Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7


Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu l. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Cơ thể có phần phụ phân đốt khớp động với nhau, đây là những đặc điểm có ở ?

A. Tôm sông

B. Nhện

C. Sâu bọ         

D. Ngành Chân khớp.

2. Là động vật đa bào, tái tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào, đối xứng tỏa tròn, những đặc điểm này có ở ngành nào dưới đây ?

A. Giun tròn

B. Ruột khoang

C. Giun đốt       

D. Động vật nguyên sinh

3. Cơ thể kích thước hiển vi, chỉ một tế bào, nhưng đảm nhận mọi chức năng. Các đặc điềm này có ở động vật nào dưới đây ?

A. Trùng biến hình

B. Trùng roi

C. Động vật nguyên sinh

D. Cả A, B và C.

4. Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức là những đặc điểm có ở ngành nào dưới đây ?

A. Giun đốt             B. Ruột khoang

C. Giun tròn            D. Giun dẹp.

Câu 2. Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện rồi trình bày tập tính đó.

1. Chăng các sợi tơ vòng

2. Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

3. Chăng sợi tơ phóng xạ

4. Chăng dây tơ khung

II. T LUẬN (7 điểm)

Câu 1. Hãy kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng các ngành, lớp của chúng: sán dây, trùng sốt rét, ruồi, ốc sên, mồi, ve sầu, con sun, con vẹm, san hô, đỉa.

Câu 2. Trình bày cách mổ tôm sông.

Câu 3. Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ, cho ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu l.

 

1

2

3

4

D

B

C

A

 

Câu 2.    

4     —> 3 —> 1 —> 2.

4. Chăng dây tơ khung.

3. Chăng sợi tơ phóng xạ

1. Chăng các sợi tơ vòng

2. Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. Kể theo thứ tự tên 5 ngành động vật mà em đã học từ đầu năm đến nay rồi xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng các ngành của chúng: sán dây, trùng sốt rét, ruồi, ốc sên, mối, ve sầu, con sun, con vẹm, san hô, đỉa.

- Ngành ĐVNS: Trùng sốt rét

- Ngành Ruột khoang: San hô

- Ngành Giun: Sán dây, đỉa

- Ngành Thân mềm: Con vẹm, ôc sên,...

- Ngành Chân khớp: Ruồi, ve sầu, mối, con sun...

Câu 2. Cách mổ tôm sông:

- Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim (2 ở gốc râu, 2 ở tấm lái) rồi mổ theo 2 bước sau đây:

+ Đổ nước ngập cơ thể tôm

+ Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài và bắt đầu quan sát.

Câu 3. Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ, cho ví dụ minh họa

- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm,...

- Làm thực phẩm: tằm,…

- Thụ phấn cây trồng: ong mật,…

- Thức ăn cho động vật khác: tằm, bọ ngựa,...

- Diệt các sâu hại: ong mắt đỏ, bọ ngựa,…

- Hại hạt ngũ cốc: mọt,...

- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,…

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí