Soạn bài Tổng kết lịch sử văn học SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều


Em hiểu văn học dân gian là gì? Lấy dẫn chứng để làm rõ cách hiểu đó. Văn học dân gian có những đặc trưng lớn nào? Lấy ví dụ để làm sáng tỏ những đặc trưng đó.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần 1. Văn học dân gian Việt Nam 1

Trả lời Câu hỏi 1 Phần 1 trang 115 SGK Văn 12 Cánh diều

Em hiểu văn học dân gian là gì? Lấy dẫn chứng để làm rõ cách hiểu đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thưởng gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng, thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội, con người. 

+ VD: Câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh trong truyền thuyết Việt Nam. Câu chuyện này kể về cuộc đấu tranh giữa Sơn Tinh, thần núi, và Thủy Tinh, thần nước, để bảo vệ quê hương khỏi thiên tai và họa hại. Câu chuyện này không chỉ phản ánh sự tưởng tượng và trái tim dân tộc mà còn gửi gắm những thông điệp về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, và ý thức bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Cách 2

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội, con người. 

- Dân chứng: Truyện cổ tích “Tấm Cám” có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, phản ánh mối quan hệ quen thuộc trong đời sống mẹ kế - con chồng. Qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan, gửi gắm khát vọng ở hiền gặp lành trong nhân dân lao động.

Xem thêm
Cách 2

Phần 1. Văn học dân gian Việt Nam 2

Trả lời Câu hỏi 2 Phần 1 trang 115 SGK Văn 12 Cánh diều

Văn học dân gian có những đặc trưng lớn nào? Lấy ví dụ để làm sáng tỏ những đặc trưng đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn học dân gian có 3 đặc trưng lớn: 

+ Văn học dân gian mang tính truyền miệng. 

VD: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng,…

+ Văn học dân gian mang tính tập thể 

VD: Sọ Dừa, Tấm Cám,…

+ Văn học dân gian mang tính nguyên hợp 

VD: Quan Âm Thị Kính, Vè chàng Lía,…

Xem thêm
Cách 2

- Các đặc trưng:

+ Văn học dân gian mang tính truyền miệng. 

VD: Tấm Cám, Thánh Gióng, Sử thi Đăm Săn, Thần trụ trời, Cây khế,…

+ Văn học dân gian mang tính tập thể 

VD: Tục ngữ, ca dao,…

+ Văn học dân gian mang tính nguyên hợp 

VD: Tiễn dặn người yêu, Quan Âm Thị Kính, Đẻ đất đẻ nước,…

Xem thêm
Cách 2

Phần 1. Văn học dân gian Việt Nam 3

Trả lời Câu hỏi 3 Phần 1 trang 115 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm hiểu về hệ thống thể loại văn học dân gian: 

a. Lập sơ đồ về hệ thống thể loại văn học dân gian 

b. Liên hệ với các tác phẩm văn học dân gian đã được học để lấy ví dụ cụ thể cho mỗi thể loại đã nêu ở mục a.

Phương pháp giải:

a. Đọc kĩ văn bản, vận dụng kĩ năng lập sơ đồ

b. Xem lại các tác phẩm văn học dân gian đã học

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những hệ thống thể loại lớn một cách tương đối như sau: 

- Thể loại tự sự dân gian: 

+ Thần thoại: Thần trụ trời, Con rồng cháu tiên,…

+ Sử thi: Đẻ đất đẻ nước, Đăm Săn,…

+ Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,…

+ Truyện cổ tích:  Sọ Dừa, Tấm Cám,…

+ Truyện thơ: Tiễn dặn người yêu,…

- Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè 

+ Thể loại trữ tình dân gian: Ca dao than thân,…

+ Thể loại sân khấu dân gian: Vè chàng Lía, Quan Âm Thị Kính

+ Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố 

VD: Câu đố “Đèn kéo quân”, Tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Xem thêm
Cách 2

a) Sơ đồ về hệ thống thể loại văn học dân gian:

Soạn bài Tổng kết lịch sử văn học | Hay nhất Soạn văn 12 Cánh diều

b)

- Loại hình tự sự dân gian: 

+ Thần thoại: Thần trụ trời, Sơn Tinh Thủy Tinh,…

+ Sử thi: Đẻ đất đẻ nước, Đăm Săn,…

+ Truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm, An Dương Vương Mị Châu, Trọng Thủy,...

+ Truyện cổ tích: Cây khế, Tấm Cám, Sọ Dừa,…

+ Truyện thơ: Tiễn dặn người yêu,…

+ Truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè: Ếch ngồi đáy giếng, lợn cưới áo mới,...

