Soạn văn 12 cánh diều, Soạn văn lớp 12 hay nhất Bài 6. Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều


Tìm đọc thêm một số tác phẩm (truyện, văn chính luận và thơ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài những văn bản đã có trong sách Ngữ văn 12. Tìm đọc và ghi lại một số câu, đoạn văn phân tích, đánh giá về các tác phẩm của tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được học trong sách Ngữ văn 12.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm đọc thêm một số tác phẩm (truyện, văn chính luận và thơ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài những văn bản đã có trong sách Ngữ văn 12.

Phương pháp giải:

Kết hợp kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Có thể tìm đọc 1 số tác phẩm sau: 

+ “Pari”

+ “Động vật học”

+ “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”

+ “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”

+ “Cảnh rừng Pác bó”

+ “Bài ca du kích”

+ “Cảnh khuya”

Xem thêm
Cách 2

- Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

+ Cảnh khuya

+ Tức cảnh Pác Bó

+ Vịnh Thái Hồ

+ Bài ca du kích

+ Đường số 5 anh dũng

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm đọc và ghi lại một số câu, đoạn văn phân tích, đánh giá về các tác phẩm của tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được học trong sách Ngữ văn 12.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu hỏi để trả lời

Lời giải chi tiết:

Cách 1

+ Hà Huy Giáp vốn là một nhà hoạt động cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Khi chú ý đến thơ văn Hồ Chí Minh, ông khẳng định: “Văn thơ Hồ Chủ tịch đã đóng một vai trò hết sức lớn lao, vai trò hàng đầu trong giới văn nghệ, trong nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

+ GS Phong Lê (nguyên Viện trưởng Viện Văn học), trong công trình Thơ văn Hồ Chí Minh - những giá trị vĩnh cửu, đã nhận định: “Từ thơ văn Bác, ánh sáng còn tỏa rộng xa hơn việc soi tỏ chân dung một con người, một dân tộc và một thời đại.”

+  GS.NGND Hà Minh Đức (nguyên Viện trưởng Viện Văn học; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật). Ông đưa ra nhận xét: “Hồ Chí Minh am hiểu và rất yêu thích những sáng tác trong kho tàng văn học dân gian, những giá trị văn học cổ điển… Trong thơ ca của mình, Hồ Chí Minh khai thác nhiều tứ thơ, nhiều câu thơ từ trong thơ ca dân gian, thơ ca cổ điển, để thể hiện một tư tưởng mới, một ý tứ mới.”

Xem thêm
Cách 2

- “Hồ Chí Minh am hiểu và rất yêu thích những sáng tác trong kho tàng văn học dân gian, những giá trị văn học cổ điển… Trong thơ ca của mình, Hồ Chí Minh khai thác nhiều tứ thơ, nhiều câu thơ từ trong thơ ca dân gian, thơ ca cổ điển, để thể hiện một tư tưởng mới, một ý tứ mới.” (GS.NGND Hà Minh Đức)

- “Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến một cách sống hài hòa với tự nhiên, hòa ái với con người; nói đến tư thế ung dung tự tại; nói đến khả năng làm chủ bản thân và ngoại cảnh... Văn hóa nhân cách, văn hóa đạo đức, văn hóa lối sống - đó cũng là một khía cạnh quan trọng, dẫu chỉ là bộ phận trong cuộc đời danh nhân Hồ Chí Minh.” (GS Phong Lê)

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu (bài viết, tranh, ảnh, video clip,…) để làm bài tập dự án với chủ để: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn.

Phương pháp giải:

Tra cứu thông tin trên sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

Nguồn: Internet

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Sưu tầm những bài viết về một vấn đề xã hội liên quan đến tuổi trẻ mà em thấy gần gũi và thiết thực.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Đền ơn đáp nghĩa” vốn là một nghĩa cử đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Lòng biết ơn từ lâu đã được coi là một truyền thống đạo đức cần được gìn giữ và phát huy.

Ông cha ta xưa có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời nhắc nhở cho con cháu phải biết sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Không phải tự nhiên mà chúng ta có được cuộc sống ấm no, đầy đủ như hiện tại. Đó là thành quả của nhiều người đã vất vả làm nên. Bố mẹ không quản khó khăn, chăm lo, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Thầy cô ngày ngày đứng trên bục giảng, tận tâm truyền tải kiến thức tới học sinh… Và còn rất nhiều người đã và đang hy sinh thầm lặng, ngày đêm miệt mài lao động để đem lại cuộc sống yên bình, ấm no trên mảnh đất quê hương.

Là “người ăn quả” của ngày hôm nay, ta cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được trở nên ngày một đơm hoa kết trái. Trong gia đình, ta cần làm tròn bổn phận là một người con: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn các em nhỏ… Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô, chăm lo nuôi dưỡng của bố mẹ. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện bản thân sống có đạo đức, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu vẫn đang còn tồn tại hiện nay. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã giúp ta có được cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay.

Thế hệ trẻ hôm nay là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng biết ơn là đạo lý muôn đời, là những người tiếp nối các thế hệ đi trước, chúng ta cần có những hành động cụ thể để đạo lý này vẫn mãi được duy trì và truyền lại cho mai sau.

Xem thêm
Cách 2

- Tinh thần tự học

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, cách học của chúng ta cũng phát triển theo. Các học sinh đã tạo ra nhiều phương pháp học sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất cho bản thân. Tuy nhiên, tinh thần tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất bởi nó cho phép chúng ta phát triển kiến thức và kĩ năng bằng sức mạnh riêng của chúng ta. Tự học giúp mở ra cánh cửa tri thức, tạo điều kiện để chúng ta thành công trong học tập. Nếu biết cách tự học cho bản thân, chúng ta sẽ nâng cao được tri thức của mình và đạt được thành công. Tự học giúp chúng ta có ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu và hiểu bản chất của vấn đề. Nó cũng giúp ta tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, truyền hình, bạn bè, hoặc kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta chủ động ghi nhớ bài giảng trên lớp và tiết kiệm thời gian, cho phép chúng ta tiếp thu một lượng lớn kiến thức mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Tự học còn giúp chúng ta nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học từ lý thuyết đến thực hành. Chủ động tự học sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp học tốt nhất và đạt được hiệu quả cao nhất cho chính bản thân mình. Tự học là cách tốt nhất để tiến bộ trong học tập và đạt được kết quả cao nhất có thể. Nếu ta có nỗ lực tự học, ta sẽ thành công và mở ra tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu ta thành công, ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội và đất nước, giúp đất nước phát triển và đi lên một tầm cao mới.

- Bạo lực ngôn từ

Vấn nạn bạo lực ngôn ngữ và hậu quả tâm lý của nó để lai nhiều suy nghĩ cho mỗi người. Bạo lực ngôn ngữ được hiểu là cách mà chúng ta nói ra những lời không tốt, châm chọc, mỉa mai, xúc phạm người khác. Bạo lực ngôn ngữ không dừng lại ở mức độ của những từ tục tĩu mà rộng hơn là khi con người dùng lời nói và biến nó thành dao găm lên người khác. Với bạn, ngôn ngữ chỉ là một lời nói bâng quơ. Nhưng thực tế sâu xa hơn, bạo lực ngôn ngữ khiến người chịu bạo lực bị tổn thương. Bạn có thể cho đó là lời vui. Nhưng với người chịu bạo lực ngôn ngữ, họ đau khổ, bế tắc. Về lâu về dài, nó tạo ra ám ảnh với người đón nhận bạo lực ngôn ngữ. Vì vậy, ta cần phải biết lựa chọn và khéo léo trong từ ngữ của mình. Chúng ta đều là con người và có trái tim. Hãy dùng trái tim yêu thương đó để trao đi và gắn kết con người với con người thay vì dùng lời không tử tế. 

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí