Lý thuyết Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)>
Lý thuyết Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
I. Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Nhật Bản hầu như không tham gia chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều lợi, nhất là về kinh tế (sản lượng công nghiệp tăng 5 lần). Nhưng kinh tế Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu.
- Ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi so với công nghiệp.
- Giá gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” đã nổ ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi. tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính đã:
+ Làm mất lòng tin của nhân dân và giới kinh doanh vào chính phủ.
+ Chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
II. Nhật bản trong những năm 1929 - 1939
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản (sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3) => Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
- Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc, dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
- Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
- Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.
- Em có nhận xét gì về nước Nhật trong những năm 1918 – 1929?
- Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản.
- Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào?
- Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Vì sao giới cầm quyền tại Nhật Bản lại tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
- Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Lý thuyết Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Lý thuyết Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lý thuyết Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX