Lý thuyết Đo nhiệt độ KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Lý thuyết Đo nhiệt độ KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
ĐO NHIỆT ĐỘ
I. Đo nhiệt độ
- Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật người ta dùng khái niệm nhiệt độ. Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.
=> Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật.
- Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C. Khoảng cách giữa chúng được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 10C.
- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là 0C.
- Ngoài ra, ở một số nước người ta đo nhiệt độ theo độ Fa-ren-hai, kí hiệu là 0F. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F (có 180 khoảng chia).
- Cách quy đổi từ 0C sang 0F:
\(t{(^0}F) = \left[ {t{(^0}C).1,8} \right] + 32\)
Ví dụ: \({25^0}C = 25.1,8 + 32 = {77^0}F\)
*Mở rộng:
Một số nhiệt độ theo thang nhiệt độ Xen-xi-út:
Đối tượng |
Nhiệt độ (0C) |
Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất trên Trái Đất |
-89 |
Nước đá đang tan |
0 |
Nhiệt độ cơ thể người (thân nhiệt) |
37 |
Sa mạc Lút ở I-ran, nơi nóng nhất Trái Đất |
71 |
Nhiệt độ cao nhất của một ngọn nến |
1027 |
Nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời |
5500 |
II. Dụng cụ đo nhiệt độ
1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra.
- Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
2. Các loại nhiệt kế
- Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế hồng ngoại, …
III. Sử dụng nhiệt kế y tế
1. Nhiệt kế y tế thủy ngân
Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống
Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
Bước 4: Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
2. Nhiệt kế y tế điện tử
Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế
Bước 2: Bấm nút khởi động
Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi
Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
Bước 5: Tắt nút khởi động
* Ngoài ra, ngày nay người ta còn dùng trong y tế các loại nhiệt kế như:
- Nhiệt kế đổi màu: chỉ cần dán một băng giấy nhỏ có phủ một lớp chất đổi màu theo nhiệt độ lên trán người bệnh là có thể biết được nhiệt độ cơ thể của họ.
- Nhiệt kế hiện số: là loại nhiệt kế mà số chỉ nhiệt độ cần đo hiện ngay trên màn hình.
Sơ đồ tư duy về đo nhiệt độ - KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Câu hỏi mở đầu bài 8 trang 24 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 2 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 3 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi mục III bài 8 trang 26 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức
- Steam - Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Kết nối tri thức
- Steam - Bàn tay lửa KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi 3 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Steam - Làm đèn lava - Ứng dụng của nhũ tương KHTN 6 - Kết nối tri thức
- Steam - Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Kết nối tri thức
- Steam - Bàn tay lửa KHTN 6 Kết nối tri thức
- Trả lời câu hỏi 3 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời câu hỏi 2 mục I trang 25 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống