

Nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta>
Đề bài
Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phân tích sơ đồ.
Lời giải chi tiết
* Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
- Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.
Loigiaihay.com


- Tìm trên hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta
- Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.
- Tại sao cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ?
- Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác?
- Bài 1 trang 139 SGK Địa lí 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3 trang 18 SGK Địa lí 9
- Giải bài thực hành 2 trang 18 SGK Địa lí 9
- Giải bài thực hành 1 trang 18 SGK Địa lí 9
- Bài 3 trang 17 SGK Địa lí 9
- Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?
- Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 23 SGK Địa lí 9
- Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển.
- Bài 3 trang 23 SGK Địa lí 9