Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 8: Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
Đề bài
Chất nào sau đây không phải là phenol ?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Phản ứng của ancol metylic với axit HCl thuộc tính chất nào của ancol
-
A.
phản ứng thế nguyên tử H của ancol
-
B.
phản ứng ete hóa
-
C.
phản ứng thế nhóm OH của ancol
-
D.
phản ứng tách nước
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
-
A.
CH3CH2OH và CH2=CH2
-
B.
CH3CH2OH và CH3CHO
-
C.
CH3CHO và CH3CH2OH
-
D.
CH3CH(OH)COOH và CH3CHO
Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;
(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;
(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;
(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;
(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
-
A.
5
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
1
Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:
-
A.
Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức
-
B.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức
-
C.
Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức
-
D.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức
Propan-1,2,3-triol có tên gọi thường là
-
A.
etilenglicol
-
B.
glixerol
-
C.
propanol
-
D.
ancol etylic
Cho 1 bình kín dung tích 16 lít chứa hh X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 (ở 109,20C; 0,98 atm). Đốt cháy hết rượu rồi đưa nhiệt độ bình về 136,50C thì áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 3,78 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. Giá trị của P là
-
A.
1,512.
-
B.
1,186.
-
C.
1,322.
-
D.
2,016.
Oxi hoá 4 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng oxi (xt, t0) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Phần trăm ancol A bị oxi hóa là:
-
A.
80%
-
B.
72%
-
C.
75%
-
D.
90%
Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 1,76 g CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO2 tạo ra là
-
A.
2,94 g
-
B.
2,48 g
-
C.
1,76 g
-
D.
2,76 g
Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là
-
A.
18,4 gam
-
B.
16,8 gam
-
C.
16,4 gam
-
D.
17,4 gam
Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
-
A.
11,585 gam.
-
B.
16,555 gam.
-
C.
9,930 gam.
-
D.
13,240 gam.
Lời giải và đáp án
Chất nào sau đây không phải là phenol ?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : D
D không phải là phenol mà là ancol thơm vì trong phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen
Phản ứng của ancol metylic với axit HCl thuộc tính chất nào của ancol
-
A.
phản ứng thế nguyên tử H của ancol
-
B.
phản ứng ete hóa
-
C.
phản ứng thế nhóm OH của ancol
-
D.
phản ứng tách nước
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit
Phản ứng của ancol metylic với axit HCl thuộc phản ứng thế nhóm OH của ancol.
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
-
A.
CH3CH2OH và CH2=CH2
-
B.
CH3CH2OH và CH3CHO
-
C.
CH3CHO và CH3CH2OH
-
D.
CH3CH(OH)COOH và CH3CHO
Đáp án : B
Từ glucozơ dựa vào phản ứng lên men ta thu được rượu etylic => Loại C và D
Xét ý A và B, chỉ có CH3CHO + 1/2O2 → CH3COOH (xúc tác + nhiệt độ) (phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp) là thỏa mãn
Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;
(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;
(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;
(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;
(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
-
A.
5
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Đáp án : B
Các phát biểu đúng là:
(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;
(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;
(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
1
Đáp án : A
Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Ancol bậc 2 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton
CH3-CH2-CH2-CH(OH)-CH3
CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3
Có 3 đồng phân.
Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:
-
A.
Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức
-
B.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức
-
C.
Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức
-
D.
Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức
Đáp án : C
Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức.
Propan-1,2,3-triol có tên gọi thường là
-
A.
etilenglicol
-
B.
glixerol
-
C.
propanol
-
D.
ancol etylic
Đáp án : B
Propan-1,2,3-triol có tên gọi thường là glixerol
Cho 1 bình kín dung tích 16 lít chứa hh X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 (ở 109,20C; 0,98 atm). Đốt cháy hết rượu rồi đưa nhiệt độ bình về 136,50C thì áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 3,78 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. Giá trị của P là
-
A.
1,512.
-
B.
1,186.
-
C.
1,322.
-
D.
2,016.
Đáp án : B
${n_X} = \frac{{PV}}{{RT}} = {\text{ }}0,5\;\; = > {\text{ }}{n_{A,B,C}} = 0,5--\frac{{13,44}}{{32}} = 0,08$
+) Ta có: nO2(p.ư) $= {n_{C{O_2}}} + \frac{1}{2}{n_{{H_2}O}} - \frac{1}{2}{n_R}$
+) Tổng số mol khí sau phản ứng là: n = 0,215 + 0,14 + 0,21 = 0,565
=> P = nRT/V
Gọi CTPT của A, B, C là ${C_{\bar n}}{H_{\bar m}}O$
${n_X} = \frac{{PV}}{{RT}} = {\text{ }}0,5\;\; = > {\text{ }}{n_{A,B,C}} = 0,5--\frac{{13,44}}{{32}} = 0,08$
Ta có: nO2(p.ư) $= {n_{C{O_2}}} + \frac{1}{2}{n_{{H_2}O}} - \frac{1}{2}{n_R} = 0,205$
=> nO2 (dư) = 0,42 – 0,205 = 0,215 mol
=> Tổng số mol khí sau phản ứng là: n = 0,215 + 0,14 + 0,21 = 0,565
=> P = nRT/V = 0,565.0,082.(136,5 + 273) / 16 = 1,186 atm
Oxi hoá 4 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng oxi (xt, t0) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Phần trăm ancol A bị oxi hóa là:
-
A.
80%
-
B.
72%
-
C.
75%
-
D.
90%
Đáp án : A
+) Bảo toàn khối lượng: nO2 phản ứng = mhh sau phản ứng – mancol ban đầu
+) nO phản ứng = nxeton = nH2O = nancol phản ứng
=> nancol ban đầu > 0,1 mol => Mancol ≤ 4 / 0,1
Bảo toàn khối lượng: nO2 phản ứng = mhh sau phản ứng – mancol ban đầu = 5,6 – 4 = 1,6 gam
=> nO phản ứng = nxeton = nH2O = nancol phản ứng = 1,6 / 16 = 0,1 mol
=> nancol ban đầu > 0,1 mol => Mancol ≤ 4 / 0,1 = 40 => ancol là CH3OH
=> nancol = 0,125 mol => H = 0,1 / 0,125 .100% = 80%
Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 1,76 g CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO2 tạo ra là
-
A.
2,94 g
-
B.
2,48 g
-
C.
1,76 g
-
D.
2,76 g
Đáp án : B
+) Lượng CO2 thu được khi đốt cháy Y bằng khi đốt cháy X = $\frac{{1,76}}{{44}}$= 0,04 mol
+) Y là hỗn hợp các olefin nên số mol H2O = số mol CO2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cacbon ta có
Lượng CO2 thu được khi đốt cháy Y bằng khi đốt cháy X = $\frac{{1,76}}{{44}}$ = 0,04 mol
Mà Y là hỗn hợp các olefin nên số mol H2O = số mol CO2 = 0,04 mol
Vậy tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là : 0,04 . 18 + 1,76 = 2,48 g
Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo được 40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là
-
A.
18,4 gam
-
B.
16,8 gam
-
C.
16,4 gam
-
D.
17,4 gam
Đáp án : A
+) ${{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}$
+) nCO2 = nrượu
Ta có: ${{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=\frac{40}{100}=0,4\,mol$
\({{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\xrightarrow{men\text{ ruou}}2{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+2C{{O}_{2}}\)
Theo PTHH: nCO2 = nrượu => mrượu = 0,4 . 46 = 18,4
Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
-
A.
11,585 gam.
-
B.
16,555 gam.
-
C.
9,930 gam.
-
D.
13,240 gam.
Đáp án : C
Gọi ${n_{{C_6}{H_5}OH}} = \,x\,\,mol;\,{n_{{C_2}{H_5}OH}} = \,y\,mol$ → mhỗn hợp X = PT (1)
→ ${n_{{H_2}}} = \,0,05\,mol$ → PT (2)
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr
Gọi ${n_{{C_6}{H_5}OH}} = \,x\,\,mol;\,\,\,{n_{{C_2}{H_5}OH}}\, = \,y\,\,mol$
→ mhỗn hợp X = 94x + 46y = 6,04 (1)
C6H5OH + Na $\xrightarrow{{}}$ C6H5ONa + $\frac{1}{2}$ H2↑
x mol → 0,5x mol
C2H5OH + Na $\xrightarrow{{}}$ C2H5ONa + $\frac{1}{2}$ H2↑
y mol → 0,5y mol
→ ${n_{{H_2}}} = \,\,\,\frac{{1,12}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,05\,mol$ → 0,5x + 0,5y = 0,05 (2)
Từ (1) và (2) → $\left\{ \begin{gathered}0,5x + 0,5y\, = 0,05 \hfill \\94x + 46y = 6,04 \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\,\, \to \,\,\,\left\{ \begin{gathered}x = 0,03 \hfill \\ y = 0,07 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Hỗn hợp X + dung dịch Br2 dư :
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr
0,03 → 0,03
→ ${m_ \downarrow } = {m_{{C_6}{H_3}B{r_3}O}} = 0,03.331 = 9,93\,\,gam$
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 1
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 3
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 2
- Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 5+6: Hidrocacbon no và hidrocacbon không no - Đề số 1