Soạn văn 12 cánh diều, Soạn văn lớp 12 hay nhất Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều


Đoạn trích trên sử dụng kết hợp thao tác lập luận nào? Yếu tố nào thể hiện rõ nhất tính chất nghị luận của đoạn trích?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 133 SGK Văn 12 Cánh diều

Yếu tố nào thể hiện rõ nhất tính chất nghị luận của đoạn trích?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Nhớ lại kiến thức về đặc điểm của thể loại nghị luận

Lời giải chi tiết:

- Nội dung: Văn bản thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của tác giả về những giá trị của bài thơ Tây Tiến

- Mục đích: Văn bản hướng đến mục đích thuyết phục người đọc về những giá trị độc đáo, khác biệt của bài thơ Tây Tiến

- Cách lập luận: tác giả trình bày và triển khai luận điểm cụ thể, sau đó dùng những lí lẽ và dẫn chứng kết hợp với các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ luận điểm nêu trên.

- Ngôn ngữ: Văn bản sử dụng các từ, các câu khẳng định, phủ định nhằm tạo cho bài văn một âm hưởng, giọng điệu mạnh mẽ “tên gọi ấy của bài thơ đã gợi lên âm hưởng quân hành”, “đây không phải là một con đường khái quát, con đường biểu tượng như trong Xếp bút nghiên”,….

I. Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Người viết chú ý phân tích làm sáng tỏ những yếu tố nào của bài thơ trong đoạn trích trên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Lời giải chi tiết:

- Người viết chú ý phân tích làm sáng tỏ những yếu tố:

+ Nhan đề - “tên gọi ấy của bài thơ đã gợi lên âm hưởng quân hành”

+ Thể thơ

+ Hình ảnh thơ: thiên nhiên nơi đoàn quân Tây tiến từng hoạt động và hình ảnh con đường

+ Các địa danh đặc biệt, xuất hiện trong bài thơ

I. Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Em hiểu “độc hành” là gì? Vì sao tác giả cho rằng “Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành."?

Phương pháp giải:

Chia các yếu tố để giải thích nghĩa của từ

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Độc hành có nghĩa là con đường duy nhất, cũng có thể hiểu là một mình trên con đường.

- Tác giả cho rằng “Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành." bởi lẽ cả đoàn quân Tây Tiến đã đi xa, giờ chỉ còn một mình nhà thơ ngược lại con đường – trong dòng kí ức, cũng giống như con sông Mã đã đồng hành cùng người lính Tây Tiến trên mọi nẻo đường nhưng khi người lính trở về với đất mẹ, sông Mã chỉ còn lại một mình đơn độc, gầm lên khúc độc hành tiếc thương cho sự hi sinh của những người lính.

I. Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Việc so sánh bài Tây Tiến với Tiến quân ca và một số tác phẩm khác trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Chú ý đoạn so sánh các tác phẩm

Lời giải chi tiết:

- Việc so sánh nhằm thể hiện mối liên hệ và sự độc đáo, sáng tạo của bài thơ Tây Tiến

+ Liên hệ về thể loại: Đều viết bằng thể thất ngôn, trong truyền thống, từng tạo ra những bài thơ buồn bã nhất như Thăng Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan),....cũng giống như âm hưởng trầm buồn, tiếc thương trong bài thơ Tây Tiến.

+ Liên hệ về hình ảnh thơ: So sánh với bài Tiến quân ca và mọi khúc quân hành để thấy sự giống nhau về hình tượng con đường

+ Khác biệt trong hình ảnh thơ: Khác với con đường trong Xếp bút nghiên (Lưu Hữu Phước) hoặc Tiến quân ca. Con đường Tây Tiến được kết bằng những địa danh Việt và Lào đọc lên trầm bổng như ca hát, xa lạ và hoang dại.

I. Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Nhận xét về cách phân tích thơ của tác giả từ đoạn trích trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách phân tích thơ của tác giả vô cùng chặt chẽ và sâu sắc. Tác giả đã phân tích những yếu tố đặc sắc, nổi bật của bài thơ như: nhan đề, thể thơ, hình ảnh thơ,…kết hợp cùng thao tác so sánh với các tác phẩm khác để thấy được sự độc đáo và sáng tạo của nhà thơ. Đặc biệt, trong quá trình phân tích, tác giả luôn đưa ra những luận điểm rõ ràng và hệ thống dẫn chứng cụ thể ở từng câu thơ.

II. Viết

Trả lời Câu hỏi Viết trang 135 SGK Văn 12 Cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ và những khó khăn, thách thức

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn đã học 

Lời giải chi tiết:

Trên hành trình sống của mỗi người, bất kì ai cũng phải đối diện với khó khăn và thử thách. Bởi chẳng có con đường nào chỉ toàn trải thảm với hoa hồng lại có thể dẫn tới thành công được. Do đó, các khó khăn, thử thách đóng vai trò tạo nên cơ hội cho chúng ta hoàn thiện bản thân hơn và thực hiện ước mơ của mình. Nếu không có khó khăn, làm sao chúng ta có thể vượt qua bản thân của hiện tại. Nếu không có thử thách, làm sao chúng ta có thể biết rằng bản thân có nỗ lực hơn thế và làm được những điều phi thường? Chính vì vậy, hãy dũng cảm và kiên cường hơn, đối đầu với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Dẫu gian khó, vất vả thế nào cũng hãy vững tay chèo, bền ý chí để vượt qua nó. Và cũng đừng nản chí, bất lực, buông xuôi khi gặp phải thất bại. Vì thất bại là mẹ của thành công, và chẳng có ai trong cuộc sống này chưa từng thất bại cả. Điều quan trọng là tâm hồn và ý chí của chính chúng ta.


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí