2 nhóm thế liên kết với cùng 1 cacbon của nối đôi phải khác nhau.
Những chất có đồng phân cis – trans là:
CH3CH=CHCl (II); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5(IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V)
Hỗn hợp khí X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho 1,68 lit khí X cho qua dung dịch brom làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa brom thấy còn lại 1,12 lit khí. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là:
-
A.
CH4, C2H4
-
B.
CH4, C3H6
-
C.
CH4, C4H8
-
D.
C2H6, C3H6
Đáp án : B
+) Từ nhỗn hợp => nankan => nanken
+) nCaCO3 = nCO2 => \(\overline n \)=> Ankan và anken
Theo bài ra ta có nhỗn hợp = 0,075 mol => nankan = 0,05 mol => nanken = 0,025 mol
nCaCO3 = 0,125 = nCO2 => \(\overline n \)= 0,125 / 0,075 = 1,67 => Ankan là CH4
\( = > \,\,n = \frac{{0,125 - 0,05.1}}{{0,025}} = 3\) => anken là C3H6
Anken thích hợp để điều chế ancol (CH3CH2)3C-OH là
-
A.
3-etylpent-2-en.
-
B.
3-etylpent-3-en.
-
C.
3-etylpent-1-en.
-
D.
3,3- đimetylpent-1-en.
Đáp án : A
+) Phản ứng của anken sinh ra ancol là phản ứng của anken với nước
+) Viết CTCT của ancol, vận dụng quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp xác định anken ban đầu
Khi anken tác dụng vs nước thì sp tạo thành sẽ tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp
=> nhóm OH thế vào C bậc cao hơn, H sẽ thế vào C bậc thấp hơn.
Viết CTCT của sp, xác định được mạch chính chứa nhóm OH có 5C, mà nhóm OH đã thế vào C ở vị trí thứ 3 nên H sẽ thế vào C ở vị trí thứ 2. Vậy lk đôi ở vị trí thứ 2 => chất ban đầu là 3-etylpent-2-en.
Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
-
A.
48 gam
-
B.
12 gam
-
C.
36 gam
-
D.
24 gam
Đáp án : D
Gọi nCaC2 = x mol; nCa = y mol=> mhh X = PT (1)
+) nC2H2 = nCaC2 = x mol; nH2 = nCa = y mol => nhh Y = PT (2)
+) nAg2C2 = nC2H2
Gọi nCaC2 = x mol; nCa = y mol
=> mhh X = 64x + 40y = 12,4 (1)
Hỗn hợp khí Y gồm C2H2 và H2
nC2H2 = nCaC2 = x mol; nH2 = nCa = y mol
=> nhh Y = x + y = 0,25 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,15
=> nAg2C2 = nC2H2 = 0,1 mol => mkết tủa = 24 gam
Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng
-
A.
dd AgNO3/NH3 và nước brom.
-
B.
dung dịch AgNO3/NH3
-
C.
dd NaOH.
-
D.
dd KMnO4
Đáp án : A
|
Metan (CH4) |
Etilen (CH2 = CH2) |
Axetilen (CH º CH) |
AgNO3/NH3 |
x |
x |
↓ vàng |
dung dịch Br2 |
x |
mất màu |
|
Phương trình hóa học
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C–Ag ↓(vàng) + 2NH4NO3
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br
Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là
-
A.
C2H2
-
B.
C3H4
-
C.
C6H10
-
D.
C4H6
Đáp án : C
+) Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol
+) nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b
+) Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
+) nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2
+) nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2
Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} = > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\,$
Ở 210oC, nước ở thể hơi => coi như là 1 khí gây áp suất trong bình
Vì lượng không khí dùng vừa đủ => hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2, H2O và N2
Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol
=> nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b
Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = a + 0,5b
Trong không khí: nN2 = 4.nO2 = 4a + 2b
=> nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2 = a – b + a + 0,5b + 4a + 2b = 6a + 1,5b
nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2 = a + b + 4a + 2b = 5a + 3b
Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} = > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\, = > \,\,\frac{{0,81}}{{0,836}} = \frac{{6a + 1,5b}}{{5a + 3b}}\,\, = > \,a = 1,21b$
=> nankin = a – b = 1,21b – b = 0,21b mol
=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 1,21 / 0,21 = 5,76
=> 2 ankin X và Y là C5H8 và C6H10
Có 2,24 lít hỗn hợp A gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hiđro. Đốt cháy hết A cần 6,944 lít khí oxi. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng P2O5 thấy khối lượng bình tăng 3,96 gam. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức cấu tạo 2 anken và % thể tích của hiđro trong hỗn hợp A là
-
A.
C3H6; C4H8 và 80%.
-
B.
C2H4, C3H6 và 80%.
-
C.
C2H4, C3H6 và 20%.
-
D.
C3H6; C4H8 và 20%.
Đáp án : C
Gọi nCnH2n = a mol; nH2 = b mol => PT(1)
CnH2n + 1,5nO2 → nCO2 + nH2O
a → 1,5na → na
2H2 + O2 → 2H2O
b → 0,5b → b
+) nO2 phản ứng = PT(2)
+) nH2O sinh ra = PT(3)
nhỗn hợp = 0,1 mol; nO2 = 0,31 mol;
Gọi công thức phân tử của 2 anken là CnH2n
Gọi nCnH2n = a mol; nH2 = b mol => a + b = 0,1 (1)
CnH2n + 1,5nO2 → nCO2 + nH2O
a → 1,5na → na
2H2 + O2 → 2H2O
b → 0,5b → b
nO2 phản ứng = 1,5na + 0,5b = 0,31 (2)
Khối lượng bình tăng là khối lượng P2O5 bị giữ lại => mH2O = 3,96 gam => nH2O = 0,22 mol
nH2O sinh ra = na + b = 0,22 (3)
Từ (1), (2) và (3) => b = 0,02; a = 0,08; n = 2,5
=> 2 anken làC2H4 và C3H6
%nH2 = 0,02 / 0,1 . 100% = 20%
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1