Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều


Đọc kĩ đề bài, xác định vấn đề cần bàn luận, các thao tác lập luận cần sử dụng và phạm vi dẫn chứng Tìm đọc tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm và một số tài liệu lịch sử, văn hóa, điện ảnh

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Thực hành viết

Trả lời Câu hỏi Thực hành viết trang 128 SGK Văn 12 Cánh diều

“Nhật kí Đặng Thuy Trâm” có đoạn: “Tuổi trẻ của mình đã thẩm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm dượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ảnh lên trong những đôi mắt nhìn mình.”Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc? Từ đó, hãy bàn luận về lẽ sống của thế hệ trẻ ngày nay.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức phần hướng dẫn và các kĩ năng đã được học

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lẽ sống là một lối sống, là một mục đích tốt đẹp nhất, cao đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin là điều mà con người tôn thờ, khát khao. Giới trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, do vậy giới trẻ góp phần rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Vì thế, lẽ sống của giới trẻ có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đó là đề tài được mọi người quan tâm

  Trong lịch sử Việt Nam, biết bao nhiêu tấm gương cao đẹp đã chiến đấu hy sinh chống quân xâm lược để bảo vệ non sông gấm vóc. Khi ấy, lí tưởng sống của con người Việt Nam là chống giặc cứu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ nền hòa bình của dân tộc. Lí tưởng đó đã soi rọi con đường mà người dân Việt Nam đang đi, họ hiểu rõ “thà làm ma nước nam chứ không làm vương đất Bắc’’. Đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ Việt Nam thời kì cứu nước. Những con người ấy tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã cống hiến tuổi trẻ của mình vì mục đích cao cả là giải phóng dân tộc. Đoạn trích của Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã thể hiện những dòng nhật ký tràn đầy cảm xúc của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, từ đó khẳng định trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước của mình. Tuổi trẻ của cô gái ấy là những năm tháng chiến đấu, khó khăn gian khổ nơi chiến trường: nơi thấm đượm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người đang sống và những người đã chết. Là những lần phải đối mặt những thử thách gian lao trên chiến trường. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt. Đó là lẽ sống của tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. 

Ngoài ra, trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ hy sinh. Dù hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái đặc biệt gian khổ, nguy hiểm với công việc chính: phá bom. Trong ban ngày, họ phải phơi mình ra giữa vùng trọng điểm bị đánh phá bởi máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm, đo ước tính khối lượng đất đá lấp hố bom địch đào xới, đếm bom chưa nổ và phá bom. Thế nhưng họ vẫn gan dạ, dám đối mặt với khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình 

Họ đều là những cô gái tuổi mới mười tám, đôi mươi sẵn sàng rời ghế nhà trường đi theo tiếng gọi Tổ Quốc. Giữa chiến trường khốc liệt mà những con người ấy vẫn giữ được những nét đẹp tâm hồn trong sáng, đáng quý, đáng trân trọng và vẫn luôn lạc quan yêu đời. Bởi họ đều có chung lý tưởng duy nhất- lý tưởng thực hiện cách mạng, mong muốn Đất nước độc lập tự do. Chúng ta tự hào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu  nước và biết ơn, cảm phục họ vì chính những con người ấy đã đem cả thanh xuân và tính mạng của mình để đổi lấy độc lập tự do cho tổ quốc. 

Hiện nay, khi đất nước ta hòa bình, độc lập, tự do, không còn khói lửa chiến tranh thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay không chỉ là bảo vệ đất nước mà còn là xây dựng nhà nước giàu đẹp. Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều bạn trẻ thành công khá sớm do biết tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, mạng xã hội. Hoặc có những bạn nỗ lực học tập, tham gia nhiều cuộc thi quốc tế, làm rạng danh Tổ quốc. Bên cạnh đó, một bộ phận người trẻ lại trở nên sa đọa, tha hóa. 

Chính vì thế, các bạn thanh thiếu niên cần có ý thức xây dựng lẽ tưởng sống cao đẹp như nhà văn Pháp đã từng nói: “ Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Để làm được điều này, ta cần nỗ lực học tập, trau dồi các kĩ năng cần thiết và rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, bản thân mỗi người cần phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước. Ngoài ra, chúng ta cần tỉnh táo trước những cám dỗ mà xã hội đặt ra, không sa vào tệ nạn; tệ nạn xã hội 

Xem thêm
Cách 2

Lẽ sống, đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, lẽ sống cũng giống như lí tưởng - ngọn đèn dẫn lối, chỉ cho con người con đường họ phải đi để đạt được mục đích, nó tạo ra động lực, thúc đẩy con người khôn ngừng đi lên phát triển. Bởi lẽ vậy mà trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên cần thiết phải tìm ra một lý tưởng trong mình. Trong thời kì kháng chiến cũng như trong thời bình, mỗi thanh thiếu niên đều có lý tưởng sống để theo đuổi, tuy nhiên giữa lẽ sống của một thế hệ nhưng ở hai thời kì khác nhau sẽ có đôi điều khác biệt.

Lẽ sống tuổi trẻ việt nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ Tổ quốc, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân.

Như trong “nhật kí Đặng Thùy Trâm”, cô có viết “tuổi trẻ đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù”, “ tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương”. Ấy là một tuổi trẻ bắt đầu trong chiến tranh và cũng sẵn sàng gục ngã nơi chiến trận. Một tuổi trẻ sẵn sàng gạt bỏ những ước nguyện cá nhân vì một lí tưởng chung của dân tộc, ấy là độc lập, tự do. Đó chính là lý tưởng sống mà muôn vàn thế hệ theo đuổi. Cũng bởi vậy, họ không tiếc hi sinh thân mình, họ vẫn quyết tâm, kiên cường dẫu bao hi sinh, gian khó, họ “cứng cáp trong thử thách gian lao chiến trường”, đó là lẽ sống của một thế hệ thanh niên thời chống Mỹ.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp cũng vậy, biết bao áng văn chương đã viết về tuổi trẻ nơi chiến trận. Như trong bài thơ “Tây Tiến”. Một đặc điểm nổi bật của đoàn quân Tây Tiến đó là hầu hết họ đều là những sinh viên, học sinh tình nguyện tham gia chiến đấu. Ở đó, những người thanh thiếu niên vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà không sợ hiểm nguy, họ sống thiếu thốn, nghèo khổ, lam lũ, thậm chí phải chịu những nỗi đau đớn, vật vã của căn bệnh sốt rét rừng.… Nhưng tất cả mọi thử thách dù nhọc nhằn gian khổ đến đâu, đều không quật ngã được ý chí sắt đá, sự kiên cường bất khuất của những con người được tôi rèn và soi sáng bằng lí tưởng cách mạng.

Trong một bài thơ khác của nhà thơ Huy Cận cũng thể hiện rất rõ lẽ sống của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kháng chiến, đó là bài thơ “Ngã ba đồng lộc”, viết về một “ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu”. Những câu thơ vang lên như lời đau xót, tiếc thương cho số phận “Các cô như còn đứng đó /Chờ lấp hồ bom/Đường thông xe các cô mới đi nằm/ Các cô để lại tuổi thanh niên/ Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi / Cho đất nước, quê hương”. Các cô gái không tiếc tuổi trẻ đang độ xuân thì đẹp đẽ, họ đã “chờ”, chờ lấp hố bom, chờ đường thông xe qua, trọn vẹn nghĩa vũ mới dám yên lòng.

Dường như, với tất cả sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ sẵn sàng là lực lượng tiên phong thực hiện lý tưởng của Đảng, họ sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước, cho lí tưởng cách mạng, sống và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Lẽ sống của họ chính là Tổ quốc, họ dâng hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc, đúng như tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Độc lập tự do chính là điều mà họ hướng tới.

Trong thời đại ngày nay, khi đất nước hoà bình, lẽ sống của thế hệ trẻ cũng có nhiều chuyển biến. Dường như mỗi người đều có lẽ sống của riêng mình, đó có thể là khát khao thể hiện bản thân, được đóng góp cho gia đình và cộng đồng xã hội.

Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, đã tạo ra nhiều cám dỗ, thanh niên dễ đánh mất bản ngã của mình. Sinh ra trong thời bình, họ thờ ơ, lãnh đạm đối với con đường phát triển của đất nước, tỏ ra xa lạ với lý tưởng cách mạng, thậm chí có sự chống phá bởi lôi kéo của các thế lực phản động. Thậm chí, một bộ phân giới trẻ không có ước mơ, hoài bão hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện. Trước thực trạng đó, chúng ta cần cảnh giác cao độ trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Cần xây dựng cho mình một lẽ sống cao đẹp, khát khao đóng góp, dựng xây quê hương, Tổ quốc.

Nếu lẽ sống của thế hệ thanh niên trước đây là hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho độc lập tự do của Tổ quốc thì lẽ sống của thanh niên hôm nay là xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Dù xưa hay nay thì vẫn chung một lý tưởng. Bởi lẽ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã trở thành mục tiêu, lý tưởng xuyên suốt. Vì vậy, mỗi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, cần phải biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống, nỗ lực hết mình để đạt được những thành tựu cho riêng mình. Đặc biệt khi vấp ngã không được chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy để tiếp tục kiên trì trên con đường mình đã chọn. Bên cạnh đó, mỗi thanh niên phải có đủ bản lĩnh, lập trường lựa chọn hướng đi cho mình để quyết định tương lai của mình, quyết định tương lai của đất nước. Cần phải ra sức học hỏi kinh nghiệm, tinh hoa văn hoá nhân loại để rồi trở thành hành trang dựng xây cho quê hương đất nước mình.

Như lời Bác đã dạy:“Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền /Đào núi và lấp biển /Quyết chí ắt làm nên”. Thanh niên chúng ta, dù trong thời đại nào đi nữa cũng cần phải có một lẽ sống tốt đẹp để dựng xây và theo đuổi.
Xem thêm
Cách 2

Rèn luyện kĩ năng viết

Trả lời Câu hỏi Rèn luyện Thực hành viết trang 130 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản “ Quyết định khó khăn nhất” ( Võ Nguyên Giáp) hoặc “ Khúc tráng ca nhà giàn” ( Xuân Ba).

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung văn bản Quyết định khó khăn nhất và trả lời câu hỏi

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học

Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Tác phẩm Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử  là hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp ( do nhà văn Nguyễn Hữu Mai ghi lại) đã kể lại toàn bộ diễn biến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đoạn trích đã được tên với nhan đề “ Quyết định khó khăn nhất”. Việc đặt tên nhan đề góp phần thể hiện nội dung của văn bản. Trước giờ nổ súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi đã nắm rõ thực địa. Điều này được ông cho là “ Quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của mình. Đồng thời, việc đặt tên nhan đề như vậy cũng tạo tò mò với độc giả. 

Xem thêm
Cách 2

Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Văn bản “Quyết định khó khăn nhất” chính là một đoạn trích trong tác phẩm của ông. Đoạn trích viết về một sự kiện quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một sự kiện đưa đến bước ngoặt lớn. Nhan đề “Quyết định khó khăn nhất” đã thể hiện một cách rõ ràng và trực tiếp tư tưởng chủ đề cũng như nội dung văn bản. Bởi lẽ “Quyết định khó khăn nhất” ở đây chính là việc thay đổi phương châm tác chiến, văn bản xoay quanh những cuộc họp bàn để đưa ra quyết định cuối cùng, có nên thay đổi hay không, vì vậy có thể nói, nhan đề đã thể hiện trực tiếp nội dung tư tưởng của văn bản. Thứ nữa, nhan đề tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Thông qua nhan đề, người đọc biết được nội dung tác phẩm hướng tới, qua đó, tăng thêm lòng hiếu kì và mong muốn tìm hiểu quyết định khó khăn nhất ở đây là gì. Như vậy, nhan đề đoạn trích tuy đơn giản, dễ hiểu nhưng lại bao chứa nhiều ý nghĩa, vừa giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt thông tin chính trong văn bản, vừa khơi gợi lòng hiếu kì, hấp dẫn người đọc, nhan đề như một cột mốc vẻ vang trong trang sử hào hùng của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí