Giải đề thi hết học kì II môn Vật lí 12 - THPT Huỳnh Thúc Kháng - Khánh Hòa - Năm học 2019-2020>
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn vật lí lớp 12 năm 2019 - 2020 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
Câu 1: Cho hằng số Plăng \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s\), tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s\). Năng lượng của photon có giá trị \(2,{8.10^{ - 19}}J\). Bước sóng của ánh sáng có giá trị:
A.\(0,45\mu m\) B. \(0,58\mu m\)
C. \(0,66\mu m\) D. \(0,71\mu m\)
Câu 2: Cho \(1{\rm{e}}V = 1,{6.10^{ - 19}}J\). Biết công cần thiết để bứt electron ra khỏi bề mặt một kim loại là . Giới hạn quang điện của kim loại có giá trị:
A.\({\lambda _0} = 0,4\mu m\) B. \({\lambda _0} = 0,5\mu m\)
C. \({\lambda _0} = 0,6\mu m\) D. \({\lambda _0} = 0,3\mu m\)
Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Biết khoảng cách giữa hai khe Young là \(1,5mm\), khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m. Khoảng vân giao thoa có giá trị:
A.\(1,2mm\) B. \(1,5mm\)
C. \(2mm\) D. \(0,6mm\)
Câu 4: Giới hạn quang điện của một kim loại là . Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}};c = {3.10^8}m/s\). Công thoát có giá tri:
A.\(5,{52.10^{ - 19}}J\) B. \(55,{2.10^{ - 25}}J\)
C. \(55,{2.10^{ - 19}}J\) D. \(5,{52.10^{ - 25}}J\)
Câu 5: Vị trí vân sáng bậc k trong thí nghiêm giao thoa của Young được xác định bằng công thức:
A.\(x = k\frac{{\lambda .D}}{a}\)
B. \(x = 2k\frac{{\lambda .D}}{a}\)
C. \(x = k\frac{{\lambda .D}}{{2a}}\)
D. \(x = (2k + 1)\frac{{\lambda .D}}{a}\)
Câu 6: Trong dao động điện từ tự do LC. Tần số góc của dao động được xác định theo công thức:
A.\(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
B. \(\omega = \frac{1}{\pi }\sqrt {LC} \)
C. \(\omega = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
D. \(\omega = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)
Câu 7: Trong mạch thu sóng vô tuyến người ta điều chỉnh điện dung của tụ \(C = \frac{1}{{4000\pi }}F\) và độ tự cảm của cuộn dây \(L = \frac{{1,6}}{\pi }H\) . Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số sóng của mạch thu được có giá trị:
A.100 Hz B.50Hz
C.200Hz D. 25Hz
Câu 8: Phát biểu không đúng với tính chất của sóng điện từ
A.Sóng điện từ không truyền qua được trong chân không
B. Sóng điện từ có mang năng lượng
C.Sóng điện từ là sóng ngang
D. Sóng điện từ lan truyền qua chân không
Câu 9: Chọn phát biểu đúng
A. Hiện tượng giao thoa dễ quan sát đối với ánh sáng có bước sóng ngắn
B. Hiện tượng quang điện chứng tỏ tính chất sóng của ánh sáng
C. Sóng điện từ có bước sóng lớn thì năng lượng photon nhỏ
D. Những sóng điện từ có tần số càng lớn thì tính chất sóng thể hiện càng rõ
Câu 10: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,5\mu m\). Khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3m. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 5 và vân tối thứ 4. Biết hai vân này ở hai bên so với vân sáng trung tâm.
A. 1,875mm B. 11,25mm
C. 1,25mm D.10,625mm
Câu 11: Trường hợp nào sau đây sẽ cho quang phổ vạch phát xạ
A. Khi nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí
B Khi nung nóng một chất lỏng hoặc khí
C. Khi nung nóng một chất khí ở áp suất thấp
D. Khi nung nóng một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
Câu 12: Chọn phát biểu đúng khi nói về điện từ trường
A. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường.
B. Vận tốc lan truyền cuả điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không.
C. Điện trường và từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau trong không gian.
D. Sóng điện từ do mạch dao động LC phát ra mang năng lượng càng lớn nếu điện tích trên tụ C dao động với chu kì càng lớn.
Câu 13: Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^8}m/s\). Khi electron trong nguyên tử hidro chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng \({E_m} = - 0,85eV\) sang quỹ đạo dừng có năng lượng \({E_n} = - 13,6{\rm{e}}V\) thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng:
A. \(0,4340\mu m\) B. \(0,4860\mu m\)
C. \(0,6563\mu m\) D.\(0,0974\mu m\)
Câu 14: Thí nghiệm II của Niuton về sóng ánh sáng chứng minh
A. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc
B. lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng
C. ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc
D. sự khúc xạ của các tia sáng khi đi qua lăng kính
Câu 15: Trong mạch dao động LC lí tưởng, điện tích cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là \({Q_0}\) và \({I_0}\) .Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị \(\frac{{{I_0}}}{2}\) thì độ lớn của điện tích giữa hai bản tụ là:
A.\(\frac{{3{Q_0}}}{2}\) B. \(\frac{{{Q_0}}}{2}\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 {Q_0}}}{4}\) D. \(\frac{{\sqrt 3 {Q_0}}}{2}\)
Câu 16: Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước thì:
A.Tần số tăng, bước sóng giảm
B.Tần số không đổi, bước sóng giảm
C.Tần số giảm, bước sóng tăng
D.Tần số không đổi, bước sóng tăng
Câu 17: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young, khoảng cách giữa hai khe \({S_1}{S_2}\) là 1,2 mm, khoảng cách 16 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 18mm, bước sóng ánh sáng là \(0,6\mu m\) . Khoang cách từ hai khe đến màn bằng:
A.2m B.4m
C.2,4m D.3,6m
Câu 18: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,75\mu m\) . Biết khoảng cách giữa hai khe Young là 2m, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3m. Vị trí vân sáng bậc 4 có giá tri:
A.3,94mm B.3,94m
C.4,5mm D.4,5m
Câu 19: Một phôtn có năng lượng \(3,{3.10^{ - 19}}J\). Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^8}m/s\). Tần số của bức xạ có giá trị:
A.\({5.10^{16}}Hz\) B. \({6.10^{16}}Hz\)
C. \({6.10^{14}}Hz\) D. \({5.10^{14}}Hz\)
Câu 20: Máy quang phổ lăng kinh là dụng cụ quang học dùng để:
A. phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc
B. đo bước sóng do một nguồn sáng phát ra
C. khảo sát, quan sát hiện tượng tán sắc ánh sáng
D. khảo sát, quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng
Câu 21: Thí nghiệm giao thoa với khe Young \({S_1},{S_2}\),ánh sáng có bước sóng \(\lambda \). Tại A cách S1 đoạn d1 và cách S2 đoạn d2 có vân tối khi
A.\({d_2} - {d_1} = k\lambda \) (với k = 0,+1,+2,…)
B. \({d_2} - {d_1} = (k - 0,5)\lambda \) (với k = 0,+1,+2,…)
C. \({d_2} - {d_1} = \left( {k\lambda + \frac{\lambda }{4}} \right)\) (với k = 0,+1,+2,…)
D. \({d_2} - {d_1} = 2k\lambda \) (với k = 0,+1,+2,…)
Câu 22: Chiếu một chùm bức xạ vào tấm kẽm có giới hạn quang điện \(0,35\mu m\). Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ chiếu vào tấm kẽm có bước sóng là:
A.\(0,4\mu m\) B. \(0,1\mu m\)
C. \(0,2\mu m\) D. \(0,3\mu m\)
Câu 23: Một tụ điện \(C = 0,2mF\). Mạch có tần số dao động là 500Hz. Lấy \({\pi ^2} = 10\) . Hệ số tự cảm cuộn dây có giá trị:
A.\(1mH\) B. \(0,4mH\)
C. \(0,5mH\) D. \(0,3mH\)
Câu 24: Chọn phát biểu sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ
A. Để thu sóng điện từ ta cần dùng một ăng ten
B. Ở máy phát thanh cần dùng ăngten để phát sóng điện từ ra không gian
C. Không thể có một thiết bị vừa rthu và vừa phát sóng điện từ
D. Để phát song điện từ phải mắc phối hợp một máy dao động điều hòa với một ăngten.
Câu 25: Mạch dao động gồm một cuộn cảm \(L = 2\mu H\) và một tụ điện \(C = 1800pF\). Mạch dao động với chu kì:
A.0,37 s B.2,6 Ms
C.0,37\(\mu s\) D.2,6 s
Câu 26: Trong dao động điện từ tự do mạch LC. Tần số dao động tăng gấp đôi khi:
A. Điện dung tăng gấp đôi
B. Chu kì giảm một nửa
C. Độ tự cảm tăng gấp dôi
D. Điện dung giảm còn một nửa
Câu 27: Chọn phát biểu sai khi nói về quang phổ liên tục:
A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
C. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối
D. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra.
Câu 28: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vecto cường độ điện trường E và vecto cảm ứng từ B luôn
A. Dao động cùng pha
B. Trùng phương với nhau
C. Dao động ngược pha
D. Dao động vuông pha
Câu 29: Sóng điện từ
A. Là sóng dọc hoặc sóng ngang
B. Là điện trường lan truyền trong không gian
C. Là điện từ trường lan truyền trong không gian
D. Là từ trường lan truyền trong không gian
Câu 30: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Biết \({S_1}{S_2} = 2mm\), khoảng cáchtừ hai khe đến màn là 2m, khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng chính giữa là 1,8mm. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là:
A.\(0,4\mu m\) B. \(0,55\mu m\)
C. \(0,6\mu m\) D. \(0,5\mu m\)
Câu 31: Phát biểu nào sai khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không có tác dụng lên kính ảnh
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng làm đen kính ảnh
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng? Tia X hay tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng
A. Dài hơn bước sóng của tia tử ngoại
B. Không đo được vì không gây ra hiện tượng giao thoa
C. Nhỏ quá không đo được
D. Ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại
Câu 33: Theo tiên đề Bo trạng thái dừng là:
A. Trạng thái electron không chuyển động quanh hạt nhân
B. Trạng thái hạt nhân không dao động
C. Trạng thái đứng yên của nguyên tử
D. Trạng thái nguyên tử có năng lượng xác định
Câu 34:
Cho \({\rm{eV = 1,6}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 19}}}}J,h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s,\)
\(c = {3.10^8}m/s\). Trong nguyên tử hidro, electrontừ quỹ đạo L chuyển về quỹ đạo K có năng lượng \({E_K} = - 13,6eV\). Bước sóng bức xạ phát ra bằng \(0,1218\mu m\). Mức năng lượng ứng với quỹ đạo L là:
A.\(3,2{\rm{e}}V\) B. \( - 3,4{\rm{e}}V\)
C. \( - 4,1{\rm{e}}V\) D. \( - 5,6{\rm{e}}V\)
Câu 35: Hai khe Young cách nhau 3mm được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,6\mu m\). Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm N cách vân trung tâm khoảng 1,8 mm có
A.vân sáng bậc 3 B.vân tối thứ 5
C.vân sáng bậc 4 D.vân tối thứ 4
Câu 36: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,75\mu m\). Khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 7. Biết rằng hai vân sáng này ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm
A.6mm B.4mm
C.10mm D.8mm
Câu 37: Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động là \(i = 0,05\cos 100\pi (A)\). Hệ số tự cảm của cuộn dây là 2mH. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Điện dung của tụ điện có giá trị
A.\(C = {5.10^{ - 3}}F\) B. \(C = {5.10^{ - 5}}F\)
C. \(C = {5.10^{ - 4}}F\) D. \(C = {5.10^{ - 2}}F\)
Câu 38: Một nguyên tử hidro đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì số vạch tối đa nguyên tử đó phát xạ là
A.3 B.6
C.1 D.4
Câu 39: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,55\mu m\). Biết khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2,4 m. Vị trí vân tối thứ 6 có giá trị:
A.3,63m B.3,63 mm
C.3,96 mm D.3,96m
Câu 40: Hiện tượng quag dẫn là:
A. Hiện tượng một chất cách điện thành dẫn điện khi được chiếu sáng
B. Hiện tượng giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng
C. Hiện tượng giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng
D. Hiện tượng truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Câu 1:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính năng lượng của photon: \(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda }\)
Cách giải
Năng lượng của photon:
\(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } \Rightarrow \lambda = \frac{{hc}}{\varepsilon } = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{2,{{8.10}^{ - 19}}}} \\= 7,{01.10^{ - 7}}m = 0,71\mu m\)
Chọn D
Câu 2:
Phương pháp
Áp dụng công thức của giới hạn quang điện: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\)
Cách giải
Giới hạn quang điện:
\({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{4,14.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {3.10^{ - 7}}m \\= 0,3\mu m\)
Chọn D
Câu 3:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính khoảng vân giao thoa: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Cách giải
Khoảng vân giao thoa:
\(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{45.10}^{ - 6}}.2}}{{1,{{5.10}^{ - 3}}}} = {6.10^{ - 4}}m \\= 0,6mm\)
Chọn D
Câu 4:
Phương pháp
Áp dụng công thức của giới hạn quang điện: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\)
Cách giải
Công thoát
\(A = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{36.10}^{ - 6}}}} \\= 5,{52.10^{ - 19}}J\)
Chọn A
Câu 5:
Phương pháp
Vị trí vân sáng \(x = ki\)
Cách giải
Vị trí vân sáng bậc k trong thí nghiệm giao thoa của Young được xác định bằng công thức:
\(x = ki = k\frac{{\lambda D}}{a}\)
Chọn A
Câu 6:
Phương pháp
Tần số góc của dao động điện từ tự do \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Cách giải
Trong dao động điện từ tự do mạch LC, tần số góc của dao động được xác định theo công thức:
\(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Chọn A
Câu 7:
Phương pháp
Tần số sóng: \(f = \frac{\omega }{{2\pi }}\)
Tần số góc của dao động điện từ tự do \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Cách giải
Tần số sóng mạch thu được có giá trị:
\(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {\dfrac{1}{{4000\pi }}.\dfrac{{1,6}}{\pi }} }} \\= 25Hz\)
Chọn D
Câu 8:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết: định nghĩa, đặc điểm của sóng điện từ.
Cách giải
Sóng điện từ là sóng ngang, mang năng lượng và lan truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không.
Chọn A
Câu 9:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về đặc điểm, tính chất của sóng điện từ.
Cách giải
Tính chất sóng: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Tính chất hạt: \(\varepsilon = hf = \frac{{hc}}{\lambda }\)
\( \Rightarrow \lambda \) càng lớn thì \(\varepsilon \) càng nhỏ.
Chọn C
Câu 10:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính khoảng vân.
Áp dụng công thức xác định vị trí vân tối, vị trí vân sáng.
Cách giải
Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{5.10}^{ - 6}}.3}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}}\\ = 1,{25.10^{ - 3}}m = 1,25mm\)
Vân sáng bậc 5 (k=5): \(x = 5i\)
Vân tối thứ 4 (k=3): \(x = 3,5i\)
Hai vân này ở hai bên so với vân sáng trung tâm nên:
\(\begin{array}{l}\Delta x = {x_s} + {x_t} = 5i + 3,5i\\ = 5.1,25 + 3,5.1,25 = 10,625mm\end{array}\)
Chọn D
Câu 11:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về quang phổ vạch phát xạ.
Cách giải
Quang phổ vạch phát xạ là hệ thống các vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ trên nền tối.
Nguồn phát: Các chất khí áp suất thấp khi được nung đến nhiệt độ cao hoặc được kích thích bằng điện đến phát sáng phát ra quang phổ vạch phát xạ.
Chọn C
Câu 12:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về điện từ trường.
Cách giải
Điện từ trường là một vùng không gian mà trong đó có điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. Hai trường này liên quan mật thiết với nhau và tạo thành một trường thống nhất mà ta gọi là điện từ trường.
A. đúng
B. sai vì điện từ trường lan truyền được trong chân không
C. sai vì điện trường và từ trường liên quan mật thiết với nhau
D. sai vì \(\varepsilon = hf = \frac{1}{T}\) => \(\varepsilon \) tăng thì T giảm.
Chọn A
Câu 13:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính năng lượng của photon: \(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda }\)
Cách giải
Ta có:
\({E_m} - {E_n} = \frac{{hc}}{\lambda } \\\Rightarrow \left( { - 0,85 + 13,6} \right).1,{6.10^{ - 19}} \\= \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{\lambda }\)
\( \Rightarrow \lambda = 9,{74.10^{ - 8}}m = 0,0974\mu m\)
Chọn D
Câu 14:
Phương pháp
Xem lại lý thuyết SGK Vật lý NC- trang 186.
Cách giải
Thí nghiệm I của Niuton(SGK NC) là thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng.
Thí nghiện II của Niuton (SGK NC) là thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc.
Chọn A
Câu 15:
Phương pháp
Áp dụng hệ thức liên hệ\(\frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} + \frac{{{q^2}}}{{Q_0^2}}\)
Cách giải
Ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} + \frac{{{q^2}}}{{Q_0^2}} = 1\\ \Rightarrow \frac{{I_0^2}}{{4I_0^2}} + \frac{{{q^2}}}{{Q_0^2}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{q^2}}}{{Q_0^2}} = \frac{3}{4}\\ \Rightarrow q = \frac{{\sqrt 3 }}{2}{Q_0}\end{array}\)
Chọn D
Câu 16:
Phương pháp
Áp dụng công thức \(\lambda = \frac{c}{n}.T;{n_{nc}} > {n_{kk}}\)
Cách giải
Ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường này sáng môi trường khác thì tần số không đổi:
Ta có: \(\lambda = \frac{c}{n}.T;{n_{nc}} > {n_{kk}} \Rightarrow {\lambda _{nc}} < {\lambda _{kk}}\)
=>Khi truyền từ không khí vào nước thì tần số không đổi, bước sóng giảm.
Chọn B
Câu 17:
Phương pháp
Khoảng cách giữa n vân sáng liên tiếp \(x = (n - 1)i\)
Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Cách giải
Khoảng cách giữa 16 vân sáng liên tiếp là 15i => 15i = 18 => i= 1,2 mm
\(i = \frac{{\lambda D}}{a} \\\Rightarrow D = \frac{{ia}}{\lambda } = \frac{{1,{{2.10}^{ - 3}}.1,{{2.10}^{ - 3}}}}{{0,{{6.10}^{ - 6}}}} = 2,4m\)
Chọn C
Câu 18:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Áp dụng công thức xác định vị trí vân sáng x = ki
Cách giải
Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{75.10}^{ - 6}}.3}}{{{{2.10}^{ - 3}}}}\\ = 1,{125.10^{ - 3}}m = 1,125mm\)
Vị trí vân sáng bậc 4, k=4 : \(x = ki = 4.1,125 = 4,5mm\)
Chọn C
Câu 19:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính năng lượng của photon: \(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } = hf\)
Cách giải
Ta có: \(\varepsilon = hf \Rightarrow f = \dfrac{\varepsilon }{h} = \dfrac{{3,{{3.10}^{ - 19}}}}{{6,{{625.10}^{ - 34}}}} \\= {5.10^{ - 14}}Hz\)
Chọn D
Câu 20:
Phương pháp
Định nghĩa máy quang phổ: Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
Cách giải
Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
Chọn A
Câu 21:
Phương pháp
Áp dụng công thức xác định vị trí vân tối.
Cách giải
Có vân tối khi \({d_2} - {d_1} = (k - 0,5)\lambda \) (với k = 0,+1,+2,..)
Chọn B
Câu 22:
Phương pháp
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là: \(\lambda \le {\lambda _0}\)
Cách giải
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là: \(\lambda \le {\lambda _0}\) . Ta thấy 0,4 > 0,35 => Đáp án A
Chọn A
Câu 23:
Phương pháp
Áp dung công thức \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
Cách giải
Ta có: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\ \Rightarrow L = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}C}} = {5.10^{ - 4}}H \\= 0,{5.10^{ - 3}}mH\)
Chọn C
Câu 24:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về sóng điện từ.
Cách giải
Phát biểu sai: Không thể có một thiết bị vừa thu và phát sóng điện từ
Chọn C
Câu 25:
Phương pháp
Chu kì sóng: \(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega }\)
Tần số góc của dao động điện từ tự do \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Cách giải
Chu kì dao động:
\(T = 2\pi \sqrt {LC} \\= 2\pi \sqrt {{{2.10}^{ - 6}}{{.1800.10}^{ - 12}}} = 3,{7.10^{ - 7}}s\\ = 0,37\mu s\)
Chọn C
Câu 26:
Phương pháp
Áp dụng công thức tần số dao động \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
Cách giải
Ta có: \(T = \frac{1}{f}\) => Tần số tăng gấp đôi khi chu kì giảm một nửa
Chọn B
Câu 27:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về quang phổ liên tục.
Cách giải
Quang phổ liên tục là dải sáng không có vạch quang phổ mà chỉ có dải màu biến thiên liên tục, không bị đứt đoạn, bắt đầu từ màu sắc đỏ đến màu tím.
Chọn C
Câu 28:
Phương pháp
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vecto cảm ứng từ và vecto điện trường luôn dao động cùng pha.
Cách giải
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vecto cảm ứng từ và vecto điện trường luôn luôn dao động cùng pha.
Chọn A
Câu 29:
Phương pháp
Sóng điện từ là sóng lan truyền điện từ trường.
Cách giải
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
Chọn C
Câu 30:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Khoảng cách từ vân sáng bậc k đến vân sáng chính giữa: x = ki
Cách giải
Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng chính giữa là 1,8mm
=>\(x = ki \Leftrightarrow 1,8 = 3i \Leftrightarrow i = 0,6mm\)
Lại có:
\(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} \\\Rightarrow \lambda = \dfrac{{ia}}{D} = \dfrac{{0,{{6.10}^{ - 3}}{{.2.10}^{ - 3}}}}{2} \\= 0,{6.10^{ - 6}}m = 0,6\mu m\)
Chọn C
Câu 31:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về đặc điểm của tia hồng ngoại và tia tử ngoại: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng lên kính ảnh.
Cách giải
Phát biểu sai: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không có tác dụng lên kính ảnh.
Chọn A
Câu 32:
Phương pháp
Thang sóng điện từ sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần:
Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gama
Cách giải
Tia X có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.
Chọn D
Câu 33:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết tiên đề Bo.
Cách giải
Theo tiên đề Bo trạng thái dừng là trạng thái nguyên tử có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại.
Chọn D
Câu 34:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính năng lượng của photon: \(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda }\)
Cách giải
Electron từ quỹ đạo L chuyển về quỹ đạo K:
\({E_L} - {E_K} = \frac{{hc}}{\lambda } \\\Rightarrow {E_L} = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{1218.10}^{ - 6}}}} - 13,{6.10^{ - 19}} \\= - 5,{4.10^{ - 19}}J = - 3,4eV\)
Chọn B
Câu 35:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Khoảng cách từ vân sáng bậc k đến vân sáng chính giữa: x = ki
Cách giải
Khoảng vân
\(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{6.10}^{ - 6}}.2}}{{{{3.10}^{ - 3}}}}\\ = {4.10^{ - 4}}m = 0,4mm\)
Tại N cách vân trung tâm 1,8mm: 1,8 = k.0,4 =>k =4,5
Vậy tại N có vân tối thứ 5
Chọn B
Câu 36:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Áp dụng công thức xác định vị trí vân tối, vị trí vân sáng.
Cách giải
Khoảng vân:
\(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{75.10}^{ - 6}}.2}}{{1,{{5.10}^{ - 3}}}} = {10^{ - 3}}m \\= 1mm\)
Vân sáng bậc 3 (k=3): x3= 3i = 3mm
Vân sáng bậc 7 (k=7): x7 =7i = 7mm
Hai vân sáng này ở cùng một phía với vân trung tâm nên:
\(\Delta x = {x_7} - {x_3} = 7 - 3 = 4mm\)
Chọn B
Câu 37:
Phương pháp
Áp dụng công thức \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Cách giải
Ta có: Tần số góc:
\(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\\ \Rightarrow C = \frac{1}{{L{\omega ^2}}} = \frac{1}{{{{2.10}^{ - 3}}{{.100}^2}{\pi ^2}}} = {5.10^{ - 3}}F\)
Chọn A
Câu 38:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết quang phổ vạch của nguyên tử hidro.
Cách giải
Dựa vào lý thuyết quang phổ vạch hidro: khi nguyên tử đang ở trạng thái kích thích mà nguyên tử chuyển động trên quỹ đạo dừng N (n=4), khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì số vạch tối đa nguyên tử đó phát xạ là 6 vạch có bước sóng \({\lambda _{21}};{\lambda _{31}};{\lambda _{41}};{\lambda _{32}};{\lambda _{42}};{\lambda _{43}}\)
Chọn B
Câu 39:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Áp dụng công thức xác định vị trí vân tối.
Cách giải
Khoảng vân :
\(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{55.10}^{ - 6}}.2,4}}{{{{2.10}^{ - 3}}}}\\ = 6,{6.10^{ - 4}}m = 0,66mm\)
Vị trí vân tối thứ 6: \(x = 5,5i = 5,5.0,66 = 3,63mm\)
Chọn B
Câu 40:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết định nghĩa hiện tượng quang dẫn.
Cách giải
Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu nó vào ánh sáng có bước sóng thích hợp.
Chọn B
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử