Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?>
Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
Đề bài
Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phân tích.
Lời giải chi tiết
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
- Tiếp giáp vùng biển rộng với nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
- Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
- Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
- Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...
- Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
- Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
- Thị trường tiêu thụ đang ngày càng mở rộng.
- Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?
- Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Nêu ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Bài 1 trang 133 SGK Địa lí 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục