Soạn văn 12 cánh diều, Soạn văn lớp 12 hay nhất Bài 3. Nhật kí, phóng sự, hồi kí

Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều


Đọc trước văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Ba Chú ý bối cảnh chuyến đi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chuẩn bị

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 87 SGK Văn 12 Cánh diều

Đọc trước văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Ba

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin tác giả trên sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

Cách 1

*Tác giả Xuân Ba:

a.Tiểu sử, cuộc đời:

+ Sinh năm 1954

+ Quê quán: Thanh Hóa

+ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc 

+ Trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1998

b. Sự nghiệp văn chương

+ Phong cách sáng tác: mang hướng độc diễn 

+ Tác phẩm nổi tiếng: Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (1995), Khang khác mây thường (2004), Chuyện buồn kể muộn (2005)….

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tác giả Xuân Ba

+ Tên thật là Trịnh Huyên. Sinh năm Ngọ (1954)

+ Quê quán : thôn Việt Yên, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

+ Sự nghiệp : Ông là một nhà báo và cũng là một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1998

+ Một số tác phẩm tiêu biểu : Chuyện buồn kể muộn; Một tuần nước Mỹ; Ngọn cỏ gió vờn; Khang khác mây thường;…..

Xuân Ba tên khai sinh là Trịnh Huyên, sinh năm 1954, quê tại làng Lon Biện Thượng Thanh Hóa (nay là thôn Việt Yên, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Xuân Ba sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống ấm nhạc

Ông theo học khoa Văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1976

Năm 1988, ông trở thành Hội viên hội Hội nhà văn Việt Nam.

Phong cách sáng tác của Xuân Ba đều mang hơi hướng đọc diễn, mỗi một thể loại đều hằn chứa màu sắc, phong cách độc đáo riêng của ông.

Tác phẩm nổi tiếng: Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (1995), Khang khác mây thường (2004), Chuyện buồn kể muộn (2005)…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 87 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý bối cảnh chuyến đi 

Phương pháp giải:

Đọc lại phần đầu đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh chuyến đi:

- Thời gian: bốn giờ sáng khi bầu trời còn là màn đêm

- Không gian: trên tàu giữa biển khơi

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 88 SGK Văn 12 Cánh diều

Giá trị ẩn trong đảo chìm là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đối với các nước phát triển như Nhật Bản thì đảo chìm quý giá như kim cương qua chi tiết: “ Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được đảo chìm như thể quả bằng vớ được kim cương

+ Tạo nên thống móng vững chắc, chằng chịt để xây những thành phố lớn nổi, những sân bay trên biển ...

+ Chỉ dấu của dầu khí vô vàn, là nguồn tài nguyên quý giá... 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đảo chìm chỉ là một phần nhỏ nhoi của tảng băng san hô khổng lồ. Trong đó chưa nhiều tài nguyên quý giá và mang giá trị quân sự, đến mức tác giả ví như “Nhật Bản vớ được dạng đảo chìm như thế quá bằng vớ được kim cương”

Giá trị ẩn trong đảo chìm là: Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được đảo chìm như thế quả bằng vớ được kim cương”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 89 SGK Văn 12 Cánh diều

Khu vực Ba Kè có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khu vực Ba Kè mặc dù không có đảo chìm nhưng có độ sâu vừa đủ để xây dựng các nhà giàn vây bọc lấy nhau, đủ sức tạo thành thế trận giữ chủ quyền đất nước những khoảng san hô quý giá mà tiềm ẩn quanh đó là mỏ dầu, túi khí.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khu vực Ba Kè không cồn, không nhô lên những mỏm để tạo nên thứ đảo chìm nhưng đã tạo ra một độ sâu vừa phải cho phép dựng những nhà giàn

Khu vực Ba Kè không cồn, không nhô lên những mỏm để tạo nên thứ đảo chìm nhưng đã tạo ra một độ sâu vừa phải cho phép dựng những chòi canh lênh khênh trên đó mà bây giờ ta quen gọi là nhà giàn.

Các vị trí nhà giàn xây dựng lại với nhau, vây bọc nhau, đủ tạo thành thế trận để giữ cho chủ quyền, đất nước những khoảng san hô quý giá mà tiềm ẩn quanh đó là những mỏ dầu, túi khí

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 89 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý nội dung phần 2

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nội dung phần 2: Sự hi sinh của những cán bộ chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ ở biển cả dữ dội

Xem thêm
Cách 2

Nội dung của phần 2: Sự hi sinh của những cán bộ chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 90 SGK Văn 12 Cánh diều

Hình dung sự dữ dội của biển cả.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần 2 của tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự dữ dội của biển cả được thể hiện qua hình ảnh “ Biển vẫn làm trò tung hứng chiếc xuồng như một thứ đồ chơi mong manh..

→ Biển cả dữ dội, nguy hiểm với những cơn sóng trào cuồn cuộn khiến cho chiếc xuồng trở nên lung lay.

Xem thêm
Cách 2

Sự dữ dội của biển cả “Biển vẫn làm trò tung hứng chiếc xuống như một thứ đồ chơi mỏng manh”. Biển cả dữ dội, nguy hiểm với những cơn sóng trào cuồn cuộn khiến cho chiếc xuồng trở nên lung lay.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 90 SGK Văn 12 Cánh diều

Chuyện xảy ra vào giai đoạn nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chuyện xảy ra vào giai đoạn những năm 2000 trở về trước, khi nhà giản không được kiến cố, chưa được tiện nghi, hiện đại như bây giờ đã phải chống chọi liên tiếp với các cơn bão trên sóng biển.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuyện xảy ra vào giai đoạn từ năm 1990 đến 2000, khi những cơn bão cấp 11, 12 liên tục đánh vào nhà giàn

Chuyện xảy ra vào giai đoạn: từ năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 90 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý những chi tiết về sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần hai tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những chi tiết về sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ:

- Mười bốn cán bộ chiến sĩ nhà giàn đã hi sinh trong một số trận bão

- Nhà đổ, liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quang, chủ nhiệm chính trị giàn 1:3 bơi nhiều ngày trên biển…. nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội

- Liệt sĩ đại úy Vũ Quang Chương, chỉ huy nhà giàn 2A Phúc Nguyên… bình tĩnh chỉ huy bộ đội.

→ Thể hiện vẻ đẹp của những người chiến sĩ khi làm nhiệm vụ: tình cảm đồng đội keo sơn, gắn bó và tinh thần trách nhiệm cao với công việc, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ

Xem thêm
Cách 2

Những chi tiết về sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ:

- Mười bốn cán bộ chiến sĩ nhà giàn đã hi sinh trong một số trận bão

- Nhà đổ, liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quang, Chủ nhiệm Chính trị giàn 1:3 Phúc Tần đã bơi nhiều ngày trên biển. Trong lúc sóng to gió lớn còn nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và chiếc phao cá nhân. Sau đó mới chịu xuống biển.

- Liệt sĩ đại úy Vũ Quang Chương, chỉ huy nhà giàn 2A Phúc Nguyên trong trận bão số 8 năm 1998, chòi sắp đổ vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 8

Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 91 SGK Văn 12 Cánh diều

Nội dung phần 3 kể chuyện gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần ba của văn bản từ đó nêu nội dung. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nội dung phần 3 kể lại câu chuyện về quá trình phát triển cũng như sự khác nhau của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian:

- Thời kì đầu chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bạt. Sang thế hệ thứ hai, có sự xuất hiện của công binh, dựng những công trình như lô cốt chỉ hở ra khung cửa. Tới thế hệ thứ ba, phát triển thành tổ hợp kiến trúc nói chung. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Phần 3 kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn và đặc điểm bên trong nó và những giá trị, sự đóng góp của ngành công binh trong việc xây dựng các nhà giàn trên biển.

Nội dung phần 3 kể lại câu chuyện vè quá trình phát triển cũng như sự khác nhau của ba thế hệ nhà gian theo thời gian: Thời kì đầu chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bạt. Sang thế hệ thứ hai, có sự xuất hiện của công binh, dựng những công trình lô cốt chỉ hở ra khung cửa. Tới thế hệ thứ ba, phát triển thành tổ hợp kiến trúc nói chung.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 9

Trả lời Câu hỏi 9 Đọc hiểu trang 92 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý điểm khác nhau của ba thế hệ nhà giàn.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần ba của văn bản từ đó trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khác nhau về cấu trúc của nhà giàn: Thời kì đầu chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bạt. Sang thế hệ thứ hai, có sự xuất hiện của công binh, dựng những công trình như lô cốt chỉ hở ra khung cửa, na ná như lỗ châu mai. Tới thế hệ thứ ba, phát triển thành tổ hợp kiến trúc nói chung.Từ xa ngó như cái nhà, không một biệt thự màu trắng ba, bốn tầng đột ngột nhỏ giữa đại dương”

Xem thêm
Cách 2

Điểm khác nhau của ba thế hệ nhà gian: Thời kì đầu chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bạt. Sang thế hệ thứ hai, có sự xuất hiện của công binh, dựng những công trình lô cốt chỉ hở ra khung cửa. Tới thế hệ thứ ba, phát triển thành tổ hợp kiến trúc nói chung. Từ xa ngó như cái nhà, không một biệt thự màu trắng ba, bốn tầng đột ngột nhỏ giữa đại dương.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 10

Trả lời Câu hỏi 10 Đọc hiểu trang 92 SGK Văn 12 Cánh diều

Tác giả bày tỏ thái độ và cảm xúc như thế nào ở phần cuối?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần cuối tác phẩm và tìm các câu văn, chi tiết miêu tả thái độ và cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ trước tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn khi có thể xây dựng được hệ thống nhà giàn, cắm được hệ thống cọc trụ vững, kiên cố xuống biển sâu như vậy: “ Ngạc nhiên khi biết được, cái nhà giàn chót vùng biển đất Mũi Cà Mau cũng do quân của tướng Nam đây thiết kế thi công”/ “ Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào…”

- Tác giả cũng thể hiện sự kính trọng, yêu mến, tự hào trước lý tưởng cao đẹp của các chiến sĩ cũng như niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của thế hệ mai sau “ sẽ cắm hệ thống cọc hiện đại- bà đỡ cho nền móng thành phố, sân bay trên biển của nước Việt Nam mới”.

Xem thêm
Cách 2

Tác giả đã bày tỏ thái độ và cảm xúc ngưỡng mộ, ngợi ca những người chiến sĩ, mà đặc biệt là tướng Nam và quân của ông, đã góp phần to lớn vào việc thiết kế nên những nhà giàn kiên cố như hiện nay, điều đó, làm nên cái neo vững chãi chủ quyền biển đảo và cơ sở để xây dựng, sân bay, thành phố biển sau này

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều

Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về vấn đề gì? Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần của mỗi phần được đánh số trong văn bản. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian. Đồng thời, thể hiện cuộc sống gian khổ, nhiều mất mát, hy sinh của các cán bộ ở quần đảo Trường Sa qua đó ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn dữ dội của biển cả. Những đóng góp của con người, người lính thời bấy giờ với vai trò phát triển, nâng cao cuộc sống của con người trong thời điểm hiện tại.

- Tác phẩm gồm 4 phần với nội dung chính như sau:

+ Phần 1: “ Con tàu xé sóng… đến những Đại Hùng”: Những cái nhìn của tác giả về khu vực Ba Kè

+ Phần 2: “ Biển đã tờ mờ… dập dềnh theo tàu hồi lâu”: Những cán bộ chiến sĩ phải hi sinh bởi sự dữ dội của biển cả

+ Phần 3: “ Đất có tuần nhân có vận… đến thứ năm nữa không thì chịu!”: Điểm khác nhau của ba thế hệ nhà giàn. 

+ Phần 4: Phần còn lại: Niềm vui mừng, sự tự hào của tác giả về quân của tướng Nam.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về những vấn đề liên quan đến các nhà giàn như: quang cảnh, cách thiết kế, xây dựng, lịch sử, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự hi sinh của những người chiến sĩ

- Nội dung chính của từng phần :

+ Phần 1 : Quang cảnh và giá trị của khu vực Ba Kè

+ Phần 2 : Sự dữ dội của thiên nhiên và sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhà giàn

+ Phần 3 : Lịch sử ba thế hệ nhà giàn và sự đóng góp của ngành công binh trong xây dựng, thiết kế nhà giàn

+ Phần 4 : Cảm xúc của tác giả về sự phát triển của nhà giàn

Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về vấn đề: Sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo thời gian. Đồng thời thể hiện cuộc sống gian khổ, nhiều mất mát hi sinh của các cán bộ ở quần đảo Trường Sa.

Nội dung chính của mỗi phần:

+Phần 1: Những cái nhìn của tác giả về khu vực Ba Kè

+Phần 2: Những cán bộ chiến sĩ hi sinh bởi sự dữ dội của biển cả

+Phần 3: Điểm khác nhau của ba thế hệ nhà giàn

+Phần 4: Niềm vui mừng, sự tự hào của tác giả về quân của tướng Nam.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều

Tính phi hư cấu của bài phóng sự được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu và tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu trong phóng sự

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tính phi cấu của bài phóng sự được thể hiện qua việc người viết thường bám sát hiện thực cuộc sống, phát hiện những sự việc, vấn đề gay cấn, có ý nghĩa thời sự… Cụ thể, trong phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn, tính phi hư cấu thể hiện:

+ Nội dung phóng sự là hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ, nhiều mất mát, hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Trường Sa. Vì thế, nội dung mang tính thời sự.

+ Tác giả trực tiếp tới vùng biển Ba Kè để quan sát và ghi chép, thu nhập thông tin

+ Những thông tin của phóng sự được tác giả điều tra, ghi chép thông qua các cuộc trò chuyện với người thật: chủ nhiệm chính trị đại tá Chấn, thiếu tướng Nguyễn Nam… 

- Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu:

+ Cung cấp cho người đọc những bằng chứng xác thực, cụ thể để họ có thể đánh giá đúng người và sự việc mà họ quan tâm, theo dõi

+ Bảo đảm tính xác thực trong việc ghi chép những sự kiện, nhân vật của đời sống 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tính phi hư cấu thể hiện ở những sự kiện có thực về thời gian (ngày 25/3/1946, 13/12/1998,...); địa điểm (khu vực Ba Kè, giàn khoan Bạch Hổ, Đại Hùng,.. ); số liệu ( tàu HQ-996, tên các chiến sĩ,...)

- Tính phi hư cấu góp phần cung cấp thêm số liệu cụ thể và xác thực, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung về các sự kiện cũng như tăng sức thuyết phục, xác đáng cho văn bản.

Tính phi hư cấu của bài phóng sự trên được thể hiện ở những yếu tố:

- Hình ảnh gắn liền với hiện thực, sự thực: Tác giả đã sử dụng hình ảnh thực tế từ cuộc sống, từ những trải nghiệm cá nhân để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống trên nhà giàn

- Kết cấu, nghê thuật xây dựng cốt truyện: Mặc dù là một bài phóng sự nhưng Khúc tráng ca nhà giàn có một cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, giống như một câu chuyện

- Ngôn ngữ, giọng điệu lôi cuốn, giàu tính nhân vật: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế, biểu đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách sâu sắc, tạo nên một giọng điệu riêng, lôi cuốn người đọc

- Khắc họa hình ảnh chân thực, giàu tính gợi hình, gợi cảm: Những hình ảnh trong bài phóng sự không chỉ chân thực mà còn giàu tính gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc có thể cảm nhận được không khí, môi trường sống và công việc khắc nghiệt của những người làm việc trên nhà giàn.

Tính phi hư cấu trong bài phóng sự “Khúc tráng ca nhà giàn” giúp thể hiện rõ nét nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Nó giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và công việc của những người làm việc trên nhà giàn, cũng như những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt. Đồng thời nó cũng giúp tôn vinh tinh thần kiên trì, bền bỉ và lòng yêu nước của những người này.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều

Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng biện pháp đặc trưng gì của thể loại phóng sự? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng cụ thể.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng thủ pháp đặc trưng của thể loại phóng sự là : thủ pháp Tả -Thuật- Bình  Trong đó:

+ Thuật: trần thuật, tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện

+ Tả: miêu tả nhưng phải gắn bó và xuất phát từ hiện thực

+ Bình: bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện của tác giả

→  Việc kết hợp bút pháp Tả – Thuật  – Bình không chỉ làm rõ thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu, khám phá bản chất của sự kiện 

- Một số dẫn chứng cụ thể trong các đoạn văn :

+ “ Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”

→ Đoạn văn là lời trần thuật vào thời điểm trước những năm 2000, khi xảy ra mưa bão, các chiến sĩ biển khơi gặp phải rất nhiều khó khăn. Kết hợp với yếu tố miêu tả: “ nhà giàn không mấy kiên cố”, “ Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi..”,.. đã khiến cho câu chuyện và nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực

+ “ Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?

→ Đoạn văn là lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn trong chuyến đi của tác giả. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc họa nhà giàn “ cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn”, “ hệ thống nhà giàn ấy được mọc lên, được trụ vững…” cùng với lời bình của tác giả: “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”. Qua việc miêu tả nhà giàn, thấy được tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn cũng như cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu mến với các chiến sĩ ấy.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Văn bản đã sử dụng biện pháp kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật,...

- Dẫn chứng :

+ Đoạn văn “Những cơn bão năm 1990,1996,...Đó là những bức điện cuối cùng mà Sở Chỉ huy quân chủng nhận được”. Tính phi hư cấu thể hiện qua các con số cụ thể như bão cấp 11, 12; năm 1990, 1996, 1999, 2000. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua câu chuyện Đại tá Chấn kể lại. Thủ pháp miêu tả “lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt”; “bão không thay đổi sức gió”,...

Đoạn văn : “Đó là ngày 13-12-1998,...Nguyễn Đứa Hanh,v.v..”. Tính phi hư cấu thể hiện qua ngày tháng cụ thể và tên của những chiến sĩ đã hi sinh. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua diễn biến câu chuyện về trận bão số 8 năm 1998. Thủ pháp miêu tả : “chòi sắp đổ vẫn bình tĩnh” ; “cuốn là cờ Tổ quốc vào người”,...

Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng của thể loại phóng sự: tả, thuật, bình.

Dẫn chứng

- Lời tả: “Tôi chỉ biết láng máng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung kép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng máng thêm… Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm bằng cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”.

- Lời thuật: “Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này… đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”1 số dẫn chứng cụ thể.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều

Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt với em? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm và tìm ra chi tiết ấn tượng nhất đối với bản thân 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Để lại ấn tượng nhất với bản thân em là chi tiết ở phần 2 của phóng sự. Cụ thể, khi nhà giàn 1:3 Phúc Tấn bị bão đánh sập vào năm 1990 đã làm ba chiến sĩ hy sinh. Liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm chính trị nhà giàn đã bơi nhiều ngày trên biển nhưng trong lúc sóng to gió lớn,“ còn nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và chiếc phao cá nhân” 

 Bởi dù khi đứng trước ranh giới vô cùng mong manh giữa sống và chết, họ vẫn nhường nhau từng miếng lương khô cuối cùng và phao cá nhân. Hành động khiến bản thân em cảm thấy xúc động với tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. Đó cũng là cảm xúc xót, thương xót cho những khó khăn với những vất vả, nguy hiểm mà chiến sĩ vùng biển phải trải qua.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chi tiết gây ấn tượng với em là tên của những người chiến sĩ đã ngã xuống lòng biển khơi không bao giờ tỉnh dậy. Mỗi cái tên như thêm một lần đau xót, thêm một lần mất mát, khiến lòng em cũng thấy xót xa, thương tiếc cho những con người vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân mà chấp nhận hiểm nguy tính mạng.

Chi tiết của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em là chi tiết ở phần 2. Khi nhà giàn 1:3 Phúc Tấn bị bão đánh sập vào năm 1990 đã làm ba chiến sĩ hy sinh. Liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm chính trị nhà giàn đã bơi nhiều ngày trên biển nhưng trong lúc sóng to, gió lớn “còn nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và chiếc phao cá nhân”. Dù đứng trước ranh giới vô cùng mong manh giữa sống và chết, họ vẫn nhường nhau từng miếng lương khô cuối cùng và phao cá nhân. Hành động này của họ khiến em cảm thấy xúc động với tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó bền chặt. Đó cũng là cảm xúc xót xa, thương xót cho những khó khăn với những vất vả, nguy hiểm mà chiến sĩ phải trải qua.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều

Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích:

+ Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong phóng sự hiện lên sinh động: Kể lại quá trình hình thành, phát triển của ba thế hệ nhà giàn : từ khu nhà giàn đơn sơ, chỉ là những cái cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hoặc bát nhưng đến nay khu nhà giàn trở nên tiện nghi, hiện đại hơn, “ là một tổ hợp kiến trúc nói chung cũng bắt mắt giữa dân sinh quốc phòng.”

+ Góp phần thể hiện vẻ đẹp của những chiến sĩ biển khơi” Bên cạnh miêu tả khu nhà gian, hình ảnh các chiến sĩ biển khơi vẫn thay phiên nhau canh giữ biển đảo, từ thế hệ này sang thế hệ khác

 →  Mặc dù công việc khó khăn nguy hiểm nhưng ai cũng nhiệt huyết, am hiểu về công việc, nhiệm vụ của mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Mục đích : Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hình ảnh của nhà giàn qua từng thế hệ. Dễ dàng nhận ra sự khác nhau ở các thế hệ nhà giàn, nhà giàn đời đầu thô sơ, đơn giản; nhà giàn thứ hai như những lô cốt, bít bùng bê tông; nhà giàn thứ ba là một tổ hợp kiến trúc bắt mắt, thuận tiện.

- Thái độ, đánh giá của người viết : Tự hào về sự phát triển đi lên và ngày cảng vững chắc, tiện lợi của nhà giàn. Bên cạnh đó là sự ca ngợi công sức không chỉ của những chiến sĩ nhà giàn mà còn là sự đóng góp to lớn đến từ ngành công binh

Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tẳ để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích tạo nên một bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống và công việc của ba thế hệ nhà giàn. Thủ pháp trần thuật giúp tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện một cách trung thực, khách quan. Trong khi đó, thủ pháp miêu tả giúp tạo nên những hình ảnh, cảnh vật, con người một cách sinh động, đầy màu sắc.

Về thái độ và sự đánh giá của tác giả, Xuân Ba đã thể hiện sự trầm trồ, khâm phục, ngưỡng mộ trước tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn. Ông cũng tỏ ra kính trọng, yêu mến, tự hào trước lý tưởng cao đẹp của các chiến sĩ cũng như tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Thông qua việc kể về lịch sử của ba thế hệ nhà giàn, tác giả đã ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ trước những khó khăn, dữ dội của biển cả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 93 SGK Văn 12 Cánh diều

Theo em, vấn đề nêu lên trong bài phóng sự có ý nghĩa như thế nào với xã hội hiện nay?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung tác phẩm. Từ đó, liên hệ với thực trạng xã hội ngày nay và nêu ý nghĩa phóng sự. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đoạn trích “Khúc tráng ca nhà giàn” đã để lại ấn tượng cho người đọc về con người và thiên nhiên vùng đá ngầm Ba Kè. Nhà văn đã ghi chép rất chân thực, cảm động về cuộc sống khó khăn gian khổ, nhiều mất mát và hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn ở quần đảo Hoàng Sa. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi, tự hào về  những đóng góp của những người lính, chiến sĩ biển khơi- những người phải đối mặt trước khó khăn dữ dội của biển cả để đem lại sự phát triển, nâng cao đời sống của người dân đất nước.

- Ý nghĩa với xã hội hiện nay: Đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no là kết quả của rất nhiều con người làm việc thầm lặng mỗi ngày như các các bộ, chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa. Từ đó cần phải ca ngợi, biết ơn, trân trọng với những con người ấy. Đồng thời, mỗi người chúng ta- đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay cần phải có một lý tưởng sống để đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Theo em, tác giả đã đưa ra một vấn đề rất quan trọng và ý nghĩa đối với xã hội hiện nay. Thông qua bài phóng sự đã giúp người đọc thấm thía hơn những nỗi vất vả, mất mát của các chiến sĩ nhà giàn và gia đình của họ, bài viết đã lay động đến trái tim người đọc. Vì vậy bài phóng sự như một lời kêu gọi, thức tỉnh mọi người trong xã hội cần có lòng biết ơn và luôn nhớ đến những con người đã và đang ngày đêm đối mặt hiểm nguy để bảo vệ Tổ quốc.

Bài phóng sự “Khúc tráng ca nhà giàn” nêu lên vấn đề về cuộc sống và công việc khắc nghiệt của những người làm việc trên nhà giàn, những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt, cũng như sự hi sinh, cống hiến của họ vì lý tưởng cao đẹp. Đây là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với xã hội hiện nay.

Ý nghĩa đối với xã hội hiện nay: Trước hết, nó giúp người đọc hiểu rõ hơn về công việc và cuộc sống của những người làm việc trên nhà giàn, từ đó tạo ra sự thông cảm, đồng lòng và sự hỗ trợ từ cộng đồng. Thứ hai, nó cũng góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền và tài nguyên quốc gia. Cuối cùng, thông qua việc kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn, bài phóng sự cũng giúp tôn vinh tinh thần kiên trì, bền bỉ và lòng yêu nước của những người này.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD