Soạn bài Tự đánh giá trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều>
Đọc đoạn (1) và cho biết con cá kiếm đang ở đâu cùng với ông lão Xan-ti-a-gô? Câu nào sau đây miêu tả chi tiết, cụ thể hình dáng của con cá mập.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều
Đọc đoạn (1) và cho biết con cá kiếm đang ở đâu cùng với ông lão Xan-ti-a-gô?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
C. Con cá bơi dưới nước với cái miệng mím chặt, cái đuôi nhịp nhàng.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều
Câu nào sau đây miêu tả chi tiết, cụ thể hình dáng của con cá mập.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
C. Lưng nó cũng xanh như lưng loài cá kiếm, bụng nó ánh bạc, da bóng mượt và tuyệt đẹp.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 62 SGK Văn 12 Cánh diều
Đọc kĩ đoạn (3) và cho biết nội dung chính của đoạn này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
C. Miêu tả cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá mập.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Câu trích dẫn nào sau đây thể hiện rõ ý chí của ông lão Xan-ti-a-gô?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
A. Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Trong đoạn trích, có mấy lần xuất hiện từ “lão nghĩ” và “lão nói”? Việc sử dụng nhiều lần các cụm từ đó có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
+ Trong đoạn trích, cụm từ “lão nghĩ” được xuất hiện 5 lần đã nhấn mạnh những ý nghĩ trong đầu ông lão đánh cá. Những ý nghĩ này có thể là đúng hoặc có thể là không, nó được ông lão đưa ra để phán đoán những sự việc sẽ xảy ra sau đó và cho người đọc thấy được những tâm tư, trăn trở và hành động sắp tới của ông lão.
+ Ngược lại với cụm từ “lão nghĩ” thì cụm từ “lão nói” chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong đoạn trích tại câu văn “Nhưng con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại. Lão nói”. Ở đây ta thấy được ý chí kiên cường của lão đánh cá, thôi thúc người đọc, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất cũng không được nản chí, không được từ bỏ. Hãy coi thất bại là bài học để có được được thành công.
- Từ “lão nghĩ” xuất hiện 5 lần và từ “lão nói” chỉ xuất hiện một lần
- Tác dụng: Thể hiện dòng suy nghĩ nội tâm và những trăn trở của nhân vật trước các hiện tượng và hành động. Một lần duy nhất, từ “lão nói” xuất hiện cũng chính là tinh thần của đoạn trích “Con người sinh ra không phải để dành cho thất bại”.
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Hãy cho biết suy nghĩ của ông lão Xan-ti-a-gô trong đoạn (1). Tại sao ông lão lại có tâm trạng và suy nghĩ đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
+ Ông lão Xan-ti-a-gô đã suy nghĩ là làm thế nào để ông và con cá có thể quay trở về cảng bằng con thuyền đó và kèm theo đó là những băn khoăn, liên tục đưa ra các tình huống trong quá trình đưa con cá về cảng.
+ Sau khi câu được một con cá lớn, ông lão đã cảm thấy rất vui mừng và dường như đối với ông đó “không phải là mơ” bởi sau rất nhiều lần không câu được con cá nào nhưng bằng ý chí, cuối cùng ông đã làm được. Con cá là niềm vui rất lớn đối với ông vì thế mà trong đầu ông khi đó là liên tục các suy nghĩ được đặt ra sao cho có thể đưa con cá và thuyền của ông trở về cảng một cách thuận lợi nhất.
- Suy nghĩ của ông lão Xan-ti-a-gô: Ông biết đây là thật chứ không phải là mơ, ông cần giữ đầu óc tỉnh táo, ông trăn trở với những suy nghĩ làm sao có thể đưa con cá vào bờ.
- Ông lão lại có tâm trạng và suy nghĩ đó bởi đã 84 lần ra khơi, ông không câu được con cá nào, giờ đây ông bắt được con cá kiếm khổng lồ, vì vậy ông cảm thấy vui sướng lắm mà luôn tự dặn bản thân phải tỉnh táo để chắc rằng đây không phải là mơ và luôn trăn trở tìm cách đưa nó vào bờ.
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả con cá mập ma – kô của tác giả. Thái độ của ông lão Xan-ti-a-gô đối với con cá mập như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào phần phân tích ở trên
Nêu quan điểm của bản thân
Chú ý những tính từ thế hiện thái độ của ông lão
Lời giải chi tiết:
Cách 1
+ Tác giả đã sử dụng 1 loạt các động từ mạnh để miêu tả về ngoại hình và động tác của con cá “bổ phập”, “đớp ngập”, “rách toác”,…
+ Con cá mập là hình ảnh ẩn dụ cho những kẻ có địa vị, quyền lực trong mọi thời đại. Chỉ cần nghe "mùi" của của phúc lợi thì có thể sẵn sàng cướp đoạt bất cứ lúc nào. Hay chúng đại diện cho cái xấu, cái ác ẩn hiện xung quanh ta.
+ Vì đây là lần đầu tiên mà ông đánh được con cá lớn sau rất nhiều lần đi đánh cá ra về trắng tay không được con cá nào thì khi ông đưa con cá kiếm cùng thuyền của mình trở về cảng, con cá mập xuất hiện đã làm cho ông vô cùng tức giận và cảm thấy căm hận bọn chúng. Bằng sự quyết tâm của mình ông đã đối diện với con cá mập và chiến đấu hết mình với nó “lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao sắc ngọt xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận.”
- Nhận xét: Tác giả đã miêu tả con cá mập ma-kô vô cùng mạnh mẽ và hung bạo, thông qua việc sử dụng một loạt những động từ mạnh như “lao rất nhanh”, “xé tung mặt nước”,“bổ phập”,”đớp ngập”, “rách toác”,…
- Thái độ của ông lão đối với con cá mập vô cùng mạnh mẽ và dũng cảm. Ông vẫn quyết tâm đối mặt với con cá mập dẫu biết rằng có ít hi vọng, sử dụng mọi điều có thể “đầu óc lão tỉnh táo và sáng suốt”, “bằng quyết tâm và tất cả lòng căm hận”
Câu 8
Trả lời Câu hỏi 8 trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Chân dung ông lão Xan-ti-a-gô được tạo dựng qua những phương diện nào? Nêu các chi tiết trong văn bản cho thấy rõ niềm tin, ý chí và nghị lực của ông lão.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết miêu tả chân dung nhân vật và thể hiện niềm tin, ý chí của ông lão
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Chân dung ông lão Xan-ti-a-gô được tạo dựng qua những phương diện:
+ Sau 84 ngày đêm thất bại, ông lão vẫn cố gắng tìm kiếm và cuối cùng đã tìm được con cá kiếm lớn
🡪 Ông là một lão ngư kiên trì, là biểu tượng cho người nghệ sĩ không ngừng sáng tạo, tìm kiếm cái mới trong nghệ thuật.
+ Được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm
+ Trong sự chiến thắng của ông lão đối với con cá mập.
- Các chi tiết trong văn bản cho thấy rõ niềm tin, ý chí và nghị lực của ông lão:
+“Lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao sắc ngọt xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận”
+“Cái quá tốt đẹp thì khó bền”
+“Nhưng con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại”
+“Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”
- Những từ ngữ thể hiện sắc thái tình cảm :
+ “Thật là hay” : bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, cảm thán trước cảnh đẹp thiên nhiên, không khí rộn ràng ở vùng núi rừng Việt Bắc. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.
+ “Chén thịt rừng quay”: Gợi không khí thân mật, thể hiện niềm vui sướng khi được thưởng thức thành quả cuộc đi săn.
+ “Tha hồ dạo”: Niềm hứng khởi trước cảnh sắc thiên nhiên bao la, rộng lớn của núi rừng Việt Bắc.
+ “Mặc sức say”: Thể hiện niềm say mê, phấn khởi trước những đặc sản rượu ngọt chè tươi nơi núi rừng Việt Bắc. Đằng sau đó chính là niềm lạc quan phơi phới, niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước
Câu 9
Trả lời Câu hỏi 9 trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Em suy nghĩ gì về câu nói của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô: “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”
Phương pháp giải:
Nêu quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cuộc sống là một chuỗi những hành trình và những điều mới lạ sẽ mở ra trước mắt và không ai có thể dừng lại cuộc sống của chúng ta. Trong câu nói của Hemingway, đã nhận định một chân lý đúng đắn, con người không phải là thứ mà thất bại có thể hạ gục. Con người có thể “bị hủy diệt” tức là hành trình được sống của con người, một kiếp người bị tan biến, bị tàn phá và chỉ là sự diệt vong về thể xác mà thôi. Một quy luật sống, điều đó ngay từ khi sinh ra con người đã được định đoạt sẵn, chúa trời dành cho con người sự sống, cũng phải tước đi chúng để tiếp tục một kiếp sống khác. Nhưng, ngược lại với điều đó, con người không thể bị “đánh bại” tức mỗi người trong xã hội này không thể bị hạ gục làm tê liệt về lí trí được, con người dù vấp phải khó khăn lớn đến thế nào đi chăng nữa, cũng nhất định không từ bỏ cuộc sống, chấp nhận để bản thân đầu hàng cho số phận, đánh mất đi cơ hội, tinh thần, lí trí của chính mình. Vì đó là một cái đầu hàng hèn nhát và nhu nhược, con người thà bị hủy diệt theo quy luật, còn hơn là để bản thân mình trôi dạt trong sự thất bại và đánh mất đi cơ hội được tiếp tục chiến đấu trong đời mình hơn một lần nữa. Câu nói của Hemingway dùng mối quan hệ nhượng bộ – tăng tiến, nhằm nhấn mạnh khẳng định vế thứ hai, nhận định thật sự vô cùng chính xác và đánh trúng vào tâm lý của nhiều người, nhất là của những bạn trẻ, lần đầu bước ra khỏi cánh cửa trường đại học, vì chưa có kinh nghiệm, non yếu trong suy nghĩ, nên sớm đầu hàng và bị gục ngã trước những thất bại liên tiếp thất bại, và bị trầm cảm, bị mất cân bằng trong cuộc sống. Ngược lại có những người, dù hoàn cảnh có dồn họ vào chân tường, dù sự bế tắc gần như xâm chiếm lấy cuộc đời họ, gần như mọi ánh mắt nhìn vào đã nhận thấy họ bị mất toàn bộ quyền được sống và trở lại cơ hội của chính mình, thì khi ấy, họ lại càng quyết tâm, cố gắng phấn đấu chiến thắng chính số phận của mình mang lại. Qua câu nói của Hemingway, đã khẳng định lại sự tồn tại đích thực của con người, cũng như hành trình chinh phục biển cả mà Hemingway gửi gắm. Con người sinh ra, không thể đầu hàng trước nghịch cảnh của mình, dù có bị dìm và chìm hãm tới mức nào, cũng hãy để bản thân một cơ hội sống sót và tiếp tục kiên cường đấu tranh đến cùng.
- Từ “mời” thường được dùng cho người ở bề trên hoặc dùng cho khách đến chơi nhà, đó là từ ngữ thể hiện phép lịch sự và lòng hiếu khách.
- Từ “chén” thường sử dụng trong mối quan hệ gần gũi, gắn bó. Dùng để mời anh em, bạn bè thân thiết.
Ở câu thơ thứ tư, Bác dùng chữ "chén" thay cho chữ "ăn". Nghe thân mật mà có thoáng nét cười. Gợi lên không khí vui tươi, tình cảm thiết tha, mạn nồng giữa những người chiến sĩ
Câu 10
Trả lời Câu hỏi 10 trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Phương pháp những “tảng băng trôi” do Hê-minh-uê phát hiện và thực hành. Theo đó, ngôn từ trong tác phẩm thường rất trong sáng, cô đọng, không có gì dư thừa. Các hình tượng nghệ thuật thường được tạo nên bởi các hình ảnh tượng trưng. Bên dưới lớp ngôn từ và hình ảnh tưởng chừng đơn giản, ý nghĩa của tác phẩm rất phong phú, sâu sắc, nhiều tầng bậc. Theo em, tác giả đã áp dụng “phương pháp những tảng băng trôi” trong văn bản như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng những hiểu biết của bản thân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Phần nổi: miêu tả cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm. Cuộc đấu dai dẳng, quyết liệt. Con cá lượn nhiều vòng. Ông lão dù kiệt sức nhưng vẫn chiến đấu kiên cường. Cuối cùng ông đã chiến thắng.
- Phần chìm:
+ Hình tượng con cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên kì vĩ, trong mối quan hệ với tự nhiên thì thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng ước mơ, khát vọng lớn lao mà trong cuộc đời mỗi con người thường theo đuổi.
+ Ông lão đánh cá là biểu tượng về người lao động có ước mơ cao đẹp, có ý chí, bản lĩnh và kinh nghiệm.
+ Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm thể hiện hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
- Tinh thần lạc quan, ý chí mạnh mẽ: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh hành quân đến địa điểm mới phải lội suối, leo đèo, vô cùng mệt mỏi. Tuy vậy, Bác vẫn giữ tinh thần vui tươi, hòa mình vào cảnh vật.
- Phong thái ung dung, thư thái: Dẫu bận trăm công nghìn việc trong lúc lãnh đạo cuộc kháng chiến, Bác vẫn giữ tư thế ung dung, thư thái dạo gót ngắm cảnh thiên nhiên.
- Tình yêu thiên nhiên sâu sắc: Thể hiện qua bút pháp miêu tả cảnh vật vô cùng sinh động. Hồn thơ hoà hợp với thiên nhiên, lắng nghe âm thanh của núi rừng.
- Niềm tin chiến thắng: Bác hẹn với lòng mình sẽ trở lại Việt Bắc để được thưởng thức cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Soạn bài Nói và nghe: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ (tiếp theo) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Đêm trăng và cây sồi (trích Chiến tranh và hòa bình) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Ánh sáng cứu rỗi (Trích Nỗi buồn chiến tranh) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục