Bài 3 trang 141 SGK ĐỊa lí 10>
Giải bài tập Bài 3 trang 141 SGK ĐỊa lí 10
Đề bài
Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phân tích và liên hệ.
Lời giải chi tiết
Các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải:
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Các ngành kinh tế là khách hàng của giao thông vận tải. Những yêu cầu về khối lượng vận tải, cự li, thời gian giao nhận, tốc độ vận chuyển...của các ngành kinh tế là tiêu chí để lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển.
Ví dụ:
Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng.
Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải: đối với dầu khí, cần lựa chọn phương tiện vận chuyển tàu biển, di chuyển trên tuyến đường dài; mặt hàng hóa chất, vật liệu dễ cháy đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn...
+ Sự phát triển và phân bố các hoạt động kinh tế, đặc biệt là công nghiệp sẽ hình thành nên các mạng lưới giao thông vận tải khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng mới khai thác.
Ví dụ: Các trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng thời là hai đầu mối giao thông vận tải của nước ta.
+ Công nghiệp cơ chí chế tạo ra máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (sản xuất ô tô, máy bay, tàu biển, đường ray, hệ thống logistic...); công nghiệp xây dựng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng về cầu cống đường sá...cho giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
+ Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn, hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.
+ Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch, tac-xi), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,...).
Loigiaihay.com
- Bài 4 trang 141 SGK Địa lí 10
- Bài 2 trang 141 SGK Địa lí 10
- Bài 1 trang 141 SGK Địa lí 10
- Em hãy liệt kê các loại phương tiện vận tải khác nhau tham gia vào giao thông vận tải thành phố?
- Dựa vào sơ đồ trang 140 và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của ngành công nghiệp tới dự phát triển và phân bố, cũng như hoạt động của ngành giao thông vận tải?
>> Xem thêm