- Loại hình trữ tình dân gian:

+ Ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Dân ca: Bà rằng bà rí, Ba quan, Mời trầu,

- Loại hình sân khấu dân gian:

+ Chèo: Quan Âm Thị Kính, Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên,…

+ Tuồng: Sơn Hậu, Tâm Nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Lý Phụng Đình, Vạn Bản trình tường

Xem thêm
Cách 2

Phần 2. Văn học viết Việt Nam (phần 1) 1

Trả lời Câu hỏi 1 Phần 2 trang 119 SGK Văn 12 Cánh diều

Phân tích một biểu hiện về mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử và văn học trong văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII, có thể thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa bối cảnh lịch sử và văn học. Trong thời kỳ này, văn học Việt Nam phản ánh rõ nét tình hình xã hội, lịch sử và văn hóa của thời đại đó.

Ở thời kỳ này, văn học thường được ảnh hưởng rất sâu sắc bởi các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, như sự nổi lên của các triều đại, chiến tranh, sự chia rẽ trong xã hội... Các tác phẩm văn học thường thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước và những khát khao tự do, ẩn chứa thông điệp phản ánh cuộc sống xã hội thời đó.

Thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII là thời kỳ của văn học kinh điển Việt Nam, với các tác phẩm như "Truyện Kiều", "Lĩnh Nam chích quái", "Diệu Âm Truyền kỳ"... Mỗi tác phẩm đều phản ánh một phần nào đó của cuộc sống, tâm trạng, tình hình xã hội và lịch sử trong giai đoạn đó, điều này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa bối cảnh lịch sử và văn học trong văn học Việt Nam thời kỳ này.

Xem thêm
Cách 2

Biểu hiện: Thế kỉ XVI chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, ảnh hưởng đến cảm hứng văn chương ở thời kì này. Từ thế kỉ XVI văn học chuyển từ cảm hứng ca ngợi đất nước và vương triều phong kiến thành cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, biểu hiện suy thoái về đạo đức.

Xem thêm
Cách 2

Phần 2. Văn học viết Việt Nam (phần 1) 2

Trả lời Câu hỏi 2 Phần 2 trang 119 SGK Văn 12 Cánh diều

Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là gì? Bằng các tác phẩm mà em đã học, hãy làm sáng tỏ quan điểm trên? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân, mang đến nội dung yêu nước với âm hưởng bi tráng. 

- VD: Tác phẩm Chinh phụ ngâm, giá trị nhân đạo được thể hiện ở chỗ: 

+ Trước hết đó là lòng yêu thương chồng của chinh phụ, một tình yêu chân thành, đằm thắm có tính chất vị tha tuy có mang màu sắc quý tộc nhưng nó cũng nằm trong truyền thống tốt đẹp  yêu chồng, thương con của người phụ nữ Việt Nam. Ðây chính là cơ sở để nỗi lòng của nhân dân lao động đồng cảm với nỗi lòng của chinh phụ. Trong tác phẩm ta thấy người chinh phụ muốn bù đắp cho những khổ sở của chồng nơi chiến trường và có khi nàng trách chồng bằng những lời đầy yêu thương.

+ Tình yêu của nàng có tính chất vị tha nhưng không khắc kỷ, yêu thương chồng tha thiết nhưng đồng thời nàng cũng có ý thức khá sâu sắc về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của mình. Ðây chính là  nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy niềm tây chiến thắng phép công.

Xem thêm
Cách 2

- Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người.

+ Văn học hướng về những con người nhỏ bé, người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ.

+ Phản ánh cả con người cá nhân

- Dẫn chứng: Chủ nghĩa nhân đạo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

+ Tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người tài sắc, lòng hiếu nghĩa, vị tha, chung thủy trong tình yêu...

+ Đồng cảm, xót thương trước bao nỗi đau, bị vùi dập của con người, nhất là đối với người phụ nữ "bạc mệnh" trong xã hội phong kiến

+ Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều còn là tiếng nói đồng tình, đồng cảm của thi hào Nguyễn Du với những ước mơ về tự do công lý của con người bị áp bức dưới chế độ cũ.

+ Lên án một xã hội bất nhân chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc con người.

Xem thêm
Cách 2

Phần 2. Văn học viết Việt Nam (phần 1) 3

Trả lời Câu hỏi 3 Phần 2 trang 119 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy chuyển phần viết về văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thành bảng tổng kết với những nội dung sau đây

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Văn học

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Thế kỉ X - XVII

Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước. Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng. 

Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 

Văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán xã hội với những suy thoái về đạo đức. 

+ Về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,.. 

+ Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc, từ thế kỉ XV đến thẻ kỉ XVII, thể loại dân tộc hóa – thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật, xuất hiện thể loại văn học nội sinh là truyện thơ Nôm viết theo thể thơ Đường luật. 

+ Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) 

+ Sông núi nước Nam (khuyết danh) 

+ Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 

…..

Thế kỉ XVIII – XIX 

Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước nằm trong hiểm họa xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng lại rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát hy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. 

Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, khuôn mẫu đời sau.  Nửa cuối thế kỉ XIX – giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tự nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại. 

Văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân, mang đến nội dung yêu nước với âm hưởng bi tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.  

+ Về ngôn ngữ: Sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm.

+ Về thể loại: Cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hóa và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại. 

+ Chinh phụ ngâm 

+ Truyện Kiều 

+ Truyện Lục Vân Tiên

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

…. 

Phần 2. Văn học viết Việt Nam (phần 2) 1

Trả lời Câu hỏi 1 Phần 2 trang 123 SGK Văn 12 Cánh diều

Những yếu tố nào của bối cảnh xã hội đã thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa theo chiều hướng thoắt dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hóa, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột (thực dân – thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản – vô sản), xung đột văn hóa (cũ – mới), dẫn đến sự phân hóa thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động. 

Xem thêm
Cách 2

- Các yếu tố:

+ Pháp hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hóa, văn minh phương Tây.

+ Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ

Xem thêm
Cách 2

Phần 2. Văn học viết Việt Nam (phần 2) 2

Trả lời Câu hỏi 2 Phần 2 trang 123 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy chuyển phần viết về văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây

Phương pháp giải:

Phương pháp tổng hợp 

Lời giải chi tiết:

Văn học

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác giả tiêu biểu

Đầu thế kỉ XX - 1945

Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa theo chiều hướng thoắt dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hóa, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột (thực dân – thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản – vô sản), xung đột văn hóa (cũ – mới), dẫn đến sự phân hóa thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động. 

Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn, bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai. 

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, phê phán xã hội thực dân

+ Về ngôn ngữ: sự thayd ổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học 

+ Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học. 

+ Truyện ngắn của Thạch Lam 

+ Truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao 

+ Tiểu thuyết của vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố

Từ 1945 – nay

Từ 1947 - 1975

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện biên Phủ, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất

Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, vè quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn với vận mệnh đất nước

Mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học 

+ Về ngôn ngữ:

Kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mạng vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ 

+ Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại xung kích, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơn, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.  

Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Phạm Tiến Duật,..

Từ 1975 – nay

Thời đại đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước. 

Ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên cách mạng, đồng thời có những tìm tòi , kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới. 

Cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường, triết lý về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật. 

+ Về ngôn ngữ: đời thường, tự nhiên. Bình dị, trong sáng, làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt

+ Về thể loại: bút ký, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết. 

Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo,…

Phần 2. Văn học viết Việt Nam (phần 2) 3

Trả lời Câu hỏi 3 Phần 2 trang 123 SGK Văn 12 Cánh diều

Nêu điểm giống và khác nhau khi đọc tác phẩm: 

a. Văn học dân gian và văn học viết 

b. Văn học trung đại và văn học hiện đại

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần kiến thức trong văn bản

Lời giải chi tiết:

a. Văn học dân gian và văn học viết 

- Giống nhau:

+ Cả văn học dân gian và văn học viết đều nói về những câu chuyện, truyền thống của dân tộc.

+ Cả hai thường sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người đọc.

+ Đều có tác dụng giáo dục và truyền đạt giá trị văn hóa, truyền thống.

-Khác nhau:

+ Văn học dân gian thường được truyền miệng qua các thế hệ, trong khi văn học viết thường được xuất bản và phát hành qua sách báo.

+ Văn học viết có tác giả cụ thể, độc giả thường biết ai là tác giả của tác phẩm, trong khi văn học dân gian thường không có nguồn gốc rõ ràng và được truyền miệng thông qua người kể chuyện.

+ Văn học viết thường có kỹ thuật viết văn cao hơn, trong khi văn học dân gian thường là sự kể chuyện một cách đơn giản, trực tiếp

b. Văn học trung đại và văn học hiện đại

- Giống nhau:

+ Cả hai giai đoạn đều đóng góp vào sự phát triển của văn học thông qua việc tạo ra những tác phẩm văn học có giá trị văn hóa lớn.

+ Cả hai giai đoạn đều phản ánh được tinh thần và xã hội của thời đại mà chúng tồn tại.

- Khác nhau: 

+ Văn học trung đại thường tập trung vào việc xây dựng các văn bản theo các quy tắc và chuẩn mực truyền thống, trong khi văn học hiện đại thường hướng tới sự sáng tạo và đổi mới.

+ Văn học trung đại thường thể hiện những giá trị tôn giáo và chính trị màu nhiệm, trong khi văn học hiện đại thường tập trung vào việc tìm kiếm ý nghĩa cá nhân và tự do thể hiện.


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí