Soạn bài Loạn đến nơi rồi! SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều>
Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Trình và vở kịch Mùa hè ở biển Chú ý chỉ dẫn sân khấu để hình dung về nhân vật và bối cảnh
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Nội dung chính
Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. |
Chuẩn bị
Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thông tin về tác giả Xuân Trình và vở kịch Mùa hè ở biển
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Tác giả:
a. Tiểu sử, cuộc đời:
+ Tên thật: Nguyễn Xuân Trình
+ Năm sinh: 1936- 1991
+ Quê quán: làng Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
+ Ông là Trưởng ban sáng tác Hội và từ 1893 là Phó tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu, Tổng biên tập tạp chí sân khấu
+ Năm 2001, ông đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học- nghệ thuật
b. Sự nghiệp văn chương:
+ Phong cách sáng tác: mang đề tài về hiện thực đời sống; thấm đượm giá trị nhân văn; mang tính phê phán các sự việc trái ngược với luân thường đạo lí, thuần phong mỹ tục Việt Nam
+ Sáng tác gần 30 kịch bản được dàn dựng trên sàn diễn, nói về các vấn đề dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội, đề cao tính chân thật, nhân văn: Cái nợ đồng lân (1959), Những người du kích (1961), Quê hương Việt Nam (1967), Lập xuân (1970), Việc nhà (1970), Hận thà từ đâu tới (1973)….
* Vở kịch Mùa hè ở biển:
+ Thể loại: Hài kịch
+ Gồm 6 cảnh
+ Giá trị nội dung: Gợi lên một vấn đề nóng bỏng trong hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ: tư tưởng cũ, trì trệ, bảo thủ trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ.
*Tác giả Xuân Trình (1936 – 1991)
- Quê quán : quê thôn Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Sự nghiệp : Nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới. Ông được đánh giá là cánh chim đi đầu trong việc dự báo đời sống xã hội. Ông cũng giữ nhiều chức vụ như : vai trò Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu, Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu, nhà biên kịch.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa hè ở biển, Nửa ngày về chiều, Đợi đến mùa xuân, Bạch đàn liễu, Quê hương Việt Nam...
* Vở kịch “Mùa hè ở biển”
- Thời gian sáng tác : là vở kịch hiện đại sáng tác năm 1981
- Nội dung : Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Giá trị: Nói lên cuộc đối đầu giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cổ hủ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ và cuối cùng tư tưởng, cách làm tiến bộ đã giành chiến thắng, đưa xã hội phát triển đi lên
- Tác giả
+ Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Trình (1936 – 1991), quê tại làng Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
+ Ông đạt nhiều giải thưởng và nắm giữ nhiều chức vụ: Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2023); Nguyên phó Tổng thư Ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Nguyên Tổng biên tập Tạp chí sân khấu…
+ Ông là một trong những nhà viết kịch hàng đầu của sân khấu hiện đại Việt Nam, với nhiều vở diễn nổi tiếng, gây nhiều tranh luận về nội dung, tư tưởng nghệ thuật từ giữa những năm 60 -90 của thế kỉ trước.
+ Về phong cách sáng tác: tác phẩm của ông mang đề tài về hiện thực đời sống; thấm đượm giá trị nhân văn; mang tính phê phán các sự việc trái ngược với luân thường đạo lí, thuần phong mỹ tục Việt Nam
+ Ông sáng tác gần 30 kịch bản được dàn dựng trên sàn diễn, nói về các vấn đề dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội, đề cao tính chân thực nhân văn: Cái nơ đồng lần (1959), Những người du kích (1961), Quê hương Việt Nam (1967)…
- Tác phẩm Mùa hè ở biển
+ Thể loại: hài kịch
+ Vở kịch gồm 6 cảnh, đoạn trích thuộc phần cuối của cảnh thứ nhất
+ Đoạn trích gợi lên một vấn đề nóng bỏng trong hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ: tư tưởng cũ, trì trệ, bảo thủ trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ.
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 63 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý chỉ dẫn sân khấu để hình dung về nhân vật và bối cảnh
Phương pháp giải:
Đọc lại phần đầu đoạn trích và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đồng chí Đoàn Xoa- cán bộ huyện tỉnh được chuyển về trung ương làm chuyên viên là người vô cùng nghiêm túc. Trong lần về thăm nhà, đồng chí đi thăm đồng khiến mọi người đứng lên chào đón vô cùng trịnh trọng.
Chỉ dẫn sân khấu: Đồng chí Đoàn Xoa về. Đúng như mọi người đã miêu tả. Dù mới đi thăm đồng, con người của đồng chí vẫn toát lên một vẻ trịnh trọng nghiêm túc khiến người ta cảm thấy vì nể hơn là gần gũi. Mọi người đứng cả lên chờ đón.
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 64 SGK Văn 12 Cánh diều
Hành động “giả vờ” hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng đã nhận được câu trả lời như thế nào từ phía bà con?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần đầu đoạn trích và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hành động “giả vờ” hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng về việc làm khoán của bà con đã nhận được câu trả lời:
+ “ Đồng chí định khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à”
+ “ Ở đâu không biết, chứ ở đây thì cứ vững như bàn thạch. Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung vui lắm. Trước hợp tác một thôn, hai thôn chứ bây giờ toàn xã rồi”
→ Mọi người đều phản đối việc làm khoán; tất cả đồng ruộng đều được cả xã cấy chung và phê bình Đoàn Xoa vì cho rằng ông khuyến khích bà con làm việc sai.
Ông đã nhận được câu trả lời không đúng sự thật của bà con, vì mọi người đang giấu việc làm khoán chui. “ Đồng chí khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à”. Câu trả lời thêm dẫn chứng để trở nên thuyết phục hơn “..Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung vui lắm...làm toàn xã rồi”.
Hành động “giả vờ” hỏi của ông Đoàn Xoa khi thăm đồng đã nhẫn được câu trả lời từ bà con:
- “Đồng chí định khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à?”
- “Ở đâu không biết, chứ ở đây thì cứ vững như thạch bàn. Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung vui lắm. Trước hợp tác thôn, hai thôn chứ bây giờ làm toàn xã rồi”.
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 65 SGK Văn 12 Cánh diều
Tại sao những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn trích và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Vì mọi người sợ ông Đoàn Xoa sẽ phát hiện ra sự thật người dân đang khoán chui ruộng đất để cày.
Bởi vì ngay từ đầu đoạn trích, ông Đoàn Xoa đã hiện lên là một người cán bộ tốt nhưng duy ý chí, máy móc, không biết lắng nghe thực tiễn đời sống. Ông cũng là một người vô cùng chính trực, ngay cả vợ làm sai ( đưa guồng là vật công về nhà), ông cũng bảo phải báo lên phê bình. Trước tính cách như vậy của ông, không ai dám nói sự thật nữa.
Những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông vì mọi người sợ ông Đoàn Xoa sẽ phát hiện ra sự thật người dân đang khoán chui ruộng đất để cày.
Đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 66 SGK Văn 12 Cánh diều
Điều cụ Bản “cam đoan” liệu có xảy ra?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích và tìm chi tiết về câu nói của cụ Bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Điều cụ Bản cam đoan với Bà Xoa là khi anh Thông vác bao đạm về nhà, ông Đoàn Xoa sẽ vui mừng
- Điều cụ Bản cam đoan không xảy ra: Vì khi Thông vác bao đạm về, Ông Xoa đã hỏi “ Cái gì thế này” và khi Thông trả lời là đạm thì ông có vẻ bực bội
Điều cụ Bản “cam đoan” có thể sẽ xảy ra.
Cụ Bản cam đoan là khi anh Thông vác bao đạm về nhà, ông Đoàn Xoa sẽ vui mừng nhưng điều cụ Bản “cam đoan” lại không xảy ra. Khi anh Thông vác bao đạm về ông nói “Cái gì thế này?”, ông tỏ vẻ bực bội
Đọc hiểu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 67 SGK Văn 12 Cánh diều
Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa?
Phương pháp giải:
Đọc lại lời thoại của ông Đoàn Xoa và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” đã thể hiện tâm trạng tức giận, bàng hoàng không thể tin nổi về việc người dân đi khoán chui. Ông nghĩ rằng việc làm đấy của người dân là làm cho lợi ích của cá nhân họ, không phải là vì lợi ích của hợp tác, trái ngược với nền xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.
Câu nói đã thể hiện tâm trạng hoảng hốt trước tình cảnh bất ngờ này. Đến ông cũng không ngờ làng xã thân yêu mà ông từng gắn bó, ngay cả người trong gia đình đều chung tay vào việc khoán chui. Trước tình cảnh đó, nhân dân làm trái luật nhà nước, ông thấy sự việc đã đi quá xa và vượt khỏi khuôn khổ.
Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” của ông Đoàn Xoa thể hiện tâm trạng tức giận, bàng hoàng không thể tin nổi khi phát hiện ra việc người dân trong làng đang làm khoán chui. Ông nghĩ việc làm này của người dân là vì lợi ích cá nhân, không phải là lợi ích của cộng đồng và đi ngược lại với tư tưởng xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.
Đọc hiểu 6
Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 68 SGK Văn 12 Cánh diều
Em hiểu thế nào là “bán chui”?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Tìm nghĩa của từ trên sách, báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Theo em, “Bán chui” được hiểu là bán lén lút, không công khai, bán với mục đích trái pháp luật
Bán chui là làm ra của cải như lương thực, thực phẩm ( cá, thịt,..) mà không đem về nạp vào mậu dịch tức là nạp cho nhà nước mà lại đem bán và thu tiền cá nhân. Bởi vì thời kì này, mọi của cải đều là của nhà nước, người dân làm ra nhưng không được phép bán.
“Bán chui” được hiểu là lén lụt, không công khai minh bạch, bán với mục đích trái pháp luật.
Đọc hiểu 7
Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 69 SGK Văn 12 Cánh diều
Thái độ, hành động của Quân với ông Xoa có gì khác các nhân vật Cụ Bản và Hướng?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn đối thoại của Quân với ông Xoa và đối thoại của Quân với Cụ Bản và Hướng từ đó so sánh.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong cuộc đối thoại với ông Xoa, lúc đầu Quân vẫn lịch sự, lễ phép khi xưng hô “ tôi- bác” với ông Xoa. Thế nhưng khi ông Xoa chỉ trích, đưa ra các lí lẽ nói rằng Quân phá chính sách nhà nước, phải chịu trách nhiệm với nhà nước thì thái độ của Quân thay đổi qua cách xưng hô “ tôi-ông” thể hiện sự tức giận, không hiểu nổi suy nghĩ của ông Xoa. Cuối đoạn đối thoại, Quân thể hiện thái độ mỉa mai, châm biến với lối suy nghĩ lạc hậu, còn hạn hẹp của ông Xoa
Thái độ của Quân có phần gay gắt và thẳng thắn hơn. Khi ông Đoàn Xoa hỏi lý lẽ anh sẵn sàng trả lời ngọn ngành từng câu hỏi mà không trốn tránh hay sợ sệt.
Lúc đầu, Quân thể hiện với thái độ lễ phép, xưng hô “tôi – bác” với ông Xoa. Nhưng khi ông Xoa đưa ra các lí lẽ về việc Quân phá chính sách nhà nước, phải chịu trách nhiệm và với nước thì Quân chuyển sang xưng là “tôi – ông” với thái độ tức giận, khó chịu, không hiểu nổi của ông Xoa. Cuối đoạn đối thoại, Quân thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm với lối suy nghĩ lạc hậu, còn hạn hẹp của ông Xoa.
Đọc hiểu 8
Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 70 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý thái độ mỉa mai của Quân khi gọi ông Xoa là “ ông duy vật”
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn đối thoại của Quân với ông Xoa từ đó trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Khi gọi ông Xoa là “ ông duy vật”, Quân đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biến với lối suy nghĩ duy ý chí, lạc hậu, hạn hẹp của ông Xoa.
Quân gọi ông xoa là “ông duy vật” với thái độ mỉa mai châm biếm với lỗi suy nghĩ lệch lạc, lạc hậu, duy ý chí, hạn hẹp của ông Xoa.
Sau khi đọc 1
Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Cánh diều
Tóm tắt và nêu tình huống của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tình huống của đoạn trích:
Trong lần thăm nhà của cán bộ Đoàn Xoa, ông ngạc nhiên thấy những thay đổi của làng xóm. Bí thư Hướng, mẹ con bà Xoa và tất cả người dân đều lo lắng, tìm cách nói dối để che giấu việc xã đã thực hiện “ khoán chui” từ ba năm nay. Thấy ông Xoa về, cụ Bản, một trong số những người dân của hợp tác xã từng phải đi ăn xin trước đây, nay đã xây được nếp nhà ngói mới, sang mời ông bà Xoa dự buổi cất nóc. Trong cuộc nói chuyện với bí thư Hướng, cụ Bản và khi nhìn thấy con trai mình vác đạm về ông liền không thể tin nổi, bức xúc phát hiện ra sự việc. Sau đó ở bãi biển, ông cũng có cuộc đối thoại căng thẳng với Quân- thuyền trưởng đoàn đánh cá.
- Tóm tắt : Ông Đoàn Xoan có dịp về thăm nhà, thăm lại làng xã thấy mọi việc có tiến triển tốt đẹp, ông muốn ở lại chơi thêm mấy hôm mà không biết rằng cả xã đang giấu việc làm khóa chui. Trong quá trình dạo quanh xóm làng, ông đã sinh nghi vì thấy ruộng đồng chia nhỏ nhưng không một ai chịu nói sự thật. Cho đến cuộc nói chuyện với Cụ Bản, ông Đoàn Xoa mới vỡ lẽ ra sự thật và ông không thể chấp nhận được, muốn báo lên trung ương. Ông lại ra bãi biển mua cá, thấy ngư dân cũng “bán chui”, lấy của công bán cho riêng mình, ông và anh thuyền trưởng đối chất tư tưởng với nhau, và kết thúc đoạn trích là sự hậm hực của ông Đoàn Xoa trước tình thế loạn lạc như này.
- Tình huống của đoạn trích : Ông Đoàn Xoa về thăm làng có nhiều sự thay đổi tích cực. Đang ngồi nói chuyện với mọi người ông nhận ra cả xã đã bí mật thực hiện khoán chui. Trước sự thật đó, ông không chấp nhận được và muốn báo lên trung ương.
Sau khi đọc 2
Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 70 SGK Văn 12 Cánh diều
Dòng nào dưới đây nêu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu
B. Ngôn ngữ độc thoại và chỉ dẫn sân khấu
C. Ngôn ngữ đối thoại và bàng thoại
D. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là: A (Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu)
Sau khi đọc 3
Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 71 SGK Văn 12 Cánh diều
Đoạn trích thể hiện xung đột giữa các nhân vật nào và vì sao các nhân vật đó nảy sinh xung đột?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Xung đột thứ nhất: Xung đột giữa ông Xoa và cụ Bản, bí thư Hướng
+ Thấy ông Xoa về, cụ Bản, một trong số những người dân của hợp tác xã từng phải đi ăn xin trước đây, nay đã xây được nếp nhà ngói mới, sang mời ông bà Xoa dự buổi cất nóc. Tại đây, trong cuộc nói chuyện với bí thư Hướng, cụ Bản, ông Xoa phát hiện sự thật rằng người dân làm khoán chui ruộng đất
- Xung đột thứ hai: Xung đột giữa ông Xoa và thủy thủ đánh cá
+ Khi ra bãi biển, ông Xoa gặp bác thủy thủ cõng một sọt đầy cá thu đang chuẩn bị cho người mua. Ông nghĩ rằng cho đây là hình thức bán chui, bởi việc này phải khiêng đến cho mậu dịch; đi trái với chủ trương của nhà nước
- Xung đột thứ ba: Xung đột giữa thuyền trưởng Quân và Đoàn Xoa về việc giải quyết vụ việc trước của thủy thủ.
- Đoạn trích thể hiện trực tiếp xung đột giữa Cụ Bản, anh thuyền trưởng, thủy thủ và ông Đoàn Xoa
- Giữa các nhân vật xảy ra xung đột bởi sự khác biệt về mặt tư tưởng, quan điểm :
+ Cụ Bản cho rằng cốt yếu vẫn là dân no đủ, ấm no và đó phải là một niềm vui cho tất cả mọi người. Còn ông Đoàn Xoa là một người đề cao nguyên tắc đến mức giáo điều, chỉ cần làm đúng luật mà không xem xét lại lý luận có phù hợp với thực tiễn hay chưa.
+ Thủy thủ chỉ quan tâm đến lệnh thuyền trưởng, không quan tâm đến hệ thống cán bộ, Đảng ủy,...Ngược lại với ông Đoàn Xoa mọi việc đều phải được thông qua từ trên xuống dưới.
+ Thuyền trưởng Quân cho rằng hợp tác xã là trái tự nhiên, kìm hãm sự phát triển của con người vì thế nên mọi người ra ngoài làm ăn cá nhân là điều tất yếu. Còn ông Đoàn Xoa vẫn thấy rằng làm việc tập thể là tốt nhất, hợp tác xã là biện pháp tối ưu giúp ai cũng được phát triển.
- Xung đột giữa ông Xoa và cụ Bản, bí thư Hướng:
+Thấy ông Xoa về, cụ Bản, một số những người dân của hợp tác xã từng phải đi ăn xin trước đây, nay đã xây được nếp nhà ngói mới, sang mời ông bà Xoa dự buổi cất nóc. Tại đây, trong cuộc nói chuyện với bí thư Hướng, cụ Bản, ông Xoa phát hiện sự thật rằng người dân làm khoán chui ruộng đất.
+ Ông Xoa cho rằng người dân có thể làm đến chết trêu chết bò nhưng người dân giờ đi làm khoán chui thì họ làm gì cái gì. Ông cho rằng họ không làm cho hợp tác xã vì trụ sợ sân kho vắng tanh. Ông nghĩ rằng tình huống này rối loạn, không đúng với trật tự kỉ cương vốn có. Cụ Bản thì cho rằng người dân vẫn đi làm chăm chỉ từ tinh mơ, họ đã biết thay đổi phương thức sản xuất: đốt lửa hun khói đuổi sương cho trâu biết đường đi, cày đúng thời vụ. Người dân làm vì hạt gạo, vì đời sống phát triển hơn.
- Xung đột thứ hai: xung đột giữa ông Xoa và thủy thủ đánh cá:
+ Khi ra bãi biển, ông Xoa gặp bác thủy thủ cõng một sọt đầy cá thu đang chuẩn bị cho người mua. Ông nghĩ rằng đây là hình thức bán chui bởi việc này phải khiêng đến cho mậu dịch; đi trái với chủ trương của nhà nước
+ Ông Xoa cho rằng các thủy thủ đánh cá đang làm hành động trái pháp luật, đi trái với chủ trương của nhà nước, yêu cầu phải làm biên bản. Thủy thủ bán cá cho người mua là điều hoàn toàn bình thường bởi đó là công việc làm ăn của họ và ông Xoa không có tư cách để yêu cầu họ như vậy
- Xung đột thứ ba: xung đột giữa ông Đoàn Xoa và thuyền trưởng đánh cá về việc giải quyết vụ việc trước của thủy thủ.
+ Ông Xoa khăng khăng rằng cá là sản phẩm của nhà nước và đoàn thuyền của Quân không có quyền đem bán ra ngoài. Ông cho rằng người dân phải làm việc lý tưởng chứ không nên vì miếng ăn, phải xây dựng cho Tổ quốc vì đất nước còn nghèo.
+ Quân cho rằng người dân phải làm việc vì miếng ăn, cho đời sống của chính họ bởi những câu nói, lý tướng dù hay thế nào cũng không thể giúp cho cuộc sống của họ. Vì thế, người dân có quyền bán và không ai có quyền ngăn cản họ.
Sau khi đọc 4
Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 71 SGK Văn 12 Cánh diều
Em có đồng tình với ý kiến: “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”,“ Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn đối thoại của ông Đoàn Xoa với Quân từ đó nêu ý kiến của bản thân mình.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em đồng tình với ý kiến: “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”,“ Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa. Vì:
+ Trong cuộc sống, để tồn tại, mọi người phải làm việc, lao động để tạo ra của cải. Từ đó đời sống của họ mới có thể phát triển được. Người dân đều có quyền được hưởng cuộc sống như thế và để làm được điều đó, họ cần kinh doanh, buôn bán. Đây là một điều hoàn toàn hợp lý, hợp tự nhiên. Thế nhưng ông Đoàn Xoa cho rằng họ cần phải làm vì lý tưởng, vì đất nước còn đương nghèo nên cần phải tuân theo chính sách của nhà nước đề ra, những hành động kinh doanh của người dân đều là trái pháp luật
→ Lối suy nghĩ của người duy tâm, không nhìn nhận vào thực tế cuộc sống nên có cái nhìn hạn hẹp, đi trái với tự nhiên về việc vấn đề xã hội
→ Vì lối tư duy duy ý chí, trái với quy luật phát triển tự nhiên, đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của một số bộ phận con người (trong đoạn trích là ông Đoàn Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội. Đây chính là nguyên do của cái nghèo vẫn còn tồn tại trong thời kì bấy giờ.
Em đồng tình với ý kiến của thuyền trưởng Quân bởi lẽ ông Đoàn Xoa chỉ quan tâm đến nguyên tắc và lý thuyết mà không để ý đến thực tế rằng hợp tác xã đang kìm hãm sự phát triển của mọi người, dần dần kéo theo là kìm hãm sự phát triển của đất nước. Người trái ngược với tự nhiên chính là làm ngược lại với quy luật phát triển của con người. Đời sống nhân dân lao động không được chăm lo ắt hẳn họ phải đứng lên tự mình phát triển.
Ý kiến của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xa có thể được hiểu như một lời chỉ trích hướng tới cách sống và quan điểm của Đoàn Xoa. Thuyền trưởng Quân cho rằng Đoàn Xoa là người duy tâm, người sống trái với quy luật tự nhiên và không nhìn nhận vào thực tế cuộc sống nên có cái nhìn hạn hẹp, đi trái với tự nhiên về vấn đề xã hội. Ông Đoàn Xoa còn có lối tư duy duy ý chí, trái với quy luật tự nhiên, đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của một số bộ phận con người đã vô tình trở thành bước cản lớn làm chậm tiến độ phát triển của xã hội. Đây chính là nguyên do của cái nghèo vẫn còn tồn tại trong thời kì bấy giờ.
Sau khi đọc 5
Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 71 SGK Văn 12 Cánh diều
Em sẽ bày tỏ quan điểm như thế nào nếu có ý kiến cho rằng chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thể hiện được tính cách của nhân vật Đoàn Xoa và chủ đề của tác phẩm ( mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở trên biển)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích từ đó nêu quan điểm của bản thân em về ý kiến trên
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em không đồng ý với ý kiến
+ Chi tiết phát hiện sự việc “ khoán chui” của ông Đoàn Xoa chỉ mới thể hiện được một phần nhỏ trong lối suy nghĩ của ông Đoàn Xoa. Đọc tới chi tiết, người đọc mới cảm nhận được những cảm xúc, thái độ ngỡ ngàng, bức xúc của ông với chi tiết khoán chui → chi tiết nhỏ này chưa đủ để cho người đọc hiểu được suy nghĩ cũng như tính cách của nhân vật
+ Chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở trên biển: mới là xung đột chính thể hiện tính cách của nhân vật Đoàn Xoa qua hai cuộc đối thoại sau.
→ Hai chi tiết phát hiện trong đoạn trích thể hiện đầy đủ tính cách của nhân vật Đoàn Xoa: một người cán bộ luôn muốn xây dựng đất nước phát triển nhưng coi trọng nguyên tắc, cứng nhắc, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời.
Em không đồng tình với ý kiến đó bởi vì nếu chỉ có chi tiết phát hiện “khoán chui” chỉ làm rõ được việc ông Đoàn Xoa là một người nguyên tắc, nghiêm chỉnh và là cán bộ mẫu mực làm theo pháp luật. Phải thêm chi tiết ông phát hiện “bán chui” cá ở bãi biển mới làm rõ được ông là người xa rời thực tế và có phần giáo điều, chính điều đó sẽ đưa lại nhiều hậu quả.
Em không đồng ý với ý kiến cho rằng chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thực hiện được tính cách nhân vật ông Đoàn Xoa và chủ đề tác phẩm (mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” ở bãi biển này).
+ Chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” của ông Đoan Xoa chỉ mới thể hiện được một phần nhỏ trong lối suy nghĩ của ông Đoàn Xoa. Đọc tới chi tiết, người đọc mới cảm nhận được những cảm xúc, thái độ ngỡ ngàng, bức xúc của ông với chi tiết khoán chui. Chi tiết này chưa đủ để cho người đọc hiểu được suy nghĩ cũng như tính cách của nhân vật.
+ Chi tiết phát hiện “bán chui” ở trên biển mới là xungg đột chính thể hiện tính cách của nhân vật Đoàn Xoa qua hai cuộc đối thoại ở đoạn sau. Trước hết, với anh thủy thủ, khi biết rằng cá không được mang đến cho mậu dịch, ông cho rằng các thủy thủ đánh cá đang làm hành động trái với pháp luật, đi trái chơi chủ trương của nhà nước, yêu cầu phải lập biên bản. Cho thấy lối suy nghĩ bảo thủ, cứng nhắc của ông Xoa. Đỉnh cao sự xung đột kịch chính là xung đột giữa thuyền trưởng Quân và ông Đoàn Xoa. Ông vẫn khăng khăng rằng cá là sản phẩm của nhà nước và đoàn thuyền của Quân không có quyền đem ra ngoài bán. Ông cho rằng người dân phải làm việc lý tưởng chứ không nên vì miếng ăn, phải xây dựng cho tổ quốc vì đất nước còn nghèo. Qua đó, có thể thấy được tầm nhìn hạn hẹp, lỗi thời, trái với quy luật tự nhiên của ông Xoa.
=> Hai chi tiết trên đã thể hiện đầy đủ tính cách của nhân vật ông Xoa: một người cán bộ luôn muốn xây dựng đất nước phát triển nhưng coi trọng nguyên tắc, cứng nhắc, tư tưởng, bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời.
Sau khi đọc 6
Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 71 SGK Văn 12 Cánh diều
Việc trở thành đối tượng bị chấm biến của nhân vật Đoàn Xoa trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhân vật Đoàn Xoa là người có tính nguyên tắc cao, thương yêu đồng chí bạn bè, vợ con hết mực. Ông cũng có những ý tốt, thiện chí luôn mong muốn đất nước phát triển, xóa đói giảm nghèo nhưng thật đáng tiếc rằng những suy nghĩ của Đoàn Xoa trở thành lỗi thời với cuộc sống đang đi lên.
Sự lỗi thời ấy đã đẩy Đoàn Xoa vào tình thế hài hước, đáng buồn cười, trở thành đối tượng bị châm biếm trong tác phẩm.
Ông Đoàn Xoa là hình ảnh tiêu biểu cho người mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, cách nhìn hạn hẹp lúc bấy giờ.
Qua vở kịch, thông qua nhân vật Đoàn Xoa, người đọc thấy rõ thái độ phê phán của tác giả về những cái cũ, cái tiêu cực trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn ta hiện nay. Vì tư duy duy lý, trái với quy luật phát triển tự nhiên, đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của con người (cụ thể là ông Đào Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội.
Em suy nghĩ về vấn đề đường lối lãnh đạo của các cán bộ. Đường lối được đưa ra dựa trên lý thuyết, nếu lý thuyết xa rời thực tế sẽ không hiệu quả. Vì vậy các cán bộ nhà nước khi đưa ra bất kỳ một điều luật hay đường lối nào cần theo dõi sát sao và cần linh hoạt để nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Việc nhân vật Đoàn Xoa trở thành đối tượng bị châm biếm trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ:
- Ông là người có tính nguyên tắc, thương yêu vợ con, bạn bè, ông cũng có những ý tốt, thiện chí luôn muốn đất nước phát triển, xóa đói giảm nghèo nhưng suy nghĩ của ông không tuân theo quy luật tự nhiên mà thuyền trưởng Quân đã nói.
- Lối suy nghĩ lạc hậu đã đẩy ông vào tính thế hài hước, buồn cười, trở thành đối tượng bị châm biếm trong tác phẩm. Ông Xoa là biểu tượng cho người mang tính bảo thủ, lạc hậu, có cách nhìn hạn hẹp bấy giờ.
- Thông qua nhân vật ông Đoàn Xoa, người đọc thấy rõ thái độ phê phán của tác giả về những cái cũ, tiêu cực trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn ta hiện nay. Vì tư duy duy lí, trái với quy luật tự nhiên đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của con người (cụ thể là ông Đoàn Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội.
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá trang 77 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 80 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục