

Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?>
Đề bài
Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Liên hệ vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên
Lời giải chi tiết
* Việc trồng rừng có nhiều ý nghĩa:
- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.
- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.
- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)
- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.
- Mô hình nông – lâm kết hợp còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống người dân.
* Chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì:
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.
Loigiaihay.com


- Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường trọng điểm.
- Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản.
- Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.
- Bài 1 trang 37 SGK Địa lí 9
- Bài 2 trang 37 SGK Địa lí 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
- Bài 3 trang 133 SGK Địa lí 9
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 1 trang 133 SGK Địa lí 9
- Giải bài 1 trang 134 SGK Địa lí 9
- Bài 2 trang 133 SGK Địa lí 9
- Căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này
- Lý thuyết vùng Đông Nam Bộ (Phần 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội) Địa lí 9
- Bài 1 trang 123 SGK Địa lí 9
- Tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long