Phần câu hỏi bài 11 trang 49 Vở bài tập toán 6 tập 2>
Giải phần câu hỏi bài 11 trang 49 VBT toán 6 tập 2. Trong các đẳng thức sau đây, đẳng thức minh họa tính chất kết hợp của phép nhân là ...
Câu 31
Trong các đẳng thức sau đây, đẳng thức minh họa tính chất kết hợp của phép nhân là :
(A) \(\dfrac{1}{3} \cdot 7 \cdot 10 = \dfrac{1}{3} \cdot 10 \cdot 7\);
(B) \(\left( {\dfrac{1}{3} \cdot 7} \right) \cdot 10 = \dfrac{1}{3} \cdot \left( {7 \cdot 10} \right)\);
(C) \(\dfrac{1}{3} \cdot 7 + \dfrac{1}{3} \cdot 10 = \dfrac{1}{3} \cdot 17;\)
(D) \(\dfrac{1}{3} \cdot 7 \cdot 10 = \left( {\dfrac{1}{3} \cdot 7} \right) \cdot \left( {\dfrac{1}{3} \cdot 10} \right).\)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tính chất kết hợp của phép nhân phân số :
\(\left( {\dfrac{a}{b} \cdot \dfrac{c}{d}} \right) \cdot \dfrac{p}{q} = \dfrac{a}{b} \cdot \left( {\dfrac{c}{d} \cdot \dfrac{p}{q}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Ta có :
(A) Tính chất giao hoán.
(B) Tính chất kết hợp.
(C) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
(D) Một phép tính sai.
Chọn B.
Câu 32
Kết quả của phép tính \(\dfrac{{ - 5}}{7} \cdot \dfrac{1}{{35}} + \dfrac{6}{{49}} \cdot \left( { - 8} \right) + \dfrac{{16}}{{ - 3}} \cdot \dfrac{{ - 3}}{8}\) là :
(A) \( - 3\) (B) \(3;\)
(C) \( - 1;\) (D)\(1\).
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Phương pháp giải:
Tính giá trị biểu thức theo đúng quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{ - 5}}{7} \cdot \dfrac{1}{{35}} + \dfrac{6}{{49}} \cdot \left( { - 8} \right) + \dfrac{{16}}{{ - 3}} \cdot \dfrac{{ - 3}}{8}\\ = \dfrac{{5.\left( { - 1} \right).1}}{{7.5.7}} + \dfrac{{6.\left( { - 8} \right)}}{{49}} + \dfrac{{8.2.\left( { - 3} \right)}}{{\left( { - 3} \right).8}}\\ = \dfrac{{ - 1}}{{49}} + \dfrac{{ - 48}}{{49}} + 2\\ = \dfrac{{\left( { - 1} \right) + \left( { - 48} \right)}}{{49}} + 2\\ = - 1 + 2 = 1\end{array}\)
Chọn D.
Câu 33
Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng :
Phương pháp giải:
Vận dụng quy tắc thực hiện các phép tính, tính rồi nối với ô chứa kết quả thích hợp.
Lời giải chi tiết:
(A) \(\dfrac{5}{{21}} \cdot \dfrac{{ - 7}}{{10}} \cdot \dfrac{9}{{15}} = \dfrac{{5.7.( - 1).3.3}}{{3.7.5.2.5.3}}\)\( = \dfrac{{\left( { - 1} \right)}}{{2.5}} = \dfrac{{ - 1}}{{10}}\)
Vậy A nối với 4.
(B) \(\dfrac{{ - 3}}{{19}} \cdot \dfrac{7}{2} \cdot \dfrac{{38}}{{ - 3}} = \dfrac{{ - 3.7.19.2}}{{19.2.\left( { - 3} \right)}} = 7\)
Vậy B nối với 3.
(C) \(\dfrac{6}{7} \cdot \dfrac{7}{8} \cdot \dfrac{{ - 8}}{{19}} = \dfrac{{6.7.8.\left( { - 1} \right)}}{{7.8.19}}\)\( = \dfrac{{6.\left( { - 1} \right)}}{{19}} = \dfrac{{ - 6}}{{19}}\)
Vậy C nối với 2.
(D) \(\dfrac{{2323}}{{1515}} - \dfrac{{23}}{{15}} = \dfrac{{23.101}}{{15.101}} - \dfrac{{23}}{{15}}\)\( = \dfrac{{23}}{{15}} - \dfrac{{23}}{{15}} = 0\)
Vậy D nối với 5.
Loigiaihay.com
- Bài 48 trang 50 Vở bài tập toán 6 tập 2
- Bài 49 trang 51 Vở bài tập toán 6 tập 2
- Bài 50 trang 52 Vở bài tập toán 6 tập 2
- Bài 51 trang 53 Vở bài tập toán 6 tập 2
- Bài 52 trang 53 Vở bài tập toán 6 tập 2
>> Xem thêm