Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 6 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Trong giai đoạn 1884-1892, phong trào nông dân Yên Thế có điểm gì nổi bật?

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp.

D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh.

Câu 2. Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

A. Nguyễn Lộ Trạch.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Bùi Viện.

D. Phạm Phú Thứ.

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành đội ngũ công nhân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Nông dân mất hoàn toàn ruộng đất.

B. Công nhân đi làm ở các nhà máy, hầm mỏ.

C. Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển.

D. Các nhà tư sản Việt Nam ngày càng đông đảo.

Câu 4. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản.

B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam.

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp.

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Em hãy trình bày điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về: mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

A

B

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải: 

- Từ năm 1884 đến 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào (đáp án A).

- Từ năm 1893 đến 1908: thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (Đáp án B, D).

- Từ năm 1909 đến 1913: Pháp tập trung lực lượng tổ chức tấn công lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Đầu năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã (Đáp án C).

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 136.

Cách giải: 

Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 142.

Cách giải: 

Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó khoảng 10 vạn người. Bởi nhiều nhà máy được xây dựng rất cần nhân công, trong khi nông dân lại bị chiếm đoạt ruộng đất nên đã tìm đến thành phố, làm trong các xí nghiệp, hầm mỏ và trở thành công nhân.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 149.

Cách giải:

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

* Giống nhau:

- Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.

* Khác nhau:

Nội dung

Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Mục đích

Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến

Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa tư sản

Lực lượng tham gia

Đông đảo, nhưng chủ yếu là nông dân, đồng bào dân tộc ít người, văn thân, sĩ phu phong kiến.

Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội. Đã có sự tham gia của binh lính người Việt trong quân đội Pháp

Hình thức đấu tranh

Đấu tranh vũ trang là chủ yếu

Vũ trang kết hợp tuyên truyền, vận động cải cách xã hội

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước

Tầng lớp sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ

Tổ chức

Theo lề lối phong kiến

Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí