Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 lịch sử 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu.
B. Công nghiêp phát triển.
C. Thương mại hàng hóa.
D. Sản xuất quy mô lớn.
Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.
D. Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
Câu 3. Thực hiện những cải cách về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?
A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây.
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Câu 4. Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Thị dân.
D. Quý tộc tư sản hóa.
Câu 5. Sức mạnh của các công ty độc quyền Nhật Bản được thể hiện như thế nào?
A. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời.
C. Có khả năng chi phối, lũng loạn nền kinh tế, chính trị đất nước.
D.Chiếm ưu thế cạnh tranh với các công ty độc quyền.
Câu 6. Đặc điểm chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đó là
A. Sự hình thành các công ti độc quyền trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.
B. Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
D. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.
Câu 7. Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là gì?
A. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất ở Nhật Bản.
B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản.
C. Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật Bản.
D. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật Bản.
Câu 8. Chọn đáp án đúng để hoàn thành đoạn tư liệu sau: “Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do (1)…- người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản đứng đầu. Xuất thân từ (2)….ở Tôkyo, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở thành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt bãi công giành thắng lợi”
A. (1) Ca-tai-a-ma Xen; (2) công nhân in.
B. (1) A-be Shinzô; (2) công nhân dệt may.
C. (1) A-be Shinzô; (2) công nhân đóng tàu.
D. (1) Ca-tai-a-ma Xen; (2) Công nhân đường sắt.
Câu 9. Ý nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xường?
A. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục,… đặt ra với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.
B. Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục hoàn toàn phương Tây.
C. Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục,… của nước Nhật xưa.
D. Thưc hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.
Câu 10. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là
A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp.
B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
C. Sự tồn tại nhiều thương điếm buôn bán của các nước phương Tây.
D. Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
D |
D |
C |
A |
B |
A |
A |
B |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 4.
Cách giải:
Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.
Chọn đáp án: A
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 4,5
Cách giải:
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng:
- Kinh tế nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hâu.
- Xã hội: duy trì hai đẳng cấp Đaimyô và Samurai, đời sống của các tầng lớp khác trong xã hội khó khăn.
- Chính trị: vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Shogun.
Trước âm mưu xâu xé của các nước phương Tây => Nhật Bản càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
=> Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi vua, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Chọn đáp án: B
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 5.
Cách giải:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi vua, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Chọn đáp án: D
Câu 4.
Phương pháp: Sgk trang 6.
Cách giải:
Về chính sách cải cách chính trị của Duy tân Minh Trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủm thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng.
Chọn đáp án: D
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 6.
Cách giải:
Các công ty độc quyền ở Nhật Bản như Mít-xưi, Mít-su-bi-si,…làm cho nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển,…có khả năng chi phối, lũng loạn cả nền kinh tế lẫn chính trị Nhật Bản.
Chọn đáp án: C
Câu 6.
Phương pháp: Sgk trang 6, 7, suy luận.
Cách giải:
Khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhiều công ty độc quyền đã xuất hiện như: Mít – sưi, Mít-su-bi-xi,…làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển,… có khả năng chi phối, lungx loạn nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Với sức mạnh về kinh tế đã tạo điều kiện sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị cho giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách bành trướng và xâ lược. Tiêu biểu nhất là: chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895), Chiến trang Nga – Nhât (1904 – 1905).
Chọn đáp án: A
Câu 7.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bởi vì:
- Cải cách Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Chọn đáp án: B
Câu 8.
Phương pháp: điền từ.
Cách giải:
“Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do Ca-tai-a-ma Xen - người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản đứng đầu. Xuất thân từ công nhân in.ở Tôkyo, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở thành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt bãi công giành thắng lợi”
Chọn đáp án: A
Câu 9.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tình trạng khủng hoảng của nước này trên tất cả các mặt:
Lĩnh vực |
Trước Duy tân Minh Trị |
Chính sách của Duy tân Minh Trị |
Chính trị |
Thiên hoàng có vị trí tối cao những quyền lực thực tế thuộc về Sôgun |
Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. |
Kinh tế |
Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. |
Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,… |
Quân sự |
Sức mạnh quân sự yếu |
Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn được, …. |
Giáo dục |
Chưa chú trọng đến nội dung khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy… |
Chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung Khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cứ những học sinh đi du học ở phương Tây,… |
Cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 có tính chất tiến bộ, khắc phục những hạn chế của tình trạng đất nước trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.
Chọn đáp án: A
Câu 10.
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
- Kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX: vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
- Kinh tế Nhật Bản cuối thế ki XIX: những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
Chọn đáp án: B
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm