Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 80 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều


Tìm đọc trọn vẹn các văn bản hài kịch được trích dẫn trong bài học này và đọc thêm các văn bản hài kịch khác. Khi đọc, cần lưu ý: tóm tắt nội dung văn bản, ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,… của bản thân về các văn bản đó.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 80 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm đọc trọn vẹn các văn bản hài kịch được trích dẫn trong bài học này và đọc thêm các văn bản hài kịch khác. Khi đọc, cần lưu ý: tóm tắt nội dung văn bản, ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,… của bản thân về các văn bản đó.

Phương pháp giải:

Tìm đọc trên sách báo, Internet

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Vở kịch Mùa hè ở biển của nhà văn Xuân Trình

- Tóm tắt nội dung:

Mùa hè ở biển” đề cập đến những câu chuyện về con người và đời sống xã hội. Trong đó, Đồng chí Đoàn Xoa- cán bộ huyện tỉnh được chuyển về trung ương làm chuyên viên là người vô cùng nghiêm túc. Lần này ông Đoàn Xoa về thăm nhà, thăm quê, ông ngạc nhiên thấy những đổi thay của làng xóm, xem chừng khá giả hơn xưa. Ngay gia đình ông thấy vợ con sắm sửa thêm nhiều tiện nghi. Ông tò mò hé cửa buồng thấy cót thóc cao ngất ông bỗng giật mình; gọi điện lên huyện ủy để báo cáo tình hình lạ lùng ở quê.

Trong lần tới bãi biển, ông Xoa gặp bác thủy thủ cõng một sọt đầy cá thu đang ngồi nghỉ. Sau khi nghe được lời nói của thủy thủ, ông liền kinh ngạc trước hành động này và khăng khăng không cho thủy thủ bán cá. Từ đó, đã dẫn tới cuộc nói chuyện căng thẳng giữa ông Xoa với Quân-  thuyền trưởng đánh cá. Ngoài ra, trong tác phẩm xuất hiện các nhân vật như Mai- con gái ông Xoan, người đã gần 30 tuổi mà vẫn chưa có nơi nào dòm ngó tới. Dù cô có anh Quân thuyền trưởng Hàng hải tỏ lòng yêu thương cô chẳng dám nhận lời, chỉ sợ bố cô không đồng ý. Nhân vật Thông - con trai út của ông Xoan cũng bị sự quản lí chặt chẽ khi ông Xoan .

- Suy nghĩ của em về nhân vật: 

Nhân vật Đoàn Xoa là người có tính nguyên tắc cao, thương yêu đồng chí bạn bè, vợ con hết mực. Tuy nhiên, ông muốn gia đình sống và sinh hoạt phải theo khuôn mẫu của ông, cái khuôn mẫu mà đến nay đã quá lạc hậu không phù hợp với quy luật phát triển. Trong vị trí làm cán bộ huyện tỉnh, ông cũng có những ý tốt, thiện chí luôn mong muốn đất nước phát triển, xóa đói giảm nghèo nhưng thật đáng tiếc rằng những suy nghĩ của Đoàn Xoa trở thành lỗi thời với cuộc sống đang đi lên. 

Sự lỗi thời ấy đã đẩy Đoàn Xoa vào tình thế hài hước, đáng buồn cười, trở thành đối tượng bị châm biếm trong tác phẩm. Ông Đoàn Xoa là hình ảnh tiêu biểu cho người mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, cách nhìn hạn hẹp lúc bấy giờ. Qua vở kịch, thông qua nhân vật Đoàn Xoa, người đọc thấy rõ thái độ phê phán của tác giả về những cái cũ, cái tiêu cực trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn ta hiện nay. Vì tư duy duy lý, trái với quy luật phát triển tự nhiên, đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của con người (cụ thể là ông Đào Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội. 


Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 80 SGK Văn 12 Cánh diều

Hoàn thành báo cáo kết quả của bài tập dự án

Phương pháp giải:

Đọc lại và hoàn thiện báo cáo kết quả của bài tập dự án

Lời giải chi tiết:

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN

Nhóm 2 lớp 12A trường Trung học Phổ thông…

Dự án:

SỨC MẠNH CỦA TIẾNG CƯỜI QUA CÁC TÁC PHẨM HÀI KỊCH

1. Mục tiêu của dự án:

- Phân tích về sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch nổi tiếng

- Đưa ra nhận xét, đánh giá tình trạng trên

2. Nội dung của dự án:

- Tìm hiểu và đọc một tác phẩm hài kịch nổi tiếng 

- Chỉ ra ý nghĩa của tiếng cười hài kịch 

- Sưu tập các văn bản hài kịch 

3. Kết quả của thực hiện dự án:

- Sản phẩm 1 : 01 bài phân tích, đánh giá sức mạnh của tiếng cười trong văn bản hài kịch 

Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa lớn đối với đời sống của con người bởi tiếng cười trong hài kịch là lấy từ những câu chuyện của cuộc sống. Với những phẩm chất đa dạng của hiện thực là các sắc thái khác nhau của tiếng cười. Đó có thể là tiếng cười châm biếm, đả kích, giễu cợt, cái cười vui đối với xã hội.

 Quan trọng hơn cả, tiếng cười trong hài kịch là một phương tiện để truyền tải, phê phán mặt xấu của xã hội, đó là hình thức phê phán đặc biệt và khẳng định cái mới, cái tốt đẹp. Từ đó, giúp thay đổi nhận thức, tư tưởng của con người giúp chúng ta hướng tới những thứ tốt đẹp hơn. 

Trong tác phẩm Quan thanh tra của nhà văn Gogol, tiếng cười không chỉ có mục phản ánh, phê phán hiện thực với các thói hư tật xấu của con người trong xã hội qua hình tượng nhân vật:Khlét-xa-cốp, thị trưởng, chánh án,…Qua tiếng cười ấy, nhà văn muốn khán giả nhìn nhận vào chính bản thân mình, nhìn vào con người bên trong thật sự của chính mình, đưa ra lời cảnh báo cho khán giả về lối sống trống rỗng, không có ý nghĩa hiện tại. Vì thế, “ Quan thanh tra” của Gogol đã chỉ ra con đường khai sáng với nhận thức bản thân mỗi người và tiếng cười hài kịch ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi độc giả.

Qua đó, có thể nói rằng cái cười là phản ứng cảm xúc của con người trong ý thức thẩm mĩ của nó khi nhận các hiện tượng thực tại mang các xung đột hài kịch. Như vậy cái cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là cái cười có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

- Sản phẩm 2 : 01 bộ sưu tập các văn bản hài kịch ( 03 bản)

+ Tác phẩm Bệnh sĩ của tác giả Lưu Quang Vũ 

+ Tác phẩm Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ của nhà văn Shakespeare

+ Tác phẩm Quan thanh tra của nhà văn Gogol.

- Sản phẩm 3: Bộ tranh minh họa một số nhân vật, chi tiết… trong tác phẩm hài kịch

- Sản phẩm 4: 01 clip sân khấu hóa đoạn trích hài kịch Quan thanh tra ( Gô-gôn)

4. Đánh giá, nhận xét:

Sản phẩm của dự án đã cung cấp đầy đủ về những thông tin, ý nghĩa của sức mạnh tiếng cười hài kịch. Từ đó, thấy được tầm quan trọng của tiếng cười hài kịch trong cuộc sống. 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm